Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ:

Một phần của tài liệu Nhận xét về kiến thức và thái độ của cha mẹ trong chăm sóc trẻ bị bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh (Trang 61 - 64)

- Tham giacâu lạc bộ TSTTBS: Từ bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ có kiến thức đúng trong chăm sóc trẻ bệnh của cha hoặc mẹ bệnh nhân là có sự khác nhau

4.4.2Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ:

Kết quả từ bảng 3.16 cho thấy các yếu tố được nghiên cứu số trẻ bị bệnh trong gia đình, việc tham gia câu lạc bộ TSTTBS và kiến thức của cha hoặc mẹ là những yếu tố có ảnh hưởng đến thái độ của cha hoặc mẹ trong chăm sóc trẻ bị bệnh TSTTBS.

- Số trẻ bị bệnh trong gia đình:

Trong số 75 cha hoặc mẹ được phỏng vấn thì có 10 gia đình có 2 trẻ bị mắc bệnh TSTTBS. Qua xử lý số liệu thu được thấy rằng tỷ lệ cha hoặc mẹ có thái độ tốt và không tốt trong chăm sóc trẻ bệnh là có sự khác

nhau giữa 2 nhóm gia đình. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này là tương đương với nghiên cứu của Trần Quốc Khánh năm 2004 [37].

TSTTBS là một trong những bệnh nội tiết di truyền thường gặp ở trẻ em, bệnh có ảnh hưởng lớn không những đến kinh tế gia đình mà còn trở thành trở ngại tâm lý đối với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Khi gia đình đã có một trẻ bị bệnh TSTTBS từ trước làm cha mẹ có tâm lý sẵn sàng, kiến thức và thái độ đúng trong điều trị và chăm sóc trẻ bệnh.

Bệnh TSTTBS có thể điều trị và kiểm soát được, nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và tuân thủ điều trị thì trẻ có thể phát triển như các trẻ bình thường khác. Đây là kiến thức có giá trị cải thiện thái độ của cha mẹ trẻ, giúp họ tin tưởng hơn và có thêm động lực để vượt qua những trở ngại khó khăn trước mắt.

- Tham gia câu lạc bộ TSTTBS:

68,7% cha hoặc mẹ được hỏi đã từng tham gia câu lạc bộ ít nhất 1 lần và nhiều nhất là 8 lần (bảng 3.2). Các buổi hội nghị đã tạo điều kiện cho trẻ và gia đình các em trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ khó khăn mà các em cũng như gia đình gặp phải từ đó phần nào giúp cho cha mẹ trẻ có thêm nghị lực để vượt qua những trở ngại, khó khăn gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ. Đây cũng là nơi mà các bác sỹ lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cha mẹ bệnh nhân và bệnh nhân về những khó khăn, băn khoăn, lo lắng trong qua trình chăm sóc và điều trị, giúp họ nhận thức đúng về bệnh và biết cách chăm sóc trẻ bệnh, nhờ vậy thái độ cha mẹ trẻ phần nào được thay đổi theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, sự ảnh hưởng của việc tham gia câu lạc bộ đối với kiến thức cũng giống như với thái độ. Điều này cũng được lí giải giống như ở trên chúng tôi đã trình bày.

Năm 2003, Warne G khi nói về lịch sử thành lập câu lạc bộ TSTTBS, tác giả đã kết luận rằng việc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ

thường xuyên giúp gia đình và bệnh nhân giảm được cảm giác đau khổ do bệnh tật và các gia đình luôn có nguyện vọng gặp gỡ nhau để chia sẻ khó khăn, kinh nghiệm, qua đó phần nào giải toả được tâm lý.

- Kiến thức trong chăm sóc trẻ bệnh TSTTBS

Qua nghiên cứu cho thấy chỉ có 37,4% cha hoặc mẹ trẻ được phỏng vấn là có kiến thức đúng trong chăm sóc trẻ bệnh. Cha mẹ trẻ càng có kiến thức đúng thì thái độ càng tốt trong thực hành chăm sóc trẻ.

Thái độ của cha hoặc mẹ trong chăm sóc trẻ bệnh không những chịu ảnh hưởng của hiểu biết thu nhận được mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như việc tham gia câu lạc bộ, số trẻ bị bệnh trong gia đình… Ngoài ra những hạn chế trong kinh tế gia đình hay khó khăn trong việc tìm thuốc điều trị cho trẻ có tác động tốt đến thái độ của cha mẹ trong quá trình chăm sóc. Do vậy, xuyên suốt trong quá trình theo dõi và điều trị trẻ luôn phải chú ý đến việc bổ sung kiến thức từ đó có những tác động thay đổi đến thái độ chăm sóc của cha mẹ trẻ.

Điều này giúp chúng ta hy vọng rằng công tác giáo dục và tư vấn về bệnh, điều trị, chăm sóc và theo dõi trẻ bệnh có thể tác động được lên thái độ của cha mẹ từ đó trẻ có cơ hội được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần và mong đợi một cuộc sống bình thường như những trẻ khác cùng lứa tuổi.

Băn khoăn, lo lắng về tương lai của cha mẹ bệnh nhân: Khi được hỏi về những băn khoăn lo lắng hiện nay về tương lai của con thì đa số cha hoặc mẹ trẻ lo lắng về khả năng học tập, khả năng lập gia đình và khả năng thích nghi cuộc sống xã hội của con mình.

Trong đó, khả năng sinh sản là băn khoăn lo lắng lớn nhất của cha hoặc mẹ, tiếp sau đó là khả năng học tập của trẻ. Điều này phản ánh đúng thực tế đối tượng nghiên cứu là trẻ em. Do vậy, bên cạnh việc chăm sóc và theo dõi trẻ cần phải quan tâm đến tâm lý của bệnh nhân cũng như gia đình bệnh nhân, đây là vấn đề quan trọng và cần thiết.

4.5. NGUYỆN VỌNG VÀ ĐỀ XUẤT CỦA CHA MẸ4.5.1. Mục đích tham gia câu lạc bộ

Một phần của tài liệu Nhận xét về kiến thức và thái độ của cha mẹ trong chăm sóc trẻ bị bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh (Trang 61 - 64)