Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CứU ĐIềU TRị SụP MI Có CHứC NĂNG CƠ NÂNG MI YếU THEO PHƯƠNG PHáP CắT NGắN CÂN CƠ NÂNG MI TốI ĐA Và MộT PHầN SụN MI (Trang 53 - 59)

A B C

2.2.4. Nội dung nghiên cứu

* Hỏi bệnh: - Tiền sử:

+ Nguyên nhân, thời gian xuất hiện sụp mi. + Tiền sử gia đình

+ Tiền sử điều trị

* Thăm khám:

- Khám tìm nguyên nhân gây sụp mi - Đo PW, MRD1, MRD2

- Đo độ sụp mi bằng thước milimét

- Đo chức năng cơ nâng mi trên: dùng thước milimét đo khoảng di động của bờ mi từ vị trí nhìn xuống dưới hết mức và nhìn lên trên hết mức, cùng lúc dùng ngón cái chặn lên lông mày để loại trừ sự tham gia hoạt động của cơ trán, hiệu số giữa khoảng nhìn xuống hết mức và nhìn lên hết mức (h) được đánh giá là chức năng cơ nâng mi trên. Chức năng cơ nâng mi trên được chia thành 3 mức độ:

Chức năng cơ nâng mi tốt ≥ 8mm

Chức năng cơ nâng mi trung bình = 5 - 7mm Chức năng cơ nâng mi yếu ≤ 4mm

Hình 2.1.Cách đo chức năng cơ nâng mi

- Xác định mức độ sụp mi:

+ Nhẹ : khi bờ tự do mi trên ở trên đồng tử (2 mm)

+ Trung bình : khi bờ tự do sát ngay bờ trên đồng tử (3 mm)

+ Nặng : khi bờtự do phủ lên đồng tử một phần hay toàn bộ đồng tử (4

Hình 2.2. Các mức độ sụp mi

- Các khám nghiệm khác + Test phenylephrine + Hiện tượng Bell + Cảm giác giác mạc

+ Khám phát hiện các triệu chứng phối hợp với sụp mi như tật khúc xạ, lác, nhược thị, tư thế ngửa cằm để nhìn, quặm, nếp quạt. Bệnh nhân được chẩn đoán là nhược thị khi thị lực dưới 20/30 hoặc thị lực 2 mắt chênh nhau trên 2 hàng mà không tìm được nguyên nhân thực thể phù hợp.

+ Khám lần lượt hết bán phần trước đến bán phần sau nhằm phát hiện các bệnh tại mắt như : Viêm loét giác mạc, viêm mủ túi lệ, đục thuỷ tinh thể, các bệnh dịch kính, võng mạc….

+ Các bệnh toàn thân.

* Giải thích cho bệnh nhân và gia đình trước khi phẫu thuật:

- Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về cách thức phẫu thuật, phương pháp vô cảm, dự báo kết quả sau phẫu thuật, những nguy cơ có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.

- Gia đình hoặc bệnh nhân ký giấy cam đoan phẫu thuật. * Cách thức phẫu thuật:

phương pháp mổ cắt ngắn cân cơ nâng mi trên tối đa và một phần sụn mi qua da. - Vô cảm : gây tê mi trên bằng 2 - 4 ml lidocain 2% kết hợp tra thuốc tê bề mặt, gây mê với trẻ em.

- Đặt thanh đè Panas bảo vệ nhãn cầu. - Đánh dấu đường rạch da: theo nếp lằn mi.

- Rạch da theo mốc đã định sẵn, cắt bỏ vạt da thừa (tuỳ theo mức độ thừa da trên mi).

- Phẫu tích bộc lộ cơ vòng cung mi nằm dưới da và tổ chức dưới da. - Tách cơ vòng cung mi bộc lộ cân cơ nâng mi trên, phẫu tích phần cân cơ nâng mi trên, cắt cân cơ và một phần cơ nâng mi trên khoảng 15 mm.

- Tiếp tục cắt sụn mi ở phía dưới của sụn mi khoảng 1-2 mm. - Khâu lại sụn mi chỉ Vicryl 7.0 mũi rời

- Khâu cơ nâng mi vào mặt trước sụn mi trên bằng 3 mũi chỉ Vicryl 6/0. - Khâu da tạo hai mí bằng các mũi chỉ rời, kéo mi dưới che kín giác mạc. - Tra thuốc mỡ kháng sinh, băng kín mắt, phẫu thuật kết thúc.

A B C D E F

Hình 2.3. Minh họa một số thì của phẫu thuật

A: Rạch da mi, B: Bộc lô cơ nâng mi, C: Bộc lộ sụn mi. D: Khâu cân cơ nâng mi vào sụn mi, E: Sau khâu mũi thứ nhất, F: Kết thúc phẫu thuật.

* Săn sóc sau phẫu thuật :

- Thay băng hàng ngày, tư thế ngồi từ ngày thứ hai sau phẫu thuật, khi thay băng cần quan sát phát hiện các biến chứng có thể xảy ra.

+ Tình trạng vết mổ : có liền không, có viêm nhiễm không.

+ Khám độ sụp mi sau phẫu thuật: chỉnh non chưa kéo lên được vị trí bình thường, chỉnh già, mi vểnh hơn bình thường gây hở kết mạc, giác mạc. Đánh giá hai mắt có cân nhau không, tình trạng kết mạc, giác mạc….

- Tra thuốc kháng sinh tại chỗ và dùng kháng sinh toàn thân. * Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau phẫu thuật [37], [40], [41] Khám về chức năng

- Đo thị lực mắt trước và sau chỉnh kính.

- Xác định có sụp mi tái phát không, nếu có đánh giá mức độ sụp mi. Đánh giá kết quả phẫu thuật sụp mi bằng cách đo MRD1. Kết quả được chia theo 3 mức độ: + Tốt: khoảng cách này từ 2 - 4 mm. + Trung bình: từ 0 - 2 mm + Kém: khoảng cách này ≤ 0 mm Khám về thẩm mỹ - Có hở mi không: + Mức độ nặng hở trên 3 mm. + Mức độ nhẹ ≤ 3 mm - Tình trạng mi + Có biến dạng bờ mi không?

+ Chỉnh già: bờ mi vượt khỏi rìa giác mạc ở vị trí 12 giờ. + Chỉnh non: bờ mi che rìa giác mạc > 3 mm

+ Sự đồng vận giữa mi mắt và nhãn cầu - Đánh giá nếp mí:

+ Loại tốt:

Đường xẻ nếp mí có độ sâu đều nhau. Nếp mí hai bên chênh nhau dưới 1 mm. Mép mổ không bị lệch và bị dúm. + Loại trung bình:

Đường xẻ nếp mí rõ nhưng độ sâu không đều nhau. Nếp mí hai bên chênh nhau trong khoảng từ 1 - 2 mm.

Mép mổ không bị lệch và không bị dúm. + Loại kém:

Đường xẻ nếp mí không rõ, độ sâu không đều nhau. Nếp mí hai bên chênh nhau trên 2 mm.

Mép mổ bị lệch và bị dúm.

- Tình trạng giác mạc: có viêm loét, hở giác mạc không? - Đánh giá tình trạng khô mắt.

- Đánh giá tình trạng sẹo vết mổ cũ. + Có viêm nhiễm vết mổ cũ không? + Có hình thành u hạt không?

Tốt và trung bình coi như phẫu thuật thành công. Kém xem như là phẫu thuật thất bại.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CứU ĐIềU TRị SụP MI Có CHứC NĂNG CƠ NÂNG MI YếU THEO PHƯƠNG PHáP CắT NGắN CÂN CƠ NÂNG MI TốI ĐA Và MộT PHầN SụN MI (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w