Về việc đánh giá trọng yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán ASEAN (Trang 70 - 73)

Đối với công việc đầu tiên là ước lượng ban đầu về mức trọng yếu, do một số khác biệt cơ bản giữa các công ty khách hàng nên có thể chia thành hai trường hợp áp dụng cho khách hàng là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Với khách hàng là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán chỉ tiêu lợi nhuận thuần sau thuế là chỉ tiêu được những người quan tâm tới báo cáo quan tâm nhiều nhất. Vì lý do đó, ta có thể lựa chọn chỉ tiêu lợi nhuận thuần sau thuế làm chỉ tiêu gốc. Tuy

nhiên, không phái lúc nào khách hàng cũng hoạt động tốt, kinh doanh có lợi nhuận. Khi khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc hoà vốn thì việc lựa chọn chỉ tiêu này làm số gốc sẽ không có ý nghĩa. Trong trường hợp đó, công ty sẽ lựa chọn chỉ tiêu thay thế là giá trị bình quân của lợi nhuận thuần sau thuế trong một số năm liên tục trước đó. Sau khi lựa chọn được số gốc, mức trọng yếu sẽ được xác định bằng 5% – 10% số gốc.

Với khách hàng là những công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán, chỉ tiêu được công ty lựa chọn làm số gốc phong phú hơn, có thể là: tổng tài sản ngắn hạn, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận thuần sau thuế hoặc tổng doanh thu.

Sau khi xác định được số gốc, kiểm toán viên cũng ước tính mức trọng yếu theo các trường hợp cụ thể hơn:

- 2% tổng tài sản ngắn hạn hoặc vốn chủ sở hữu.

- 10% lợi nhuận sau thuế với giả thiết đơn vị hoạt động liên tục. - từ 0,5% đến 3% tổng doanh thu

Việc đánh giá trọng yếu này đã được lập trình sẵn trong phần mềm kiểm toán AS/2, khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV chỉ cần lựa chọn chỉ tiêu làm số gốc còn tính theo tỷ lệ nào thì đã được máy tính lập trình sẵn theo các tỷ lệ như trên.

Sau khi xác định được mức trọng yếu cho cả cuộc kiểm toán, giá trị này được ký hiệu là PM (planning material). Nhưng để thận trọng trong kiểm toán, mức trọng yếu này sẽ được kiểm toán viên điều chỉnh giảm xuống còn 80% đến 90% mức độ trọng yếu ban đầu PM. Giá trị này được gọi là giá trị trọng yếu chi tiết MP (monetary precision). Mức trọng yếu PM và giá trị trọng yếu chi tiết MP được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hành kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện thêm nhân tố nào ảnh hưởng tới mức trọng yếu này thì kiểm toán viên có thể điều chỉnh lại cho phù hợp hơn.

Ước tính tổng số sai sót trong từng khoản mục: Công việc này được tiến hành sau khi kiểm toán viên đã hoàn tất việc thực hiện các thử nghiệm kiểm toán đã được thiết kế. Các sai phạm do kiểm toán viên phát hiện chia thành 2 loại:

- Những sai phạm có bằng chứng chắc chắn: Với những sai phạm có qui mô nhỏ hơn 2% giá trị trọng yếu chi tiết MP và không có tính hệ thống, không ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC xét trên khía cạnh định tính thì KTV có thể bỏ qua, không yêu cầu khách hàng điều chỉnh và cũng không tổng hợp vào sai sót cho khoản mục đó. Còn lại tất cả sai phạm có bằng chứng cụ thể có giá trị lớn hơn 2% giá trị trọng yếu chi tiết MP đều được KTV yêu cầu khách hàng điều chỉnh cho dù nó không ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC. Vì nếu kết hợp với các sai phạm có thể bỏ qua từ những năm trước cũng có thể trở thành trọng yếu. Do đó, để thận trọng, các KTV sẽ yêu cầu khách hàng của mình điều chỉnh hết những sai phạm có bằng chứng cụ thể này.

- Những sai phạm chưa có bằng chứng chắc chắn (chẳng hạn, những sai phạm được suy rộng ra từ kết quả kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu hoặc những chênh lệch do KTV thực hiện thủ tục phân tích ước tính …). Trong trường hợp này, kiểm toán viên phải tính toán giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được (được gọi là Threshold). Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được là chênh lệch tối đa giữa số thực tế và số liệu ước tính của KTV mà có thể chấp nhận được và không cần phải tìm hiểu nguyên nhân. Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được sẽ được tính cho từng khoản mục. Nó không phải là mức trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục nhưng được tính dựa trên mức trọng yếu chi tiết MP theo bảng hướng dẫn tính giá trị chênh lệch có thể chấp nhận.

Sau khi tính giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được, kiểm toán viên so sánh chênh lệch thực tế với giá trị này. Nếu chênh lệch thực tế nhỏ hơn giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được thì KTV có thể bỏ qua, không cần điều tra thêm. Nếu chênh lệch thực tế lớn hơn giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được thì KTV phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, thực hiện thêm thủ tục bổ sung và yêu cầu khách hàng điều chỉnh.

Trên cơ sở ước tính tổng sai sót trong từng khoản mục, KTV tổng hợp các sai sót của các khoản mục trên BCTC. Con số tổng hợp này sẽ được dùng để so sánh với ước lượng ban đầu về trọng yếu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán ASEAN (Trang 70 - 73)