Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu một vài biện pháp rèn chữ cho học sinh tiểu học (Trang 28 - 52)

6 Cấu trúc luận văn

2.3 Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học

Môn Tập viết rèn học sinh viết chữ đúng và đẹp, giữ vở sạch, giúp học sinh học tốt các môn học. Thông qua việc rèn luyện kĩ năng viết chữ đẹp, giáo viên dần dần hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, lòng kiên trì, sức tập trung chú ý, tình yêu cái đẹp, cái hài hòa,…Đối với giáo viên viết chữ đẹp có tác dụng rèn tác phong gương mẫu, nghiêm túc, giúp tăng thêm uy tín của giáo viên đối với học sinh, với phụ huynh và xã hội. Sau đây là những biện pháp dạy Tập viết thông qua các giai đoạn ở Tiểu học.

Ngay từ ngày đầu tiên nhận lớp, giáo viên cần tìm hiểu cách học sinh sử dụng cây viết để ghi, cách cầm viết, tư thế ngồi, để vở…vì những việc này ảnh hưởng đến chữ viết rất nhiều.

Cách cầm bút:

Để việc cầm bút được thuận lợi khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút viết bằng 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa của bàn tay phải. Ngón tay giữa ở phía dưới, ngón trỏ ở trên và ngón cái giữ bút ở phía ngoài sao cho ngón tay cái thẳng với cánh tay. Ngón áp út và ngón út nên được uốn vào trong hướng vào lòng bàn tay. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Bàn tay để nghiêng lên trang vở, cổ tay thẳng thoải mái. Bút nghiêng về phía cánh tay khoảng 45 độ so với mặt giấy và song song mép dọc của trang vở. Ngòi bút úp xuống mặt giấy. Ngoài ra, động tác còn có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.

Tư thế ngồi:

Khi ngồi viết học sinh phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, vai thăng bằng, đầu hơi cúi và nghiêng sang trái, mắt cách vở từ 25cm đến 30 cm. Hai tay để trên bàn, tay trái để bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ vở khỏi xê dịch khi viết. Tay phải để trên mặt bàn một cách tự nhiên, thoải mái. Với cách để tay như vậy, khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng. Hai chân để song song, thoải mái.

Cách để vở:

Vở mở không gập đôi, để hoàn toàn trên mặt bàn, hơi nghiêng về bên trái so với mép dưới của bàn một góc khoảng 15 độ sao cho mép vở song song với cánh tay.

Phải đặt vở như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ tiếng Việt là cử động từ trái sang phải.

Trang bị cho các em một số khái niệm cơ bản:

Dòng, dòng kẻ (đường kẻ) li:

Dòng (thể hiện chữ viết) được hiểu theo nghĩa là khoảng để viết hoặc xếp chữ kế tiếp nhau thành hàng (VD: Giấy có kẻ dòng, viết vài dòng, chấm xuống dòng…)

Xác định đường kẻ (ĐK), dòng li trên vở tập viết

Cỡ chữ:

Mẫu chữ viết trong trường tiểu học có độ cao tính theo đơn vị - bằng chiều cao chữ cái ghi nguyên âm tương ứng với li trong vở Tập viết như sau: chữ viết theo cỡ nhỏ thì chiều cao chữ cái ghi nguyên âm là 1 li (1 đơn vị), chữ viết theo cỡ vừa thì chiều cao chữ cái ghi nguyên âm là 2 li (1 đơn vị) - từ đó có thể hiểu mẫu chữ cái trong Bảng mẫu chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành được trình bày theo cỡ vừa (chiều cao chữ cái ghi nguyên âm là 2 li - 1 đơn vị, chữ cái viết thường có chiều cao lớn nhất là 5 li, hầu hết chữ cái viết hoa có chiều cao 5 li, riêng hai chữ cái viết hoa G, X có chiều cao lớn nhất là 8 li).

Điểm đặt bút, dừng bút:

Điểm đặt bút (ĐB): Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong 1 chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang (i, h, r, s…) hoặc không nằm trên đường kẻ ngang (a, c, e, n, v…)

Điểm dừng bút (DB): Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm ĐB (o, ô, ơ…) hoặc nằm trên đường kẻ ngang (i, l, p,…) hoặc không nằm trên đường kẻ ngang (e, v, x…)

VD: o, i, v, x, p

Dạy học sinh các nét chữ cơ bản sau:

Nét thẳng: Điểm đặt bút trên đường kẻ ngang trên hoặc dưới, đưa sang ngang hoặc đưa từ trên xuống, chếch sang phải hoặc sang trái.

Nét cong:

- Nét cong phải: Điểm đặt bút bên dưới đường kẻ thứ ba một chút, đưa nét bút sang phải và lượn cong xuống cho đến nét 1 rồi đưa bút về bên trái và lượn cong lên cho đến điểm dừng bút khoảng ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về phía trái so với điểm đặt bút một chút.

- Nét cong trái: Điểm đặt bút bên dưới đường kẻ thứ ba một chút, đưa nét bút sang trái và lượn cong xuống chạm đến nét một rồi đưa bút về bên phải rồi lượn cong cho đến điểm dừng bút khoảng ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về phía phải một chút so với điểm đặt bút.

- Nét cong kín: Điểm đặt bút bên dưới đường kẻ ngang 3 một chút, đưa nét bút sang trái và lượn cong xuống chạm đường kẻ ngang 1 rồi đưa bút về bên phải và lượn lên cho đến khi chạm nét đặt bút.

Lưu ý: Viết nét cong kín không nhấc bút, không đưa bút ngược chiều, không xoay tờ giấy, nét bút không viết nhọn quá.

Nét móc:

- Nét móc ngược ( ), điểm đặt bút (ĐB) xuất phát từ đường kẻ ngang giữa, kéo thẳng xuống đến gần đường kẻ ngang dưới (chân chữ) thì lượn cong nét bút chạm đường kẻ ngang dưới rồi đưa cong lên đến đường kẻ ngang giữa thì dừng lại. Độ rộng của nét cong bằng ½ đơn vị. Điểm dừng bút (DB) ở giữa chiều cao của chữ.

(1) Điểm đặt bút (2) Điểm uốn lượn (3) Điểm dừng bút

- Nét móc xuôi ( ): Điểm ĐB thấp hơn đường kẻ ngang giữa một chút, lượn cong tròn nét bút sang bên phải, chạm đường kẻ ngang giữa (phần nét cong này có độ rộng bằng ½ đơn vị). Sau đó viết tiếp nét thẳng đi xuống, đến khi chạm vào đường kẻ ngang dưới thì dừng lại.

(1) Điểm đặt bút (2) Điểm uốn lượn (3) Điểm dừng bút

- Nét móc hai đầu ( ): Nét này có phần nét móc trên rộng gấp rưỡi nét móc bình thường, phần nét móc dưới bằng độ rộng của nét móc dưới bình thường. Cách viết phối hợp giữa nét móc xuôi và nét móc ngược.

(1) Điểm đặt bút

(2) Điểm tiếp giáp giữa hai nét móc (3) Điểm dừng bút

- Nét móc hai đầu có thắt ở giữa ( ): Nét này chỉ xuất hiện ở chữ cái k, có cấu tạo là một nét móc hai đầu có biến dạng ở bên phải giữa hai phần nét móc, là một nét vòng.

Khi viết: Thực hiện phần nét cong phía trên trước, khi đưa nét cong xuống đến 1/2 độ cao của chữ thì lượn vòng sang trái gần bằng ½ li và viết tiếp nét móc dưới. Lưu ý sự chuyển tiếp giữa hai phần nét móc là một vòng tròn chỉ bằng nửa độ cong của phần nét móc trên. Điểm dừng bút (DB) của nét nằm ở đường kẻ ngang giữa (1/2 đơn vị).

(1) Điểm bắt đầu nét cong

(2) Điểm chuyển tiếp giữa nét cong và móc 2 đầu (3) Điểm dừng bút

Nét khuyết: Cách viết nét khuyết dựa vào đường kẻ ngang làm chuẩn.

- Nét khuyết trên ( ): Điểm ĐB từ đường kẻ ngang giữa (1/2 đơn vị), đưa nét bút sang phải và lên trên chạm vào đường kẻ ngang phía trên, ở độ cao 2,5 đơn vị thì lượn cong kéo thẳng xuống đường kẻ ngang dưới (chân chữ), điểm DB trên đường kẻ ngang dưới.

(1) Điểm đặt bút (2) Điểm uốn lượn (3) Điểm dừng bút

- Nét khuyết dưới ( ): Điểm ĐB ở đường kẻ ngang giữa, kéo gần xuống gần chạm đường kẻ ngang dưới (chân chữ) thì lượn cong sang trái, đưa tiếp nét bút lên trên hướng sang phải, điểm DB bằng ½ đơn vị.

(1) Điểm đặt bút (2) Điểm uốn lượn (3) Điểm dừng bút

Nét thắt xuất hiện ở các chữ cái: b, v, r, s. Cấu tạo nét thắt gồm hai nét cong liên kết tạo thành. Điểm ĐB và điểm DB phụ thuộc vào cấu tạo của từng chữ cái. Khi viết cần lưu ý đưa nét bút uốn lượn nhẹ để tạo một nét cong khép kín nhỏ.

(1) Điểm đặt bút

(2) Điểm chuyển tiếp giữa hai nét cong (3) Điểm dừng bút

Vì vậy, ngay trong giai đoạn này giáo viên cần chú ý học sinh nhiều hơn. Mỗi nét chữ phải được viết ở nhiều trang và viết đến khi nào chuẩn mới chuyển sang nét khác. Thời gian này đòi hỏi giáo viên có sự kiên nhẫn và khéo léo giáo dục vì trẻ lớp 1 thì rất hiếu động, ít kiên nhẫn, thích cái mới, nếu rèn đi rèn lại một nét, học sinh dễ chán và bắt đầu viết ngoáy sẽ ảnh hưởng đến chữ viết sau này. Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và kiên trì bằng cách thường xuyên giao nhiệm vụ cho các em, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ ấy và có nhiều biện pháp động viên, khuyến khích.

2.3.2 Trẻ đã viết thành thạo (học kì 2 lớp 1)

Viết thạo là một yêu cầu tổng quát về chất lượng học tập cuối cấp I: “đọc thông, viết thạo, biết làm toán”. Trong phạm vi phần Tập Viết, viết thạo được thể hiện như sau:

- Viết đúng hình dáng, kích thước từng chữ cái, âm vần và tiếng.

- Viết rõ ràng, có thể nhận biết và đọc được dễ dàng không bị nhầm lẫn.

- Viết nhanh: Biết cách nối liền các chữ cái khi viết, đặt dấu theo đúng quy định, đạt được tốc độ quy định: 15 phút viết được 100 – 120 chữ.

- Viết đẹp: Đẹp về hình dáng, quan hệ độ cao giữa các chữ cái trên dòng kẻ khá đúng, khoảng cách giữa các chữ đều đặn, thế chữ ngay ngắn.

Những yêu cầu trên có thể thực hiện được khi giáo viên viết chữ mẫu phải rõ ràng. Trong giờ tập viết, giáo viên hướng dẫn thật kĩ các nét cấu tạo của các con chữ, viết từ và câu ứng dụng phải đều, nối nét; khoảng cách giữa các con chữ phải đúng yêu cầu để chữ viết của mỗi học sinh tiểu học đạt yêu cầu viết thạo.

Sau khi biết viết các nét cơ bản, học sinh cần tập liên kết các nét chữ với nhau để tạo ra các chữ cái. Muốn đảm bảo quy trình viết liền mạch, học sinh phải tập các thao tác lia bút và rê bút.

Lia bút là thao tác chuyển dịch đầu bút hay phấn lên trên không từ điểm dừng bút này sang điểm đặt bút khác, để nét bút được thể hiện liên tục nhưng đầu bút hay phấn không chạm vào mặt giấy.

Ví dụ:

Rê bút là cách viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Khi rê bút nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước hoặc tạo ra vệt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên.

Ví dụ:

Trong quá trình hướng dẫn học sinh về kĩ thuật liên kết các nét thành một chữ cái, giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuật ngữ trên cho chính xác.

2.3.2.2 Kỹ năng liên kết các chữ cái tạo thành chữ:

a) Các trường hợp liên kết nét giữa các chữ cái

Học Tập viết, học sinh không những phải biết cấu tạo của từng chữ cái mà còn phải biết tạo ra chữ viết và sử dụng chữ viết; coi chữ viết như một công cụ thứ hai (sau tiếng nói) để giao tiếp. Việc nối chữ chủ yếu được thực hiện ở các chữ cái viết thường, tạo nên sự liên kết của một tổ hợp chữ cái ghi vần, ghi tiếng. Dựa vào những nét cơ bản của chữ cái viết thường có thể xác định các trường nối chữ (từ dễ đến khó) và lưu ý HS trong quá trình thực hiện.

h m n p

Kĩ thuật viết nối (liên kết) các chữ cái: Khi viết một chữ (ghi vần, ghi tiếng) gồm từ hai chữ cái nối lại với nhau, để đảm bảo tốc độ viết, người ta không thể viết rời từng chữ cái mà phải di chuyển bút đưa nét chữ liên tục theo kĩ thuật viết liền mạch. Viết xong chữ cái đứng trước, viết tiếp chữ cái đứng sau (không nhấc bút khi viết). Thực tiễn viết chữ ghi tiếng trong tiếng Việt có thể xảy ra các trường hợp viết liên kết như sau:

 Trường hợp 1: Viết nối thuận lợi

Đây là trường hợp các chữ cái đứng trước và chữ cái đứng sau đều có nét liên kết (gọi là liên kết hai đầu). Nét móc của chữ đứng trước nối với chữ viết đứng sau bắt đầu bằng nét móc xuôi trái (m, n) hoặc nét hất (u, ư, i, t…). Trong trường hợp này, người viết chỉ cần đưa tiếp nét bút nối từ phần cuối nét của chữ cái đứng trước với chữ cái đứng sau có điểm đặt bút thuận chiều theo hướng dịch chuyển nét bút từ trái sang phải và hướng lia bút khi viết (67% khi viết ứng dụng).

Ví dụ:

Lưu ý: Khi nối 2 nét móc ở 2 chữ cái, cần điều tiết về “độ rộng” (khoảng cách giữa 2 chữ cái) sao cho vừa phải (có thể bằng nửa con chữ o) hợp lí để chữ viết đều nét có tính thẩm mĩ tránh hẹp quá hoặc cách xa quá.

Ở loại liên kết này có thể xảy ra hai kiểu:  Kiểu 1: Liên kết trong nội bộ phần vần

Thứ tự dạy hệ thống vần theo SGK “Tiếng Việt 1” hiện nay và theo vở tập viết như sau:

- Vần không có âm đệm (âm đầu vần) dạy trước bao gồm các vần như an, am, ai, âu,… Khi dạy viết các vần này, cần lưu ý điều tiết khoảng cách giữa âm chính (âm giữa vần) và âm cuối (âm cuối vần) để khoảng cách đó không hẹp quá hoặc rộng quá. Lưu ý trường hợp nét nối của chữ cái đứng sau là nét hất trong các chữ: i, p, t, u, ư, y; nét móc xuôi trái trong các chữ n, m. Với các nét hất, việc thực hiện liên kết với nét kết thúc của chữ cái đứng trước đơn giản hơn. Với các nét móc xuôi trái,

việc thực hiện liên kết nét phức tập hơn. Người viết cần điều tiết nét kết thúc của chữ cái đứng trước sao cho điểm gặp gỡ với điểm đặt bút của nét chữ đi sau cần tự nhiên không có nét gãy.

Ví dụ:

- Vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u dạy sau. Đây là trường hợp chữ cái ghi âm đệm (âm đầu vần) là u, chữ cái ghi âm chính là y, ê. Việc thực hiện liên kết giữa u với y khác với giữa u với ê vì điểm đầu của ê thấy hơn y.

Trường hợp u kết hợp với y cần điều tiết điểm dừng bút của chữ cái u cao lên, điểm bắt đầu của chữ cái y thấp xuống để việc nối nét đươc tự nhiên. Còn u kết hợp với ê cần điều tiết điểm bắt đầu của chữ cái ê đi sau thấp xuống một chút và kéo dài nét kết thúc của chữ cái đứng trước lên cao một chút.

Ví dụ:

 Kiểu 2: Liên kết phụ âm đầu với vần

- Liên kết ở các tiếng không có âm đệm (âm đầu vần). Liên kết này xảy ra giữa các phụ âm đầu có nét liên kết sau (b, k, d, đ, v,…) với các âm chính có nét liên kết trước (u, ư, i, ê). Khi viết cần lưu ý hai trường hợp:

+ Điều tiết điểm dừng của chữ cái ghi phụ âm đầu lên cao hơn một chút để nối với điểm bắt đầu của chữ cái ghi âm chính.

Ví dụ:

uy

ai at em an

+ Điều tiết điểm dừng sau của chữ cái ghi phụ âm đầu xuống thấp hơn một chút để nối với điểm bắt đầu của chữ cái ghi âm chính.

Ví dụ:

- Liên kết ở các tiếng có âm đệm (âm đầu vần). Liên kết này xảy ra giữa các chữ cái ghi âm đầu b, v, c,…với chữ cái ghi âm đệm u. Khi viết cần điều tiết điểm dừng của chữ cái ghi âm đầu lên cao để nối với điểm bắt đầu của u thành một nét liền.

Ví dụ:

 Trường hợp 2: Viết nối không thuận lợi

Đây là trường hợp ở vị trí liên kết không thể nối từ nét cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau. Cần phải điều chỉnh nhiều khi điểm kết thúc chữ cái đứng trước cách xa điểm đặt bút viết chữ thứ hai không thuận chiều và hướng lia bút viết (33% khi viết ứng dụng).

Ví dụ:

Ở trường hợp này có hai kiểu:

Một phần của tài liệu một vài biện pháp rèn chữ cho học sinh tiểu học (Trang 28 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)