Chỉ định phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản thứ phát sau phẫu thuật tại bệnh viện việt đức (Trang 83 - 84)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.1. Chỉ định phẫu thuật.

4.3.1.1.Chỉ định bảo tồn hay cắt thận

Trong 106 bệnh nhân nghiên cứu, có 95 (89,6%) BN được điều trị bảo tồn và 11 (10,4%) BN phải cắt thận.

Chỉ định điều trị bảo tồn thận hay cắt thận dựa vào chức năng và mức độ ứ nước thận. Trong số 95 bệnh nhân được điều trị bảo tồn, chức năng thận ở nhóm này bình thường là 24,6%, chức năng giảm là 66,0%. Theo nghiên cứu của Wolf [73] phẫu thuật điều trị hẹp niệu quản đạt kết quả tốt cho những bệnh nhân thận còn trên 25% chức năng. Nếu chức năng thận dưới 15% thì tiên lượng tồi, thường có chỉ định cắt thận. Trong nhóm nghiên cứu của chúng

tôi, những bệnh nhân thận ứ nước độ IV, thận không bài tiết đều được làm xét nghiệm xạ hình thận để đánh giá chức năng hai thận.

Bệnh nhân được chỉ định cắt thận là những trường hợp bệnh nhân đài bể thận niệu quản trên chỗ hẹp giãn nhiều, nhu mô thận mỏng, thận mất hết chức năng được xác định bằng xạ hình thận. Trong đó có 1 bệnh nhân thận ứ mủ, niệu quản trên chỗ hẹp giãn to như quai ruột, mủ trong bể thận đục thối. Nghiên cứu của Tô Minh Hùng (2010) tỷ lệ cắt thận do hẹp niệu quản sau phẫu thuật sản phụ khoa là 0,9%. Nguyễn Đức Minh (2005) tỷ lệ cắt thận do thận mất chức năng do hẹp niệu quản sau phẫu thuật lấy sỏi NQ là 4,88%. Tỷ lệ cắt thận theo nghiên cứu của Hoàng Công Lâm (2001) là 16,13%. Như vậy tỷ lệ BN phải cắt thận trong hẹp niệu quản còn rất cao, nguyên nhân chủ yếu là do BN đến muộn, chức năng thận không còn [66]. Trong nghiên cứu này thì thời gian đến khám trước 6 tháng không có trường hợp nào phải cắt thận, sau 6 - 12 tháng có 1 trường hợp chiếm 9,1%, sau 12 - 24 tháng có 3 trường hợp chiếm 27,3% và sau 24 tháng có 7 trường hợp chiếm 63,6%.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản thứ phát sau phẫu thuật tại bệnh viện việt đức (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w