Quyết định nguồn lực

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty nestle (Trang 70 - 78)

Phần 3 Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Của Nestlé

3.6. Quyết định nguồn lực

Quyết định nguồn lực

Với đặc tính của ngành thực phẩm – biến đổi để thích nghi với khẩu vị người tiêu dùng từ khắp nơi trên thế giới – công ty Nestlé lựa chọn chiến lược mua ngoài toàn bộ đối với các loại nguyên liệu sản xuất. Gần 52% chi phí thu mua nguyên liệu thô của Nestlé đi vào 3 mặt hàng chủ lực là sữa, cà phê và ca cao. Ngoài ra công ty còn thu mua nguyên liệu cho những mặt hàng khác như trái cây, rau củ và ngũ cốc trực tiếp từ nông dân, trong khi đường, dầu, thịt, gia vị và các nguyên liệu khác được mua trên thị trường.

Xét toàn bộ các ngành hàng, Nestlé mua trực tiếp nguyên liệu từ 556,000 nông dân trên toàn thế giới.

Với nhãn hiệu cà phê hòa tan hàng đầu là Nescafé, bên cạnh tìm kiếm và duy trì nguồn cung khổng lồ để đảm bảo sản xuất toàn cầu, tập đoàn Nestlé còn phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng và xuất xứ của nguyên liệu thu mua vào. Chính

vì thế quyết định nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với Nescafé nói riêng và tất cả các dòng sản phẩm của Nestlé nói chung. Chỉ riêng cho nhãn hiệu Nescafé, ước tính hàng năm Nestlé mua 780,000 tấn cà phê tươi, chiếm 10% sản lượng cà phê toàn thế giới.

Nestlé thực hiện hệ thống cung ứng kép (dual sourcing) đối với mặt hàng cà phê. Một mặt, công ty mua trực tiếp từ nông dân hoặc các hợp tác xã. Phần còn lại thu mua trên thị trường từ các thương nhân tại địa phương đó.

Giải thích quyết định nguồn lực

Như đã nói ở trên, đặc trưng về văn hóa ẩm thực của con người biến đổi hết sức đa dạng tại những địa phương khác nhau, chưa kể nông sản (như cà phê) cũng có nhiều nét không tương đồng khi trồng ở các khí hậu khác nhau. Vì thế việc mua ngoài cũng như phân tán nguồn cung ở khắp nơi trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để phục vụ khẩu vị của khách hàng toàn cầu.

Tự sản xuất nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp cà phê hòa tan làm tăng đáng kể chi phí mở nông trại, quản lý, thuê nhân công, tăng chi phí R&D cho hoạt động canh tác, tăng năng suất... Trong khi đó, cà phê hòa tan chỉ là một ngành hàng mà Nestlé không thể tập trung toàn bộ nguồn lực.

Cà phê tươi là loại nông sản không dễ bảo quản. Đồng thời việc mở các đồn điền, nông trại trồng cà phê tại một số địa phương/quốc gia sẽ dẫn đến gia tăng chi phí bào quản, vận chuyển khi phục vụ sản xuất ở nhà máy thuộc địa phương khác.

Những quốc gia trồng nhiều cà phê trên thế giới, nông dân đều có kinh nghiệm canh tác lâu năm. Vì thế chiến lược mua ngoài đối với nguyên vật liệu là hoàn toàn hợp lý để tận dụng nguồn cà phê xanh dồi dào các nông dân địa phương thu hoạch hàng năm, mà không tốn những khoản chi phí đào tạo và thuê nhân công nào.

Tuy nhiên với chiến lược mua ngoài nguyên liệu 100% như thế, Nestlé không tránh khỏi các rủi ro về chất lượng nguyên liệu không đồng đều ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm, nhà cung cấp (chủ yếu là nông dân địa phương) không có điều kiện đầu tư vào kỹ thuật trình độ cao, nguồn cung không ổn định. Chính vì thế từ năm 1962, Nestlé đã bắt đầu có chương trình hỗ trợ, giáo dục nông dân trong lĩnh vực canh tác và thu hoạch cà phê. Cho đến nay, các hoạt động đó phát triển đa dạng không ngừng và biểu hiện rõ nét bằng thành công các sản phẩm của Nestlé.

Chiến lược mua ngoài

Nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từ năm 2008 Nestlé Supplier Code được thông báo đến toàn bộ nguồn cung của Nestlé, bao gồm 165,000 nhà cung cấp và 556,600 nông dân.

Nestlé Supplier Code là hệ thống các văn bản quy định những tiêu chuẩn tối thiểu cần đạt được của nhà cung cấp. Các quy định này thay đổi ở những địa phương khác nhau, căn cứ trên pháp luật của quốc gia đó và áp dụng với tất cả các nhà cung cấp.

Các điều luật này được thông báo ngay từ đầu, thông qua hợp đồng và yêu cầu nhà cung cấp xác nhận tuân theo => tìm kiếm các mối quan hệ cung ứng lâu dài và đảm bảo trách nhiệm pháp lý, cũng như trách nhiệm xã hội.

Nestlé có chương trình giáo dục nông dân canh tác cà phê tại 14 quốc gia. Từ hơn 30 năm trở lại đây, tập đoàn Nestlé cùng với nông dân phát triển những sáng kiến mới trong lĩnh vực trồng cà phê. Bên cạnh đó đội ngũ các chuyên gia nông nghiệp của Nestlé có thể hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cho nông dân nhằm tăng sản lượng, tăng mức bán ra và phát triển nông nghiệp bền vững. Thông qua quan hệ đối tác với các tổ chức chính phủ và tư nhân tại nhiều quốc gia như Mexico, Thailand, Indonesia và Philippines, Nestlé đã phân phối khoảng 16 triệu cây con cho nông dân trong 10 năm qua.

Logistics

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng, góp phần tạo giá trị tăng thêm của sản phẩm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Thời đại hiện nay, khi mà việc khách hàng lựa chọn một sản phẩm thay vì sản phẩm khác không đơn thuần chỉ vì lý do thương hiệu, chất lượng hay giá cả, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phân bố, tính sẵn sàng cũng như mức độ dễ dàng tiếp cận của nó, thì logistics càng trở thành khái niệm đáng lưu tâm hơn bao giờ hết. Hoạt động Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi

fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet…. cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hoá là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà. Rõ ràng, một hệ thống logistics được đầu tư hợp lý là nhân tố không thể thiếu đưa doanh nghiệp đến thành công.

Đối với các công ty đa quốc gia như tập đoàn Nestlé, hoạt động logistics cần mang tính toàn cầu để phục vụ cho các thị trường thuộc các nước khác nhau. Quy mô công ty càng lớn, phạm vi hoạt động càng rộng thì cũng đòi hỏi hoạt động logistics phức tạp và chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, tự tổ chức hoạt động logistics kiểu khép kín trong nội bộ công ty đòi hỏi chi phí lớn, dễ dẫn đến hiểu quả không cao. Chính vì thế xu hướng chung của các tập đoàn lớn trong thế kỷ 21 đang là thuê dịch vụ logistics từ các công ty chuyên nghiệp bên ngoài, và Nestlé cũng không là ngoại lệ. Theo khảo sát của tạp chí Fortune, 69% trong tổng số 500 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ thuê ngoài dịch vụ logistics vì các nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, các công ty logistics chuyên nghiệp hơn.

Thứ hai, doanh nghiệp không phải đầu tư vào hệ thống kho bãi và trang thiết bị vận tải.

Thứ ba, tốc độ đưa hàng ra thị trường nhanh hơn.

Thứ tư, thuê ngoài dịch vụ logistics giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí nhân công và không phải đầu tư thêm trên phương diện quản lý nhân sự…

Nestle hoạt động tại 87 quốc gia trên 5 châu lục. Mạng lưới giao thông hỗ trợ các hoạt động toàn cầu của công ty vận chuyển hơn 300 000 container mỗi năm

và sử dụng dịch vụ từ hầu hết các hãng vận tải biển của thế giới. Tại tất cả các quốc gia Nestlé đặt nhà máy sản xuất, công ty đều có những đối tác hàng đầu trong lĩnh vực. Cùng với các đối tác này, Nestlé không ngừng ngày càng cải thiện các hoạt động trong chuỗi giá trị của công ty ngày càng hiệu quả và hợp lý hơn.

Ngoài ra Nestlé có các đối tác xây dựng hoạt động logistics online cho mình. Cụ thể là thông qua GT Nexus Urban, Nestlé có thể thực hiện giải quyết các hóa đơn điện tử, thông báo tình trạng giao nhận hàng hóa trực tiếp từ sân bay và thực hiện ký kết hợp đồng, và trong tương lai triển khai thêm các tính năng mới như phân tích hiệu suất của toàn hệ thống logistics nhằm giúp việc đo lường hiệu quả và ra các quyết định dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, Nestlé còn là khách hàng của DynaSys, nhà cung cấp giải pháp phần mềm chuỗi cung ứng hàng đầu tại châu Âu, hơn 20 năm. Nhờ sự hợp tác này, Nestlé có thể để lên kế hoạch sản xuất vào tính toán công suất hữu hạn về tài nguyên vật chất và nhân lực sẵn có của vật liệu chiến lược và hạn chế sản xuất quan trọng trong môi trường sản xuất khác nhau của công ty. Các công cụ của DynaSys cung cấp giúp Nestlé tích hợp một cơ sở dữ liệu tập trung cho toàn bộ chuỗi giá trị, từ đó có cái nhìn tổng quát trên tất cả mọi hoạt động logistics. Nhờ đó, công ty còn có đầy đủ thông tin để dự báo doanh số và đảm bảo phân phối hàng hóa luôn kịp thời. Từ những giải pháp hiệu quả trên, Nestlé đã không ngừng tăng tính minh bạch trong suốt chuỗi giá trị, đồng bộ hóa các nguồn dữ liệu, cải thiện dịch vụ khách hàng và tương tác tốt hơn giữa các trung tâm tại nhiều quốc gia.

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn Nestlé đã phản ánh một số xu hướng hiện nay tại các công ty đa quốc gia như định hướng sản xuất phân tán, tận dụng nguồn lực bên ngoài, ứng dụng tiến bộ của công nghê thông tin nói riêng và khoa học kỹ thuật mới nói chung. Đặc biệt trong những năm gần đây, rất dễ nhận thấy sự chuyển hướng của Nestlé trong quảng bá hình ảnh của mình kéo theo nhiều thay đổi trong chiến lược sản xuất: chú trọng khai thác khía cạnh phát triển bền vững và chia sẻ các giá trị chung với cộng đồng nước sở tại, cụ thể như chiến dịch Nescafé Plan. Những thay đổi này không chỉ đem đến hình ảnh tốt đẹp hơn cho Nestlé, mà còn góp phần gia tăng chuỗi giá trị của sản phẩm từ khâu thu mua nguyên liệu thô đến sản xuất và tiêu thụ. Từ cách tư duy không ngừng đổi mới, Nestlé đã tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu, phân tán tại nhiều quốc gia trên thế giới, từ nơi có thể tối đa hóa giá trị tăng thêm cho sản phẩm đến nơi tối thiểu hóa chi phí phát sinh.

Các mặt hàng thực phẩm nói chung được xếp vào loại hàng hóa tiêu dùng nhanh, nên hầu như không thể tạo ra giá trị khác biệt vượt trội cho chúng mà chỉ có cách gia tăng giá trị cảm nhận qua một quá trình lâu dài. Với chiến lược sản xuất quốc tế đúng đắn và không ngừng hoàn thiện, Nestlé hứa hẹn sẽ tiếp tục đem đến nhiều giá trị hơn nữa cho khách hàng và xã hội.

Để đạt được vị thế như hiện nay trên thị trường, Nestlé đã trải qua một quá trình dài tìm kiếm những con đường phù hợp với bản chất công ty cũng như với hoàn cảnh chung của nên kinh tế. Chính vì thế, mỗi bước tiến của tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới này, đều là một minh chứng cho sự đúng đắn trong chiến lược của họ. Đối với chiến lược sản xuất quốc tế, thành công đó là sự kết hợp giữa quá trình nghiên cứu và phát triển, định vị sản xuất, quyết định nguồn lực và

chuỗi logistics hiệu quả mang tính toàn cầu. Nguyên nhân thành công của Nestlé trong ngành hàng cà phê mà nhóm nghiên cứu có thể được tóm gọn như sau: - Định vị sản xuất phân tán, phù hợp với mô hình tổ chức và bản chất (là công ty đa quốc gia trong ngành thực phẩm) của công ty.

- Đầu tư đúng mức cho R&D và chú trọng tính đa dạng mà thị trường quốc tế đòi hỏi.

- Chiến lược mua ngoài nguyên liệu kết hợp với các biện pháp đảm bảo nguồn cung bền vững.

- Dịch vụ logistics thuê ngoài phục vụ sát nhu cầu thực tế tại từng quốc gia và những ứng dụng kỹ thuật mới trong logistics.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty nestle (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w