- BN có bệnh án ghi chép đầy đủ thông tin cần cho nghiên cứu
66 BN được đặt ống thông JJ chiếm tỷ lệ 94,2% ;2 BN chiếm 2,9% đặt
4.2.8. Theo dõi khám lại sau tán sỏi
Quan điểm thời gian lưu ống thông JJ tùy theo từng mức độ tổn thương khi tán sỏi NQ mà có thái độ xử lý khác nhau.Nghiên cứu sự liền vết thương NQ cho thấy: niêm mạc NQ liền sau 3 tuần, cơ thành NQ liền sau 7 tuần [25]. Vũ Lê Chuyên (2006) thời gian lưu ống thông JJ tỷ lệ thuận với mức độ tổn thương NQ [50]. Với nghiên cứu của chúng tôi những BN ra viện hẹn sau 1 tháng đến khám lại và rút ống thông JJ nếu không có diễn biến bất thường.
Khi khám lại chúng tôi khám được70 BN đạt tỷ lệ 100%. BN khám lại và rút
ống thông JJ sớm nhất ngày thứ 20 sau tán sỏi và muộn nhất ngày thứ 36 sau tán sỏi,thời gian khám lại và rút ống thông JJ trung bình 29,8 ngày.
Các triệu chứng của bệnh có thể có khi mang ống thông là tiểu buốt, giắt, .tiểu máu, đau hạ vị, đóng sỏi ống thông, ống thông có thể tụt xuống dưới,
JJ có triệu chứng kích thích đường tiểu, tiểu máu, đau hạ vị [25]. Qua khám lại bệnh nhân chúng tôi thấy:
- Lâm sàng: BN không có biểu hiện triệu chứng 17 trong tổng số 70 BN chiếm 24,3%.Không ghi nhận trường hợp nào đau quặn thận. Điều này có thể do hầu hết tất cả BN đều được đặt JJ nên khắc phục được sau tán ít nhiều niêm mạc niệu quản bị tổn thương, bị phù nề , mảnh sỏi bị kẹt lại gây bít tắc
dẫn đến cơn đau quặn thận. 53 BN chiếm 75,7% có biểu hiện triệu chứng
trong đó đau mỏi hố thắt lưng, đau hạ vị 14,2%; đái rắt, buốt, đái máu 51 BN chiếm 73% không có trường hợp nào di chuyển ống thông JJ. Phần lớn có rối loạn tiểu tiện có thể do ống thông nằm trong niệu quản sẽ kích thích bàng quang gây rối loạn tiểu tiện, khi rút JJ bệnh nhân sẽ hết rối loạn tiểu tiện nhanh chóng.
- Dựa vào siêu âm và phim chụp xquang hệ tiết niệu chúng tôi thấy có 57 BN hết sỏi đã tán chiếm 81,4%, còn lại 13 BN chiếm 18,6% còn viên sỏi hoặc mảnh sỏi từ viên sỏi đã tán. Bảng 3.26 tỷ lệ sạch sỏi khi TSNS sỏi NQ 1/3 dưới 96,2% cao hơn khi tán sỏi NQ 1/3 giữa 90,9% và cao hơn khi tán sỏi 1/3 trên 66,7%. Nghiên cứu TSNS bằng Laser Lê Học Đăng (2012) với sỏi niệu quản đoạn dưới tỷ lệ sạch sỏi 100% [31]. Nguyễn Kim Cương (2012) với sỏi NQ đoạn trên tỷ lệ sạch sỏi 70,3% [32]. Như vậy tỷ lệ sạch sỏi trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả khác có cùng cơ chế tán Laser có thể do kích thước sỏi trung bình chúng tôi cao hơn so với tác giả khác.
- Giảm mức độ ứ nước thận sau tán so với trước TSNS: Trong nghiên cứu của chúng tôi trước tán sỏi gặp phần lớn BN thận ứ nước độ 1 và có 10% thận ứ nước độ 3; sau tán gặp phần lớn BN thận không ứ nước và không BN nào thận ứ nước độ 3. Như vậy kết quả tán sỏi có hiệu quả về giảm độ ứ nước thận trên siêu âm. Lý giải điều này có thể hầu hết BN của chúng tôi sau tán
đều được đặt ống thông JJ nên dẫn lưu nước tiểu từ thận xuống tốt, mặt khác nhóm nghiên cứu của chúng tôi trước tán sỏi gặp 68,6% thận ứ nước độ 1 và thận không ứ nước 7,1% nên nhũng trường hơp này chức năng thận còn rất tốt khi thận hết tắc nghẽn thì chức năng thận dễ hồi phục.
- Điều trị sau tán sỏi: 13 BN còn sỏi sau tán sỏi trong đó gồm 4 BN thất bại do không đặt được ống soi và 9 BN còn mảnh sỏi trên thận.Trong 9 BN này có 6 BN có sỏi thận kèm theo trước khi tán và 3 BN có mảnh sỏi nhỏ < 5 mm. Hiện tại bệnh viện chưa được trang bị máy TSNCT nên 3 BN sỏi di chuyển lên thận cả viên và 3 BN sỏi lên thận 1 phần sau tán sỏi đã được đặt thông JJ chúng tôi đều giới thiệu 6 BN này tán sỏi ngoài cơ thể sau 2 tuấn.Có 4 BN thất bại không đặt được máy do hẹp và gấp khúc NQ chúng tôi hẹn bệnh nhân để mổ.
* Kết quả xa: Hẹp niệu quản [11],[25].
Hẹp niệu quản thường sảy ra sau khi thủng NQ hoặc khi sỏi khảm làm mất lớp niệu mạc. Hiện nay do sử dụng ống soi cứng kích thước nhỏ, ống soi mềm và đặt nòng NQ gần như thường quy sau TSNS nên tỷ lệ hẹp NQ đã giảm xuống còn 0,7%. Các tổn thương NQ từ nhẹ đến nặng như xước, rách niêm mạc NQ do thao tác đặt máy có kích thước càng lớn, càng nhiều nguy cơ rách xước niêm mạc NQ. Xử trí hẹp NQ có thể được thực hiện bằng nong NQ nội soi hay mổ cắt đoạn hẹp NQ tùy theo mức độ hẹp, vị trí và độ dài đoạn hẹp NQ.Grasso (1998) gặp 0,5% [54]; Dương Văn Trung (2009) tán sỏi bằng Electrokinetic Laser gặp 0,8% thời gian phát hiện sau 6-36 tháng [41]. Do điều kiện về thời gian nghiên cứu chúng tôi chưa đủ số liệu để báo cáo đầy đủ, hiện tại chưa ghi nhận trường hợp nào cóo hẹp niệu quản sau tán.