Môi trường toàn cầu

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty nestle (Trang 33 - 35)

Phần 2 Phân tích môi trường bên ngoà

2.1.Môi trường toàn cầu

Những biến động của thế giới tạo ra cơ hội và đe dọa đối với Nestlé

a. Chính trị.

Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế và hệ lụy những khó khăn đi kèm cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, Nestlé cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng, việc thu mua nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm rất khó khăn, tình trạng cung không đủ cầu khiến cho cạn kiệt nguồn dự trữ ở hầu hết các nhà máy. Tuy nhiên điều này lại mang đến cho Nestlé những hợp đồng cung cấp sữa tươi với chính phủ mặc dù việc phân phối gặp nhiều khó khăn. Nên lúc này Nestlé đã mua lại một số nhà máy ở Hoa Kì, khi chiến tranh kết thúc thì Nestlé đã có tầm 40 nhà máy ở khắp nơi trên toàn thế giới.

Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây trở ngại cho việc tung ra sản phẩm mới là Nescafe, nhưng đổi lại thì sản phẩm này lại được quân đội Mỹ ưa chuộng và sau đó nó đã trở thành thức uống không thể thiếu của quân đội Mỹ.

b. Kinh tế

Các yếu tố kinh tế, chẳng hạn như việc làm, thu nhập, lạm phát, lãi suất, năng suất, và sự giàu có, mà ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng và các tổ chức. Những gì công ty Nestle xác định phát triển bền vững là quá trình tăng cường tiếp cận của thế giới để thực phẩm chất lượng cao hơn, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội và dài hạn, và bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai.

Khủng hoảng kinh tế thường xảy ra trong xã hội tư bản, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế lần này rất nghiêm trọng và rất sâu sắc, vì nó kéo dài, bao trùm tất cả các ngành của nền kinh tế. Những năm 1920 là thời điểm kinh tế khó khăn, Nestlé cũng chịu sự khó khăn kinh tế đó cùng với phần lớn thế giới. Công ty đã sắp xếp lại các hoạt động hợp lý, ngoài ra mua lại công ty Socola Thụy Sĩ, mở ra một mảng thực phẩm kinh doanh mới và thành công của Nestlé. Để phong phú hơn những sản phẩm, một thức uống mới được tung ra và làm từ lúa mạch là Milo.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa vì sức mua của quần chúng đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản.

Thế giới đang nhanh chóng chuyển sang nền kinh tế toàn cầu. Thị trường trước kia vốn là của các công ty trong nước giờ đã có sự cạnh tranh từ các công ty nước ngoài trên toàn thế giới. Như vậy công ty mở rộng kinh doanh để hội nhập và duy trì sự cạnh tranh. Bằng chứng là Nestlé đã thu mua và sát nhập các công ty nhỏ hơn và trước đó là đối thủ của mình. Năm 1905, Nestlé hợp nhất với Công ty sản xuất sữa đặc Anglo-Swiss. Từ đầu những năm 1900, công ty đã điều hành nhiều nhà máy ở Mỹ, Anh, Đức và Tây Ban Nha. Vào năm 1984, những cải tiến mấu chốt trong hoạt động của Nestlé đã cho phép công ty tiến hành các vụ thu mua mới, quan trọng nhất là việc mua lại “người khổng lồ trong ngành thực phẩm Hoa Kỳ” Carnation.

Môi trường văn hóa-xã hội là một tập hợp các tín ngưỡng, phong tục, tập quán và hành vi mà tồn tại trong dân cư. Các công ty quốc tế thường bao gồm việc xem xét các môi trường văn hóa-xã hội trước khi bước vào thị trường mục tiêu của họ. Khi bước chân vào kinh doanh ở quốc gia khác thì công ty phải thích ứng và thay đổi sao cho phù hợp với quan điểm sống, tập tục và tôn giáo của họ. Nestlé đã gặp phải trường hợp bất lợi lớn trong lịch sử phát triển của mình là việc sản phẩm bị tẩy chay đó là trong năm 1800, Nestle đã có một hình ảnh độc hại. Nestle tạo ra và bán trên thị trường sữa bột thay thế sữa mẹ cho các bà mẹ không cho con bú. Tuy nhiên, do lợi nhuận lý do động cơ. Nestle đã thuyết phục được một tỷ lệ lớn các bà mẹ ở thế giới thứ ba mà công thức cho trẻ sơ sinh là tốt hơn cho con của họ hơn so với sữa mẹ. Nhưng thực tế là rằng sữa mẹ là điều cần thiết cho trẻ sơ sinh vì nó cung cấp cho họ một số chất dinh dưỡng và kháng thể mà không thể được thay thế. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống của xã hội.

Như vậy môi trường toàn cầu làm cho nhu cầu sản phẩm của Nestlé tăng lên rất nhiều, đó là cơ hội để Nestlé phát triển, thực tế đã chứng minh trước sự khó khăn và biến đổi về chính trị và kinh tế nhưng công ty vẫn nhạy bén với những quyết định của mình và phát triển ngày càng mạnh mẽ và vươn rộng ra thế giới hơn, đồng nghĩa sự cạnh tranh trong ngành cũng tăng lên rất nhiều.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty nestle (Trang 33 - 35)