Một số khám nghiệm trước mổ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CứU ĐIềU TRị SụP MI Có CHứC NĂNG CƠ NÂNG MI YếU THEO PHƯƠNG PHáP CắT NGắN CÂN CƠ NÂNG MI TốI ĐA Và MộT PHầN SụN MI (Trang 31 - 36)

A B C

1.3.1. Một số khám nghiệm trước mổ

Trước khi mổ sụp mi cần đánh giá một số vấn đề sau: nếu là trẻ em, cần khai thác bệnh sử và những bất thường bẩm sinh khác. Ví dụ: hẹp khe mi, hai góc mắt xa nhau hay nếp da mi che góc trong [16].

Hình 1.9. Sụp mi mang tính gia đình

Hình ảnh 2 mẹ con đều sụp mi MP và chưa được phẫu thuật trước đó ( Nguồn: PGS. TS Phạm Trọng Văn cung cấp)

Nếu là sụp mi mắc phải, cần khai thác tuổi xuất hiện bệnh, tiến triển bệnh và bệnh sử để loại trừ chấn thương và bệnh thần kinh cơ.

Khám mắt bao gồm: đo độ rộng khe mi, mức độ cân xứng hai mi trên hay hai mi dưới. Vị trí của nếp mi và hiện tượng co rút mi dưới. Nếp gấp mi trên cao và chức năng cơ nâng mi tốt chứng tỏ cân cơ nâng mi bị mất chỗ bám. Có thể sờ nhẹ lên mi trên và yếu cầu bệnh nhân nhìn lên và nhìn xuống để cảm nhận thấy đầu bám cân cơ di chuyển dưới da [17].

A B

Hình 1.10. Sụp mi sau phẫu thuật u hốc mắt

Áp dụng quy luật phân bố đều xung thần kinh cơ Hering khi đánh giá sụp mi một bên mắt. Dùng ngón tay nâng nhẹ mi bên sụp lên và quan sát mi bên mắt lành, nếu mi bên bình thường sa xuống chứng tỏ một bên có co rút mi do bù trừ và một bên sụp mi bệnh lý. Cần giải thích cho bệnh nhân rằng một bên mắt sẽ có thể hơi nhỏ lại sau khi mổ sụp mi [29].

A B

Hình 1.11. Hiện tượng co rút mi.

A. Mắt phải sụp mi và mắt trái co rút mi. B. Sau khi nâng mi trên mắt phải lên thì mi trên mắt trái hạ xuống.

Quan sát vận động mi trên khi bệnh nhân nhìn lên hay nhìn xuống có tác dụng đánh giá mức độ dị sản cân cơ nâng mi. Khi cân cơ nâng mi bị dị sản, biên độ vận động cơ kém, mi trên không đi theo giác mạc khi liếc mắt xuống dưới gọi là hiện tượng co rút mi khi nhìn xuống (lid lag).

Đo độ rộng khe mi (PW) khi mắt ở tư thế nhìn thẳng, bình thường nằm trong khoảng 9 - 10 mm.

Hình 1.12. Đo độ rộng khe mi

Bệnh nhân nhìn thẳng, dùng thước đo từ bờ mi trên đến bờ mi dưới, độ rộng khe mi của bệnh nhân là 5 mm

Khoảng cách bờ mi đến ánh phản quang trên giác mạc ở vị trí nguyên phát (MRD). Bình thường bờ tự do mi trên phủ trên rìa giác mạc 1 - 2 mm.

+ MRD1: 3 - 4 mm là bình thường + MRD2: 4 - 5 mm là bình thường

MRD (Margin reflex distance): khoảng cách bờ mi đến ánh đồng tử là chỉ số quan trọng trong đánh giá vị trí mi mắt. MRD1 được đo từ bờ tự do mi trên đến trung tâm ánh sáng phản xạ trên giác mạc bằng cách sử dụng một đèn bút để ngang trước mắt bệnh nhân. MRD1 mang giá trị dương khi bờ mi trên diện đồng tử và mang giá trị âm khi mi sụp dưới diện đồng tử. Trong khi đó MRD2 được đo từ bờ tự do mi dưới đến ánh phản xạ trên giác mạc [19].

A B

Hình 1.13. Đo khoảng cách từ bờ mi đến ánh trung tâm đồng tử

A. Khoảng cách từ bờ mi trên đến ánh trung tâm (MRD1) B. Khoảng cách từ bờ mi dưới đến ánh trung tâm (MRD2)

Đánh giá chức năng cơ nâng mi bằng cách dùng thước milimét đo khoảng di động của bờ mi từ vị trí nhìn xuống dưới hết mức và nhìn lên trên hết mức, cùng lúc dùng ngón cái chặn lên lông mày để loại hoạt động của cơ trán.Chức năng cơ nâng mi trên được đánh giá theo 3 mức độ [20]:

+ Chức năng cơ nâng mi tốt ≥ 8mm

+ Chức năng cơ nâng mi trung bình = 5 - 7mm + Chức năng cơ nâng mi yếu ≤ 4mm

* Căn cứ vào 2 yếu tố trên, sụp mi được chia làm 3 mức độ :

+ Sụp mi nhẹ khi bờ tự do ở bờ trên đồng tử (bờ tự do mi trên sa thấp hơn vị trí bình thường 2 mm)

+ Sụp mi trung bình khi bờ tự do sát ngay bờ trên đồng tử (bờ tự do mi trên sa thấp hơn vị trí bình thường 3 mm)

+ Sụp mi nặng khi bờ tự do mi trên phủ lên đồng tử một phần hay toàn bộ (bờ tự do mi trên sa thấp hơn vị trí bình thường 4 mm hay hơn nữa)

A B C

Hình 1.14. Các mức độ sụp mi

A. Sụp mi nhẹ, B. Sụp mi trung bình, C. Sụp mi nặng

* Khám phát hiện các bệnh kèm theo như lác, đục thể thuỷ tinh, mộng và một số bệnh thường gặp ở người già như thoái hoá rìa giác mạc, thoái hoá hoàng điểm tuổi già, tắc lệ đạo, khô mắt.

* Khám toàn thân: phát hiện các bệnh lý hệ thống tuần hoàn, hô hấp … Phát hiện các hội chứng Marcus - Gunn, Claude Bernard - Horner, dấu hiệu Bell [21].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CứU ĐIềU TRị SụP MI Có CHứC NĂNG CƠ NÂNG MI YếU THEO PHƯƠNG PHáP CắT NGắN CÂN CƠ NÂNG MI TốI ĐA Và MộT PHầN SụN MI (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w