Đánh giá thực nghiệm

Một phần của tài liệu một vài biện pháp rèn chữ cho học sinh tiểu học (Trang 67 - 89)

6 Cấu trúc luận văn

3.8 Đánh giá thực nghiệm

Qua thực tế giảng dạy ở lớp 1, 2, 3 và qua tìm hiểu học sinh tôi thấy: - Học sinh lớp 2 viết nhìn chung đảm bảo tốc độ, viết chữ theo quy định. - Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp, chất lượng về vở sạch chữ đẹp đều đạt kết quả cao trong các đợt kiểm tra. Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ viết đặc biệt là giờ chính tả.

- Học sinh rất hứng thú học tập khi giáo viên tổ chức tiết dạy với nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Chính sự tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Như M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”.

- Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò. Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học. Chính vì vậy mà giờ học trở nên sinh động, nhẹ nhàng.

KẾT LUẬN

1 Kết luận

Nhìn chung lại, chữ viết rất quan trọng trong quá trình dạy học cho học sinh. Nó không chỉ là phương tiện giao tiếp, học tập mà qua chữ viết còn phần nào thể hiện cá tính, nhân cách của mỗi cá nhân. Vì lẽ đó, rèn chữ cho học sinh được xem là một trong những cách góp phần rèn luyện nhân cách, phẩm chất cho học sinh. Chữ viết của học sinh nói chung và học sinh Tiểu học hiện nay nói riêng đang được rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, giáo viên giảng dạy quan tâm.

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn trình bày ở phần mở đầu, luận văn này về cơ bản đã hoàn thành những vấn đề sau:

- Nghiên cứu lí luận về các vấn đề có liên quan đến đề tài như: lịch sử về chữ viết, các khái niệm về chữ viết, các đặc điểm của chữ viết tiếng Việt, chức năng của chữ viết, chữ viết tiếng Việt, những quy định về chữ viết tiếng Việt. Đây là căn cứ khoa học để biết được tầm quan trọng của chữ viết từ đó đề ra các giải pháp cho việc rèn luyện kĩ năng viết chữ cho học sinh Tiểu học.

- Dựa vào cơ sở trên đã tìm hiểu thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng viết chữ của học sinh Tiểu học trên nhiều phương tiện: đặc điểm cơ bản của mẫu chữ hiện hành, chương trình, vở tập viết, phương pháp dạy của giáo viên, kết quả học của trò, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kĩ năng viết chữ. Qua đó, chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng viết chữ cho học sinh lớp Một chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do nguyên nhân từ nhiều phía, mà sâu xa nhất là do giáo viên và học sinh chưa được trang bị kiến thức về cách thức, quy trình của việc luyện chữ.

- Để khắc phục những khó khăn mà giáo viên và học sinh còn gặp phải trong quá trình luyện chữ, trong luận văn này chúng tôi đã hệ thống các kĩ năng viết chữ từ kĩ năng bộ phận đến kĩ năng tổng thể, các kĩ năng được rèn luyện là từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ đó đề xuất cách ứng dụng các phương pháp dạy học vào rèn luyện kĩ năng viết chữ, xây dựng các bước hướng dẫn học sinh viết chữ và vận dụng những phương pháp đó để xây dựng quy trình dạy học một tiết tập viết.

- Để kiểm tra tính hiệu quả của các phương pháp này, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm. Kết quả dạy học thực nghiệm đã xác định tính đúng đắn và tính khả thi của hệ thống các phương pháp hướng dẫn học sinh luyện chữ mà chúng tôi đã đưa ra.

Phương pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng viết chữ mà chúng tôi đã nêu ra trong luận văn mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé trong quá trình hoàn thiện kĩ năng viết chữ cho học sinh Tiểu học. Những điều mà luận văn của chúng tôi đưa ra có thể còn điểm này, điểm khác chưa hợp lí, nhưng hi vọng nó sẽ giúp ích ít nhiều cho việc dạy học viết chữ của giáo viên và học sinh trong trường Tiểu học hiện nay để xứng đáng với ý nghĩa:

“Mỗi chữ viết là một bông hoa đẹp Mỗi trang vở là một vườn hoa thơm”

2 Kinh nghiệm

Qua nghiên cứu, vận dụng phương pháp rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh tại trường Tiểu học Ngô Quyền, bản thân tôi rút ra được nhiều bài học bổ ích.

Bài học về công tác tự học tự rèn của bản thân

- Có lòng yêu nghề, ý chí quyết tâm và có năng lực sư phạm vững chắc - viết chữ đẹp.

- Nâng cao tinh thần tìm hiểu, xâm nhập thực tế thực nghiệm.

- Chuẩn bị chu đáo về kế hoạch bài dạy, đồ dùng dạy học - có tâm thế chủ động, tự tin khi lên lớp.

- Nâng cao nghệ thuật vận dụng kiến thức, phương pháp, kỹ năng sư phạm để dẫn dắt học sinh vào quá trình học tập và rèn luyện.

Bài học về công tác giảng dạy

- Bản thân người thầy(cô) phải tận tâm, nhiệt tình, kiên trì, bền bỉ trong hướng dẫn học sinh rèn luyện chữ viết.

- Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm rèn chữ với đồng nghiệp để bổ sung kiến thức mới.

- Quan tâm kèm cặp, uốn nắn học sinh khi viết.

- Phối hợp với phụ huynh học sinh rèn viết bài ở nhà cho con trong ngày nghỉ. - Tích cực tham gia phong trào “Vở sạch chữ đẹp” của ngành.

Bài học riêng

- Dạy học sinh năm được những nét cơ bản ngay từ đầu năm lớp 1.

- Rèn cho học sinh nề nếp: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, cách giữ vở sạch, xác định được đường kẻ, dòng li, khoảng cách giữa các chữ trong tiếng,… - Dạy học sinh viết chữ theo trình tự từ thấp đến cao.

- Cần giúp các em chuẩn bị dụng cụ học tập viết: bảng, phấn, bông lau, bút, vở tập viết, vở tập viết, vở ô li, bộ chữ mẫu,…

Có như vậy bài dạy của thầy mới có “hồn”, mới truyền được cảm hứng học tập cho các em góp phần kích thích lòng yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

3 Kiến nghị

Từ những kết luận trên chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Đối với công tác quản lí và chỉ đạo chuyên môn: cán bộ quản lí ở các trường tiểu học cần quan tâm bồi dưỡng cho các cán bộ giáo viên về kiến thức, kĩ năng và phương pháp rèn luyện kĩ năng viết chữ cho học sinh. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi lẫn nhau về phương pháp dạy học sinh rèn kĩ năng viết chữ. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên rèn luyện kĩ năng viết chữ của chính bản thân mình. Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dạy và học của giáo viên. Có những động viên, khích lệ kịp thời đối với những giáo viên, học sinh làm tốt nhiệm vụ của mình (viết đẹp và có những cống hiến cho việc rèn luyện kĩ năng viết chữ của nhà trường).

Đối với trường: Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đánh giá và rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp của trường, của từng khối lớp. Duy trì các phong trào thi đua “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”, hội thi “Viết chữ đẹp” của cấp trường. Trưng bày các bài viết đẹp, tập vở sạch cho học sinh toàn trường tham khảo. Đưa tiêu chuẩn vở sạch chữ đẹp vào đánh giá thi đua của cả thầy và trò.

Đối với giáo viên: Cần thấy được vị trí, tầm quan trọng của phân môn Tập viết ở các lớp và trang bị vững vàng tri thức, thuần thục kĩ năng, nắm vững nội dung các phương pháp rèn luyện kĩ năng viết chữ, cách thức tiến hành cũng như những ưu, nhược điểm của từng phương pháp để có thể khai thác, sử dụng phối hợp một cách linh hoạt, sáng tạo trong giờ lên lớp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Giáo viên chính là

tấm gương sáng của mỗi học sinh, chính vì vậy giáo viên cần tích cực luyện chữ để học sinh noi theo.

Đối với học sinh: Cần tự giác, say mê luyện chữ.

Đối với gia đình và các lực lượng khác: Cần tạo mọi điều kiện cho các em luyện chữ, tổ chức các cuộc thi “Viết chữ đẹp” nhằm khích lệ học sinh luyện chữ.

Đặc biệt cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội khác.

PHỤ LỤC

Thứ……. ngày………. tháng ……năm 2015

ĐỀ KIỂM TRA VIẾT CHỮ ĐẸP LỚP 1

Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Trường: Tiểu học Ngô Quyền

Lớp: 1.5

Tên: ………..

Điểm bằng số Điểm bằng chữ Nhận xét của GV:

………... ……… ……… Viết lại bằng chữ viết cho bài viết sau đây:

1. Tô chữ hoa G

2. Viết vần và từ ngữ (Mỗi vần và từ ngữ viết một dòng) Vần: ươn, ương

Từ ngữ: vườn hoa, ngát hương

- Hết -

1. Tô chữ hoa G

G G G G

G G G G

Thứ……. ngày………. tháng ……năm 2015

ĐỀ KIỂM TRA VIẾT CHỮ ĐẸP LỚP 2

Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Trường: Tiểu học Ngô Quyền

Lớp: 2.8

Tên: ………..

Điểm bằng số Điểm bằng chữ Nhận xét của GV:

………... ……… ……… Viết lại bằng chữ viết cho bài viết sau đây

1. Viết chữ hoa N (kiểu 2) (viết một dòng cỡ lớn, một dòng cỡ nhỏ) 2. Viết câu ứng dụng: Người ta là hoa đất (viết hai dòng)

- Hết -

1. Viết chữ hoa

Thứ……. ngày………. tháng ……năm 2015

ĐỀ KIỂM TRA VIẾT CHỮ ĐẸP LỚP 3

Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Trường: Tiểu học Ngô Quyền

Lớp: 3.6

Tên: ………..

Điểm bằng số Điểm bằng chữ Nhận xét của GV:

………... ……… ……… Viết lại bằng chữ viết cho bài viết sau đây:

1. Viết chữ hoa Th, L

2. Viết từ ngữ (viết hai dòng): Thăng Long

3. Viết câu ứng dụng: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ

- Hết -

1. Viết chữ hoa

3. Viết câu ứng dụng GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Tô chữ hoa: G I. Mục tiêu Giúp HS: - HS tô đúng và đẹp chữ hoa G.

- Viết đúng và đẹp các vần ươn, ương; các từ ngữ vườn hoa, ngát hương. - HS viết đúng nét, cỡ chữ, độ cao và đều nét.

- Giáo dục HS rèn chữ, giữ vở.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Chữ mẫu, bảng phụ có viết sẵn vần và từ. - HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Ổn định (1 phút) Hát: Đàn gà con

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- GV hỏi: Tiết trước các em học bài gì? (Tô chữ hoa E, Ê) - GV yêu cầu HS viết bảng con: chăm học, khắp vườn. - GV chọn 1 số bảng viết chữ đẹp tuyên dương trước lớp. - GV nhận xét một vài bài viết ở tiết trước và tuyên dương.

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài mới (1 phút)

Hôm nay chúng ta học bài: “Tô chữ hoa G”. b) Các hoạt động

Thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học

10 phút

A. Hoạt động 1: Hướng dẫn tô chữ G.

G.

* Cách tiến hành:

- GV treo chữ mẫu và giới thiệu chữ G.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:

+ Chữ G gồm mấy nét? + Đó là những nét nào?

- GV mời HS trả lời. - GV kết luận và nhận xét.

- GV yêu cầu HS quan sát chữ mẫu và trả lời độ cao của chữ G.

- GV hướng dẫn cách viết: Viết nét 1 tương tự như viết chữ C hoa, điểm ĐB trên ĐK6 và DB ở ĐK3. Viết nét 2 Từ điểm DB của nét 1 trên ĐK3 chuyển hướng xuống, viết nét khuyết dưới chạm ĐK4 phía dưới và DB trên ĐK2.

- GV viết mẫu chữ G kết hợp nêu cách viết.

- GV yêu cầu HS viết trên không chữ G.

- GV yêu cầu HS viết bảng con và sửa sai nếu HS nào viết sai.

- GV nhận xét và tuyên dương.

B. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết

- HS quan sát - HS thực hiện + Chữ G gồm 2 nét.

+ Nét 1 là sự kết hợp của nét cong dưới và nét cong trái nối liền nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ. Nét 2 là nét khuyết dưới. - HS lắng nghe - HS trả lời: Độ cao chữ G là 8 ô li. - HS lắng nghe - HS quan sát - HS thực hiện - HS thực hiện

5 phút

vần và từ ngữ.

* Mục tiêu: HS viết đúng và đẹp các vần và từ ngữ.

* Cách tiến hành:

- GV treo chữ mẫu lên bảng.

- GV yêu cầu HS đọc và phân tích các vần ươn, ương và các từ vườn hoa, ngát hương.

- GV giải nghĩa từ vườn hoa, ngát hương.

- GV yêu cầu HS quan sát chữ mẫu trên bảng và hỏi:

+ Nêu cách viết và độ cao vần ươn?

+ Nêu cách viết và độ cao vần ương?

- GV viết mẫu trên bảng lớp.

- GV mời 2 HS lên bảng lớp viết, các HS còn lại viết vào bảng con. - GV nhận xét và sửa chữ chỗ viết sai.

- GV yêu cầu HS nêu cách viết từ “vườn hoa” và độ cao bao nhiêu? - GV nhắc thêm HS chú ý nét nối từ chữ v sang vần ươn, từ chữ h sang vần oa và cách ghi dấu thanh ngay

- HS quan sát - HS thực hiện

- HS lắng nghe - HS trả lời:

+ Viết con chữ ư trước, con chữ ơ sau và cuối cùng viết con chữ n. Độ cao vần ươn là 2 dòng li.

+ Viết con chữ ư trước, tới con chữ ơ, con chữ n và cuối cùng con chữ g. Độ cao vần ương là 2 dòng li.

- HS quan sát - HS thực hiện - HS lắng nghe

- HS trả lời: Viết tiếng vườn trước, tiếng hoa sau. Độ cao là 2 dòng li.

5 phút

trên con chữ ơ.

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con. - GV sửa sai và nhận xét.

- GV yêu cầu HS nêu cách viết từ “ngát hương” và độ cao bao nhiêu. - GV hỏi: Con chữ t cao bao nhiêu ô li?

- GV nhắc HS nét nối từ chữ ng sang vần at, từ chữ h sang vần ương, cách ghi dấu thanh ngay trên con chữ a.

- GV yêu cầu HS viết bảng con và nhận xét, sửa sai.

C. Hoạt động 3: HS tập viết vào vở

* Mục tiêu: HS viết đúng nét, độ cao, đều và đẹp.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS viết vào vở tập viết mỗi chữ, vần, từ 2 dòng.

- GV nhắc nhở HS ngồi thẳng lưng, mắt cách mặt bàn 20cm và cầm bút bằng 3 ngón tay.

- GV chọn 3 vở tập viết đẹp và nhanh tuyên dương trước lớp.

- GV nhắc nhở HS những điểm còn hay sai và cần cố gắng khi tập viết chữ.

- GV nhận xét và tuyên dương.

- HS thực hiện

- HS trả lời: Viết tiếng ngát trước, tiếng hương sau. Độ cao là 2 dòng li.

- HS trả lời: Con chữ t cao 3 dòng li. - HS lắng nghe - HS thực hiện

Một phần của tài liệu một vài biện pháp rèn chữ cho học sinh tiểu học (Trang 67 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)