Một số thông tin cá nhân và điều trị trước đó

Một phần của tài liệu NGHIÊN CứU ĐIềU TRị SụP MI Có CHứC NĂNG CƠ NÂNG MI YếU THEO PHƯƠNG PHáP CắT NGắN CÂN CƠ NÂNG MI TốI ĐA Và MộT PHầN SụN MI (Trang 60 - 65)

A B C

3.1.1. Một số thông tin cá nhân và điều trị trước đó

* Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới

Trong số 32 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có 12 nam và 20 nữ. Tuổi trung bình theo giới là tương đương. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 30,9 + 20,3. Tuổi nhỏ nhất là 5 tuổi, tuổi lớn nhất là 80 tuổi.

Bảng 3.1. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu theo giới Giới N Tuổi trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi nhỏ nhất Tuổi lớn nhất Nam 12 30,1 18,86 5 80 Nữ 20 32,4 23,23 5 80 Tổng số 32 30,9 20,3 5 80 * Tiền sử gia đình

Khai thác tiền sử gia đình tìm hiểu yếu tố nguy cơ của bệnh chúng tôi phát hiện có 3 trường hợp có người cùng huyết thống trong gia đình bị sụp mi chiếm tỷ lệ 9,4 %. Trong số 3 trường hợp trên chúng tôi thấy có 2 trường hợp bệnh nhân có mẹ cũng bị sụp mi và một trường hợp có bố bị sụp mi.

Bảng 3.2.Tiền sử gia đình

Có tiền sử gia đình Không có tiền

sử gia đình Tổng số

Sụp mi Bố Mẹ

1 2 29 32

Tỉ lệ % 9,4 90,6 100

* Tiền sử phẫu thuật

Trong nhóm nghiên cứu có 9 bệnh nhân đã được phẫu thuật chiếm tỷ lệ 28,2%. Khai thác tiền sử phẫu thuật trước đó thấy các phương pháp phẫu thuật là treo cơ trán (12,5%), cắt ngắn cơ nâng mi (6,3%), không rõ điều trị trước đó (9,4%). Nhóm không được điều trị chiếm 71,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Biểu đồ 3.2. Tiền sử phẫu thuật 3.1.2. Đánh giá trước mổ

* Hình thái sụp mi

Biểu đồ 3.3. Hình thái sụp mi

Theo biểu đồ 3.3 ta thấy có 20 bệnh nhân sụp mi một mắt chiếm tỷ lệ 62,5%, 12 bệnh nhân sụp mi hai mắt chiếm tỷ lệ 37,5% thấp hơn với tỷ lệ sụp mi một mắt.

Khi so sánh sự phân bố sụp mi theo số mắt chúng tôi thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Như vậy các hình thái sụp mi là tương đương nhau.

* Mức độ sụp mi

Phân nhóm bệnh nhân theo mức độ sụp mi, chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân trong nhóm phẫu thuật có mức độ sụp mi trung bình và nặng (96,9%) so với nhóm sụp mi nhẹ là 3,1%. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Biểu đồ 3.4. Mức độ sụp mi * Các chỉ số đánh giá sụp mi trước mổ Bảng 3.3. Các chỉ số đánh giá sụp mi trước mổ Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất

Chức năng cơ nâng mi 3,19 + 0,85 4 2

Độ rộng khe mi 5,56 + 1,16 7 4

MRD1 -0,25 + 1,14 2 -2

Trong nhóm nghiên cứu gồm 32 bệnh nhân được chúng tôi tiến hành đánh giá sụp mi trước mổ bao gồm 3 chỉ số: chức năng cơ nâng mi, độ rộng khe mi và MRD1. Qua bảng trên chúng tôi thấy kết quả lần lượt như sau.

Chức năng cơ nâng mi: 3,19 + 0,85 Độ rộng khe mi: 5,56 + 1,16

MRD1: -0,25 + 1,14

Bảng 3.4. Tình trạng nếp mí

Nếp mi Sụp mi nhẹ Sụp mi

trung bình Sụp mi nặng Tỷ lệ %

Có 1 6 0 21,9

Không 0 11 14 78,1

Trong số 32 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 7 bệnh nhân có nếp mí trước mổ (21,9%), 25 bệnh nhân không có nếp mi trước mổ (78,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Trong số những bệnh nhân có nếp mí nằm ở nhóm sụp mi nhẹ và trung bình, chúng tôi không quan sát thấy nếp mí ở nhóm bệnh nhân sụp mi nặng. *Tình trạng nếp mi ở nhóm bệnh nhân được phẫu thuật trước đó

Bảng 3.5. Tình trạng nếp mi ở bệnh nhân đã phẫu thuật

Phương pháp Độ cao nếp mi Sẹo mổ mi Không có nếp mi Tổng số phẫu thuật Treo cơ trán 1,5 mm 0 2 4 Rút ngắn cơ 2,4 mm 2 0 2 Không rõ phương pháp 2,0 mm 1 1 3 2,0 mm 3 3 9

Trong số 9 bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật trước đó có 6 bệnh nhân có nếp mí (66,7%). Độ cao trung bình của nếp mí là 2,0 mm. Quan sát mi thấy 3 trường hợp sẹo mổ mi rõ: 2 trường hợp được phẫu thuật rút ngắn cơ, 1 trường hợp không rõ phương pháp. Trong trường hợp phẫu thuật treo cơ trán chúng tôi không quan sát thấy sẹo mổ mổ cũ của bệnh nhân.

* Đánh giá một số các tổn thương phối hợp

Khám trước mổ sụp mi chúng tôi còn đánh giá các tổn thương nhãn cầu phối hợp với sụp mi. Các tổn thương phối hợp bao gồm lác chiếm 9,4%, nhược thị chiếm 9,4%, tật khúc xạ 18,8 %. Không có bệnh nhân nào có nếp

quạt hoăc quặm mi phối hợp với sụp mi.

Biểu đồ 3.5. Các tổn thương phối hợp

Tổng hợp một số thông tin 32 bệnh nhân sụp mi cho thấy: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 30 tuổi, không có sự khác biệt về giới tính. Tỷ lệ bệnh ở một mắt chiếm 67,5% và 2 mắt là 32,5%. Trong đó có 1 bệnh nhân sụp mi nhẹ chiếm 3,1%, 17 bệnh nhân sụp mi trung bình chiếm 53,1%, 14 bệnh nhân sụp mi nặng chiếm 43,8%. Chúng tôi khai thác tiền sử thấy 3 trường hợp sụp mi có tính chất gia đình (9,4%), 9 bệnh nhân đã được phẫu thuật trước đó (28,1%). Về tình trạng nếp mí có 7 bệnh nhân có nếp mí chiếm 21,9%. Khám các chỉ số sụp mi thấy:

Chức năng cơ nâng mi: 3,19 + 0,85 Độ rộng khe mi: 5,56 + 1,16

MRD1: -0,25 + 1,14

Các tổn thương nhãn cầu phối hợp gồm lác, nhược thị, tật khúc xạ trong đó tật khúc xạ chiếm tỷ lệ cao nhất 18,8%.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CứU ĐIềU TRị SụP MI Có CHứC NĂNG CƠ NÂNG MI YếU THEO PHƯƠNG PHáP CắT NGắN CÂN CƠ NÂNG MI TốI ĐA Và MộT PHầN SụN MI (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w