A B C
1.4.5. Các biến chứng sau mổ
Hở mi được xem như một dấu hiệu thường gặp sau phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi, do cơ bị cắt ngắn nên mắt không thể nhắm kín nhất là trong giai đoạn đầu, dấu hiệu này có thể giảm dần sau vài tháng tập nhắm mắt. Trong trường hợp cơ bị cắt quá mức mắt nhắm không kín sẽ gây ra khô mắt, rối loạn phim nước mắt gây viêm loét giác mạc, biến chứng đôi khi rất trầm trọng làm giảm thị lực dẫn đến mù lòa [38], [39].
Vểnh mi cũng là biến chứng cũng hay gặp do việc cắt sụn mi quá nhiều với mong muốn nâng mi cao hơn, hoặc khi khâu cơ bám trên sụn quá cao gần hàng lông mi.
Sa kết mạc do tình trạng bóc tách kết mạc quá nhiều vượt quá ranh giới cùng đồ mi trên, không còn sự bám dính ở góc cùng đồ, khi cắt cơ khâu vào sụn vùng kết mạc này không được xử lý đúng mực sẽ dễ dàng sa xuống khỏi bờ mi.
Mất hàng lông mi do bóc tách quá sâu về hướng bờ mi làm tổn thương hàng lông mi.
trong quá trình phẫu thuật làm tổn thương tuyến lệ chính, tuyến lệ phụ làm giảm sự tiết nước mắt, chức năng phim nước mắt bị ảnh hưởng gây khô mắt và viêm loét.
Tổn thương cơ trực trên và cơ chéo trên [27]: vì cơ trực trên có cùng một nguồn gốc phôi thai và đường đi của nó có mối liên quan chặt chẽ với cơ nâng mi, nên khi cơ nâng mi được bóc tách quá sâu và khi cắt cơ khâu vào sụn có thể khâu vào cân cơ chung của hai cơ này, dấu hiệu này dễ nhận biết khi khâu cơ vào sụn nhãn cầu sẽ chúi xuống rất nhiều như khi kéo cơ trực trên. Đôi khi cơ chéo trên có đường đi lạc chỗ áp sát vào cơ nâng mi trước khi đến bám vào nhãn cầu, cũng có thể bị tổn thương khi cắt cơ nâng mi nên phải chú ý khi cắt cơ ở góc trong.
Điều chỉnh non, mi không nâng lên cao sau khi phẫu thuật, đây không là tình trạng tái phát mà chỉ là do chỉnh thiếu. Chỉnh quá mức do cắt cơ nhiều làm bờ mi vượt quá so với rìa giác mạc gây trợn mắt gây mất mỹ quan, biến chứng này đôi khi gây nhiều khó khăn trong việc chỉnh sửa.
Khả năng tuột chỗ bám giữa cơ và sụn mi. Khả năng này có thể là:
+ Chỉ tiêu nhất là khi sử dụng Chromic không đủ thời gian tạo sự dính chặt giữa cơ và sụn, ngày nay với sự xuất hiện của chỉ vicryl đã hạn chế rất nhiều khả năng này.
+ Khâu cơ không đúng vào phần sụn làm cho liên kết lỏng lẻo dễ bị kéo dãn đưa đến hậu quả yếu lực kéo khi cơ vận hành, không tác dụng nhiều lên mi hoặc chỉ khâu một phần vào sụn, ngoài ra khả năng thứ hai là không khâu vào sụn mà chỉ khâu vào cơ bám trên mặt sụn tạo nên một liên kết không bền dễ chun giãn, hệ quả làm lực cơ yếu đi.
+ Độ dày của cơ mỏng manh, độ chun giãn đàn hồi kém ảnh hưởng rất
nhiều đến lực co cơ, tình trạng này thấy rõ trên bàn mổ khi bộc lộ cơ. Khi cơ mỏng manh độ đàn hồi kém nếu muốn kéo mi lên cao như mong muốn phải thực hiện cắt cơ rất nhiều quá phần cân cơ làm ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của quá trình co cơ. Những yếu tố ảnh hưởng đến lực co cơ [36]:
Cân cơ góc ngoài, cân cơ góc trong, dây chằng ngang đã được đề cập trong đề tài phương pháp Berke cải tiến của tác giả Lê Minh Thông [35].
Sự tái phát sụp mi sau mổ.
Cần phân biệt danh từ tái phát và thiểu chỉnh [10]
Thiểu chỉnh: là việc cắt cơ chưa đủ, mi không nâng cao sau mổ như mong muốn.
Tái phát: là mi mắt sụp trở lại sau một thời gian phẫu thuật ổn định, mắt đã được mổ sụp mi với kết quả mong muốn. Để đánh giá tình trạng này bệnh nhân phải được theo dõi thường kỳ và ít nhất là 6 tháng nếu sụp mi trở lại hơn 1,5 mm so với tình trạng ổn định sau mổ thì được xem như có tái phát.
Theo Berke tỉ lệ tái phát khoảng 16%
Theo nhóm tác giả nghiên cứu tại bệnh viện nhi Sydney (Whitehouse GM, Grig JR, Martin FJ) 1983-1993 qua 78 trường hợp mổ ghi nhận tỉ lệ tái phát cho phương pháp cắt ngắn cơ nâng mi theo đường da là 16,7% và phương pháp treo cơ trán bằng Fascia Lata là 35% [19].
Nguyên nhân tái phát còn nhiều bàn cãi và được nhiều tác giả nêu lên: Độ sụp mi càng nặng, lực cơ càng yếu thì tỉ lệ tái phát càng cao.
Tuy nhiên gần đây cũng có nhiều công trình của các tác giả J.A Mauriello, SR Wagner, AS Capto, B.Natale và M Lister-Wills đã ghi nhận với 28 bệnh nhân phẫu thuật với phương pháp cắt ngắn cơ tối đa có kết quả tốt hơn phương pháp treo cơ trán ở các bệnh nhân sụp mi nặng, sức cơ yếu [10].
Các tác giả Cates CA, Tyer A.G [25] (Salisbury District Hospital, Wilshire U.K) ghi nhận qua 100 trường hợp phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi qua đường da, sau 6 tháng theo dõi ghi nhận mi mắt hạ thấp hơn là 19 % với nhóm bệnh nhân có lực cơ trung bình được đánh giá trước mổ là 6mm, 7% trường hợp mi mắt cao hơn trước đó với nhóm bệnh nhân có lực cơ trung bình được đánh giá trước mổ là 12mm. Điều này cho thấy việc đánh giá lực cơ trước mổ là rất quan trọng cho việc tính toán số lượng cơ cắt khi phẫu thuật.
Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu