Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu một vài biện pháp rèn chữ cho học sinh tiểu học (Trang 64 - 67)

6 Cấu trúc luận văn

3.7Phân tích kết quả thực nghiệm

Sau khi triển khai việc dạy thực nghiệm và quan sát quá trình học của học sinh, tôi ra đề kiểm tra đối chứng và thực nghiệm, tôi thu được kết quả học tập thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Kết quả xếp loại học tập theo loại của học sinh Tiểu học ở lớp thực nghiệm

Lớp Tổng số học sinh

Mức độ (%)

Số HS Loại A Số HS Loại B Số HS Loại C

Lớp 1.5 38 24 63,16 11 28,95 3 7,89 Lớp 2.8 44 16 36,36 21 47,73 7 15,91 Lớp 3.6 37 16 43,24 19 51,35 2 5,41 Từ bảng 1 ta có:

Biểu đồ 1: Kết quả xếp loại học tập theo loại của học sinh Tiểu học ở lớp thực nghiệm. 0 10 20 30 40 50 60 70

Loại A Loại B Loại C

Lớp 1.5 Lớp 2.8 Lớp 3.6

Bảng 2: Kết quả xếp loại học tập theo loại của học sinh Tiểu học ở lớp đối chứng

Lớp Tổng số

học sinh Mức độ (%)

Số HS Loại A Số HS Loại B Số HS Loại C

Lớp 1.5 38 9 23,68 10 26,32 19 50,00 Lớp 2.8 44 6 13,64 12 27,27 26 59,09 Lớp 3.6 37 8 21,62 9 24,33 20 54,05

Biểu đồ 2: Kết quả xếp loại học tập theo loại của học sinh Tiểu học ở lớp đối chứng 0 10 20 30 40 50 60

Loại A Loại B Loại C

Lớp 1.5 Lớp 2.8 Lớp 3.6

Sau khi áp dụng các phương pháp dạy học rèn chữ cho các em thì kết quả tiến bộ rõ rệt thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy kết quả thực nghiệm của lớp 1.5, 2.8, 3.6 đều rất tốt. Chữ viết của học sinh tương đối đều hơn, bài viết sạch đẹp hơn, số lượng học sinh có ý thức giữ gìn tập vở tăng lên rõ rệt. Tốc độ viết của các em đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên. Tỉ lệ HS loại C ở lớp thực nghiệm đã giảm rất nhiều so với kết quả ở lớp đối chứng. Trong khi đó số lượng HS đạt loại A và loại B tăng lên rõ rệt.

Rõ ràng có sự giảm rõ rệt số lượng học sinh đạt loại C và tăng đáng kể số lượng học sinh đạt loại A và loại B. Thể hiện rõ nhất là ở lớp 1.5 số học sinh đạt loại A chiếm 63,6%, ở lớp 1.5 số học sinh được thể hiện rõ rệt. So với lớp đối chứng số lượng học sinh đạt loại A tăng 39,48%. Còn ở lớp 2.8 và lớp 3.6 số học sinh loại A và loại B không có sự chênh lệch nhiều và rõ rệt. Cụ thể ở lớp 2.8, số lượng học sinh đạt loại A là 16 học sinh chiếm 36,36%, số lượng học sinh đạt loại B là 21 học sinh chiếm 47,73%. Còn ở lớp 3.6 số lượng học sinh đạt loại A là 16 học sinh chiếm 43,24%, số học sinh đạt loại B là 19 học sinh chiếm 51,35%. Nhưng nhìn chung cả lớp 2.8 và 3.6 đều có số lượng học sinh đạt loại A và B tăng mạnh so với lớp đối chứng. Có được kết quả như vậy là do những em đạt loại C đã vươn lên để đạt loại B và từ loại B phấn đấu đạt loại A.

%

Nhìn chung, chữ viết của các em tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chữ quy định và đạt được tốc độ yêu cầu. Vở viết của học sinh sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận.

Qua quan sát quá trình học sinh viết tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú khi viết và học, được bộc lộ rõ nét qua việc học sinh mạnh dạn giơ tay lên bảng viết chữ rất tự tin, thoải mái và rất tập trung khi viết.

Nguyên nhân các em viết chữ đẹp là do giáo viên biết tổ chức giờ học sinh động, hấp dẫn, giáo viên luôn biết cách động viên, khuyến khích học sinh tự tin, mạnh dạn, tổ chức các bước rõ ràng, dễ hiểu, học sinh vừa được học vừa được chơi qua các trò chơi liên quan đến bài học.

Bên cạnh đó vẫn còn một số ít học sinh còn chưa viết chữ đẹp lắm thể hiện ở kết quả viết của các em chỉ được loại C chiếm 7.89% ở lớp 1.5, 5.41% ở lớp 3.6 và kết quả viết chữ loại C ở khá cao chiếm 15,91% ở lớp 2.8. Nhưng so với lớp đối chứng thì số học sinh đạt loại C ở cả 3 lớp đều giảm mạnh. Cụ thể ở lớp 1.5 số học sinh đạt loại C giảm mạnh từ 50,00% ở lớp đối chứng giảm xuống còn 7,89% ở lớp thực nghiệm. Ở lớp 2.8 số lượng học sinh đạt loại C cũng giảm 43,18% rõ ràng học sinh có sự phấn đấu hơn. Còn ở lớp 3 số học sinh đạt loại C cũng giảm mạnh từ 54,05% còn 5,41% số lượng học sinh đạt loại C giảm mạnh.

Nguyên nhân ở lớp đối chứng nhiều học sinh đạt loại C như vậy là do các em còn chưa tập chung chú ý nghe giáo viên giảng, còn bị tác động ảnh hưởng nhiều bởi các đồ dùng học tập chưa được tốt và đặc biệt là bài giảng của giáo viên chưa thu hút được các em học sinh. Nhưng qua tiết thực nghiệm thì chúng ta thấy rõ ràng học sinh sẽ viết đẹp hơn nếu có đủ các điều kiện để giúp các em viết tốt và đặc biệt là bài giảng của giáo viên giúp các em viết tốt hơn.

Một phần của tài liệu một vài biện pháp rèn chữ cho học sinh tiểu học (Trang 64 - 67)