0
Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Trên thế giớ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU QUẢN THỨ PHÁT SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC (Trang 28 -30 )

Wolff và Ferriere (1974) nghiên cứu 609 trường hợp phẫu thuật lấy sỏi NQ có 12 trường hợp hẹp NQ sau mổ [68].

Bollack (1974) nghiên cứu 171 trường hợp mổ lấy sỏi ở bệnh viện Strasbourg - Pháp có 13 trường hợp hẹp NQ sau mổ phải mổ lại [69].

Kenneth Ogan (2008), Pompeo A (2013) đã nghiên cứu phẫu thuật nội soi tạo hình NQ [70],[71].

Walter M. O´Brien (1988) và cộng sự đã chia sẻ kinh nghiệm qua 31 trường hợp hẹp niệu quản [72].

Có nhiều nghiên cứu về phẫu thuật nong NQ và cắt xẻ trong NQ bằng Laser như:

Wolf và cộng sự (1997), Mazo (2000), Gnessin E (2009) [73],[74],[75].

1.5.2. Việt Nam

Năm 1968 Đinh Văn Thắng đã nghiên cứu tổn thương niệu quản trong các phẫu thuật sản phụ [76].

Năm 1978 Nguyễn Thìn báo cáo về tổn thương niệu quản và bàng quang trong phẫu thuật phụ khoa [72].

Lê Ngọc Từ, Hoàng Công Lâm (2001) nghiên cứu chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hẹp nệu quản sau mổ lấy sỏi niệu quản [7].

Nguyễn Thanh Hải (2007) nghiên cứu chỉ định và kết quả chít hẹp niệu quản 1/3 dưới [78]

Đỗ Trường Thành (2011) nghiên cứu 75 trường hợp hẹp NQ phần thấp sau mổ các bệnh lý niệu quản và vùng tiểu khung. Kết quả sau mổ sỏi niệu quản (17,33%), sau các can thiệp sản phụ khoa (77,33%) và sau ghép thận [3].

Lê Đình Thanh Sơn (2011) nghiên cứu tổn thương chít hẹp niệu quản 1/3 dưới do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó do tai biến sản phụ khoa chiếm tỷ lệ cao 47,62 %. Hẹp đơn thuần sau mổ tiết niệu chiếm 25,4% [79]. Năm 2012 Hoàng Long và Tô Minh Hùng nghiên cứu 106 bệnh nhân tổn thương niệu quản sau phẫu thuật sản phụ khoa. Kết quả cho thấy hẹp niệu quản chiếm 26,4%. Điều trị hẹp NQ bằng phẫu thuật cắm NQ - BQ thực hiện qua 2 phương pháp: Có 90,6% theo phương pháp ngoài BQ Lich - Grégoire và mở qua BQ theo Politano - Leadbetter chiếm 9,4% [80].

Các phương pháp mới áp dụng trong điều trị hẹp NQ như phẫu thuật nội soi, nong NQ, cắt trong NQ qua nội soi ngược dòng cũng bước đầu được nghiên cứu như:

Nguyễn Đạo Thuấn, Vũ Lê Chuyên (2010) nghiên cứu phẫu thuật nội soi cắm niệu quản vào bàng quang [81].

Nguyễn Văn Bình (2010), nghiên cứu điều trị hẹp niệu quản bằng ống nội soi cứng ngược dòng tại bệnh viện QuảngTrị [82].

Các nghiên cứu trên đã phản ánh các khía cạnh khác nhau nhưng chưa nêu một cách tổng quát về vấn đề hẹp niệu quản thứ phát sau phẫu thuật.

Chương 2

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU QUẢN THỨ PHÁT SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC (Trang 28 -30 )

×