Nghiên cứu và phát triển

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty nestle (Trang 64 - 70)

Phần 3 Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Của Nestlé

3.5. Nghiên cứu và phát triển

Các công ty đa quốc gia nói chung và Nestlé nói riêng nhận ra rằng, nếu họ không phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới thì họ cũng phải cải thiện các sản phẩm và dịch vụ hiện có. Trong bất kỳ trường hợp nào, thì vấn đề nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm vẫn là vấn đề trọng tâm.

Tập đoàn có một mạng lưới nghiên cứu và phát triển toàn cầu với khoảng 5000 nhân lực làm trong lĩnh vực này. Các trung tâm này trải dài qua năm châu lục tạo nên một mối liên kết bền vững chặt chẽ trong quá trình sản xuất quốc tế và làm gia tăng nguồn lực để R&D toàn cầu nhằm giữ vững lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Theo số liệu thống kê thì Nestlé hiện nay có khoảng 29 trung tâm R&D và mỗi trung tâm đươc xây dựng với một mục đích khác nhau. Tại Pháp, trung tâm nghiên cứu về sức khỏe và sản xuất sản phẩm của thú cưng hoặc trung tâm tại Israel chuyên về ngũ cốc và hỗ trợ cho thị trường Israel.

Năm 2010, Nestlé đầu tư 53 triệu USD vào trung tâm R&D tại Ấn Độ, tập trung đáp ứng nhu cầu đặc biệt của khách hàng có thu nhập thấp với sản phẩm có chất lượng cao mà giá cả phải chăng. Đây là một chiến lược thông minh đánh trúng vào số đông người lao động, với chiến lược này không những giúp Nestlé có thêm khách hàng mà còn mở rộng thị trường đánh vào phân khúc ít đối thủ cạnh tranh. a/ Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới:

Nghiên cứu và phát triển (R&D) chính là nền tảng để thành công trong kinh doanh và để làm được điều này cần có công nghệ. Sẽ thật sai lầm nếu tiếc tiền đầu tư vào nghiên cứu công nghệ cho sản phẩm mới. Nắm bắt được mấu chốt vấn đề, Nescafé không ngừng tập trung phát triển tạo ra sản phẩm mới mang tính đột phá cao cho ra đời nhiều loại cà phê hòa tan với tên gọi khác nhau để đáp ứng các

khẩu vị khác nhau của người tiêu dùng. Ví dụ như Nescafé 3 in 1 giúp người dùng tiết kiệm được thời gian cho khâu pha chế và còn đáp ứng được hương vị quen thuộc cho khách hàng khó tính – quen thưởng thức cà phê tự pha – với sự kết hợp giữa cà phê, sữa và đường. Bên cạnh đó, để đáp ứng khách hàng Ý, Nescafé sản xuất ra café Cappuccino mang đậm hương thơm quen thuộc của loại cà phê chỉ có ngoài cửa hàng hay phải rất tốn công pha chế tại gia.

Với hàng loạt những sản phẩm khác nhau như vậy, Nescafé giúp cho khách hàng chuyển đổi từ việc tiêu dùng mang tính thực dụng sang tiêu xài mang tính hưởng thụ khi mà nó bắt đầu phát triển, biến hóa tạo ra hàng loạt loại pha trộn với công thức và thành phần nguyên liệu khác nhau. Nescafé có những sản phẩm chuẩn toàn cầu và có mặt ở tất cả các thị trường mà nó thâm nhập. Bên cạnh đó cũng có những sản phẩm con/phụ có thể có tại thị trường này nhưng không có tại thị trường khác phù hợp với thị hiếu sở thích riêng của người tiêu dùng nội địa. Vì Nescafé kinh doanh về mặt hàng thực phẩm nên khẩu vị người tiêu dùng thay đổi thì sản phẩm phải thay đổi. Chẳng hạn tại Việt Nam có Nescafé Việt, còn Mexico thì thích cà phê có hương quế, Philippine thì có xu hướng chọn cà phê hương kem socola. Và cũng không phải nói đâu xa, ngay tại đất mẹ là Thụy Sĩ cũng đã có sự khác biệt hoàn toàn lớn. Khu vực nói tiếng Đức chuộng cà phê sữa màu nhạt còn bộ phận nói tiếng Pháp thì cực kì thích cà phê đen. Bản chất sản phẩm luôn gắn bó mật thiệt với khách hàng và đi cùng với khách hàng từ quốc gia này tới quốc gia khác nên chiến lược nghiên cứu và sản xuất cũng phải được toàn cầu hóa. b/ Liên minh sản xuất:

Là một tập đoàn lớn, các chi nhánh trải dài trên toàn thế giới, Nestlé có được cơ ngơi và thành công ngày hôm nay cũng phải kể đến mối liên minh trong khâu

nghiên cứu phát triển và sản xuất. Nestlé rất khôn ngoan khi chọn phương pháp này vì không tốn nhiều nhân lực và vốn đầu tư R&D.

Liên minh với General Mills vào năm 1990, đưa ra thị trường loại ngũ cốc ăn sáng là một ý tưởng sáng tạo của Nestlé. Tập đoàn rất sáng suốt khi chọn Generel Mills vì đây là một tập đoàn lớn, nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất sản phẩm ngũ cốc và đặc biệt có lượng khách hàng ổn định. Xem ra, Nestlé đã xây “viên gạch” đầu tiên trên con đường kinh doanh lâu dài. Năm 2010, Nestlé lại có trong tay 29,7% cố phần của L’Oreal - liên minh chiến lược để tạo ra kem dưỡng chăm sóc da mặt. mở ra một thị trường mới, đánh vào phân khúc mới và đồng thời tạo ra khách hàng mới. Không ngừng tại đây, Nestlé liên minh với Coca Cola – tập đoàn nước giải khát hàng đầu thế giới tung ra Nestea. Nhìn chung, Nestlé không những phát triển về khâu tự sản xuất mà còn về các mối quan hệ liên minh với các tập đoàn khác để làm cho “rổ” sản phẩm thêm phong phú và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đó cũng là lý do vì sao hơn 20 năm qua, nestle không ngừng phát triển lớn mạnh và vươn ra toàn thế giới, đè bẹp nhiều đối thủ và có doanh thu 98 tỉ USD, lợi nhuận trước thuế đạt 11 tỉ France Thụy Sỹ năm 2003.

Lợi ích và thách thức của R&D toàn cầu

a/ Lợi ích:

Toàn cầu hóa R&D là công cụ để Nestlé cắt giảm chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, đồng thời khai thác tốt các lợi thế bên ngoài giúp cho hoạt động R&D hiệu quả hơn.

Tận dụng nguồn nhân lực, tài nguyên, khoa học kĩ thuật, nguồn vốn… tại các quốc gia mục tiêu để nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

b/ Thách thức:

Toàn cầu hóa R&D không chỉ mang lại lợi ích cho Nestlé mà còn đem đến cho họ những thách thức tiềm ẩn. Một số những thách thức lớn như:

Khó duy trì qui mô hiệu quả tối thiểu trong những hoạt động của R&D.

Nguy cơ rò rỉ kiến thức độc quyền sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của tập đoàn.

Chi phí cho việc toàn cầu hóa R&D là cực kì lớn và có khả năng vượt quá tầm kiểm soát nếu có sai sót hoặc rò rỉ thông tin.

Chọn vị trí R&D

R&D là một khâu vô cùng quan trọng nên việc chọn địa điểm để đặt các trung tâm R&D phải được chọn lựa thật kĩ và được xét trên nhiều khía cạnh, góc độ để khai thác được các lợi thế của địa điểm đó. 29 trung tâm R&D của Nestlé trên toàn thế giới được xây trên những địa điểm có những tiêu chí sau:

Chính trị luật pháp ổn định, rõ ràng. Cơ sở hạ tầng phát triển.

Trình độ lao động cao.

Môi trường làm việc, điều kiện lao động tốt.

Chẳng hạn năm 1982, Singapore đươc chọn làm trung tâm R&D đầu tiên của Nestlé ở châu Á nhờ vào nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực. Bên cạnh đó,

Singapore còn có chính trị ổn định, chính sách mở cửa và đa dạng văn hóa, sắc tộc tạo ra nhiều phân khúc, tiện lợi cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Nestlé đầu tư 10,2 triệu USD vào xây dựng trung tâm R&D tại Bắc Kinh. Lý do cho sự lựa chọn này là nền kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển mạnh mẽ dù cho nền kinh tế toàn cầu đang xuống dốc, hơn thế nữa khi đầu tư vào Trung Quốc, Nestlé sẽ được Trung Quốc ưu đãi bằng cách tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn lực trình độ cao và đặc biệt là xóa bỏ thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên vật liệu. Vậy nên đây là sự lựa chọn sáng suốt Nestlé khi quyết định đổ một lượng tiển lớn vào đây. Đây chỉ là hai trung tâm điển hình của châu Á được Nestlé chọn lựa nhờ vào tiềm lực và lợi thế của mình. Ngoài ra, các trung tâm khác cũng được xét chọn trên các tiêu chí đó nhằm khai thác tối đa nguồn lực hỗ trợ cho việc nghiên cứu và sản xuất.

Nestlé có tổ chức nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng lớn nhất thế giới, với khoảng 5000 người tham gia vào R & D, cũng như các quỹ công ty liên doanh và hợp tác nghiên cứu với các đối tác kinh doanh và các trường đại học.

Nghiên cứu cơ bản trong nhà của Nestlé diễn ra trong bốn trung tâm:

• Nestlé Viện Khoa học Y tế cung cấp và dịch nghiên cứu y sinh học vào chế độ dinh dưỡng khoa học dựa trên cá nhân.

• Trung tâm nghiên cứu Nestlé cung cấp các kiến thức và nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đổi mới sản phẩm và đổi mới.

• Lâm sàng phát triển đơn vị cung cấp chuyên môn y tế và quản lý thử nghiệm lâm sàng cho các công ty trên toàn thế giới.

• Phát triển sản phẩm công nghệ cao độc quyền diễn ra trong 34 trung tâm Công nghệ Sản phẩm của Nestlé và các trung tâm R & D trên toàn thế giới:

• Trung tâm Công nghệ Sản phẩm cung cấp một số lượng lớn các chuyên gia công nghệ và kiến thức sản phẩm, cho một hoặc nhiều danh mục kinh doanh của Nestlé.

• Các trung tâm R & D có cả một vai trò toàn cầu và vai trò của địa phương nhiều hơn bằng cách đáp ứng nhu cầu khu vực, cung cấp bí quyết trong lĩnh vực cụ thể của chuyên môn kỹ thuật, chẳng hạn như hệ thống công nghệ, khoa học và sức khỏe.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty nestle (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w