- BN có bệnh án ghi chép đầy đủ thông tin cần cho nghiên cứu
66 BN được đặt ống thông JJ chiếm tỷ lệ 94,2% ;2 BN chiếm 2,9% đặt
4.2.7. Tai biến, biến chứng:
Mặc dù cho đến nay, nội soi và tán sỏi NQ đã phát triển nhiều về kỹ thuật cũng như trang thiết bị, nhưng các tai biến và biến chứng vẫn có thể say ra. Tỷ lệ các tai biến và biến chứng thay đổi tùy theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên từ 2% đến 20%. Các tai biến, biến chứng này có thể là thủng, đứt niệu quản hoặc chảy máu, nhiễm trùng tiết niệu hoặc hẹp niệu quản [25].
Bảng 4.4. Các tai biến và biến chứng gần TSNS
Biến chứng Tác giả Chảy máu Thủng, đứt, lộn niêm mạc NQ Sốt cao sau tán Tổng
Phan Trường Bảo
(2009) 8,9% 0 % 4,0% 12,9%
Nguyễn Kim Cương
(2012) 3,1% 0% 4,7% 7,8%
Vũ Nguyễn Khải Ca
(2012) 0% 1,4% 0% 1,4%
Nguyễn Hồng Quân
(2014) 0% 0% 8,6% 8,6%
4.2.7.1. Biến chứng chảy máu
Hầu hết các trường hợp sau nội soi tán sỏi, chúng tôi đều cho mang thông niệu đạo, thường được sử dụng thông Foley 16Fr. Tiểu máu theo thông
ra ngoài ngay khi kết thúc nội soi gặp hầu hết các trường hợp.Thông thường tiểu máu chỉ ở mức độ nhẹ. Khoảng 1 ngày đầu nước tiểu có màu đỏ sậm hơn, sau đó nước tiểu trong dần và đến ngày thứ 2, 3 hậu phẫu chúng tôi cho rút thông niệu đạo và xuất viện.BN tiểu máu nhẹ nhất sau 1 ngày nước tiểu đã vàng trong. BN nước tiểu trở về màu trong lâu nhất 4 ngày. Chúng tôi không gặp trường hợp nào tiểu máu cần can thiệp. Tỷ lệ đái máu của các tác giả đưa ra khác nhau theo chúng tôi vì các tác giả đánh giá khác nhau về biến chứng này. Trong nghiên cứu chúng tôi đánh giá biến chứng chảy máu khi máu chảy theo ống thông bàng quang nhiều, có máu cục bàng quang hoặc ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Biến chứng này Grasso (1998) gặp 0,2% [54], Sunai (1995) gặp 1% [56].
Nguyên nhân chảy máu là do tổn thương NQ gây nên, tình trang viêm dính tại vị tri sỏi làm tăng tỷ lệ đái máu.
4.2.7.2. Biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu [11],[25].
Nhiễm khuẩn tiết niệu sau tán trước tiên do vô khuẩn không tốt trong quá trình thực hiện tán sỏi. Trong điều kiện dụng cụ nội soi diệt khuẩn bằng dung dịch Cidex, nếu quy trình vô khuẩn không đảm bảo là điều kiện gây nên nhiễm khuẩn . Ngoài ra có thể từ niệu đạo vi khuẩn theo ống soi lên niệu quản hoặc vi khuẩn đang ẩn nấp trong sỏi được bung ra vào trong nước tiểu trong quá trình tán sỏi. Một yếu tố làm tăng nguy cơ là thời gian tán sỏi kéo dài, tỷ lệ còn sỏi, sỏi nhiễm khuẩn. Ngoài ra theo Flam TA (1998) tổn thương niệu quản nhiều là yếu tố gây nhiễm khuẩn [25].
Chúng tôi gặp 6 BN sốt sau tán chiếm 8,5%. Tất cả những BN này đều cho xét nghiệm vi sinh nước tiểu, nuôi cấy phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ, các xết nghiệm đều âm tính. Trong số 6 BN sốt sau tán này, có 1 BN sốt trước tán có sốt đã nuôi cấy nước tiểu phân lập vi khuẩn Ecoli, đã
làm kháng sinh đồ và điều trị kháng sinh ổn định sau đó mới tán sỏi. Những BN còn lại thì 4 BN xét nghiệm máu bạch cầu không tăng, bạch cầu nước tiểu âm tính. Nhữnng BN sốt sau tán hầu hết sốt từ ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 sau tán, chúng tôi đang dùng Augmentin được chuyển dùng Ivan. Điều trị trung bình 2,6 ngày BN hết sốt. Bảng 4.5 tỷ lệ sốt cao sau tán sỏi của chúng tôi cao hơn so với các tác giả khác trong những năm gần đây. Tỷ lệ biến chứng nảy gặp ở Grasso (1998) 1,4% [54].
4.2.7.3. Thủng, đứt niệu quản.
Đứt niệu quản là tai biến nặng nề nhất.thường gặp niệu quản đoạn trên khi dùng rọ kéo mảnh sỏi to. Chúng tôi không gặp trường hợp nào thủng,
đứt niệu quản. Thủng niệu quản theo Vũ Nguyễn Khải Ca (2012) gặp 1,4%
[39].