0
Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Liên quan giữa nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU QUẢN THỨ PHÁT SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC (Trang 77 -79 )

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.4. Liên quan giữa nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng.

+ Đau thắt lưng:

Tỷ lệ chung trong nghiên cứu là 83,1%. Ở nhóm hẹp do phẫu thuật sỏi chiếm 81,3%. Nhóm sau phẫu thuật sản phụ khoa là 83,8%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm nguyên nhân.

Đau thắt lưng là triệu chứng thường gặp nhất trong hẹp NQ do tăng nhu động niệu quản, giãn đài bể thận và NQ trên chỗ hẹp. Bệnh nhân cảm giác đau âm ỉ, tức vùng mạn sườn thắt lưng bên niệu quản hẹp. Có trường hợp đau quặn từng cơn kiểu cơn đau quặn thận. O’Brien và cộng sự nghiên cứu 31 BN hẹp niệu quản có 6 BN đau quặn thận. Tỷ lệ đau thắt lưng theo Đỗ Trường Thành chiếm 77%, Hoàng Công Lâm là 70,97%, Nguyễn Đức Minh gặp 92,68% nhưng Arjan và cộng sự chỉ gặp 3 BN đau thắt lưng trong 9 BN hẹp niệu quản. Đau vùng thắt lưng là lí do chính để BN đi khám [3],[66],[67], [89].

+ Sốt nhiễm khuẩn:

Đặc điểm vùng tiết niệu thường có bội nhiễm khi ứ đọng nước tiểu và nhiễm khuẩn ngược dòng [4]. Sự nhiễm khuẩn này nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ứ mủ thận. O’Brien và cộng sự nhiễm khuẩn tiết niệu là triệu chứng hay gặp hàng đầu trong hẹp niệu quản chiếm tỉ lệ 45% [72]. Hoàng Công Lâm cho kết quả tương tự (45,16%) [66].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ sốt nhiễm khuẩn chiếm 13,8% tỉ lệ này thấp hơn so với các tác giả trên. Bệnh nhân thường chỉ sốt vừa, không sốt cao.

+ Rối loạn tiểu tiện chúng tôi gặp 18,9%, không có sự khác biệt giữa các nhóm nguyên nhân.Biểu hiện rối loạn tiểu tiện thường là đái buốt rắt. Có hai trường hợp vô niệu do hẹp niệu quản hai bên sau phẫu thuật sản phụ khoa. + Thận to là dấu hiệu đến muộn của bệnh cảnh hẹp niệu quản. Trong 106 BN hẹp niệu quản do sỏi niệu quản mà chúng tôi nghiên cứu có 44 BN khám thấy thận to tỷ lệ 41,5% (bảng 3.9). Tỷ lệ ở nhóm phẫu thuật sỏi tiết niệu thấp hơn nhóm khác. Có BN đã tự sờ thấy khối vùng mạng sườn, căng, to, đau. Khi khám nhìn thấy có thận nổi lên.

+ Rò nước tiểu chúng tôi gặp 4 trường hợp chiếm 3,8%. Rò nước tiểu do nhiễm trùng, do hẹp NQ phía dưới hoặc khâu không kín để rò và do cắt

vào làm tổn thương trực tiếp NQ. Rò cũng là nguyên nhân gây xơ hóa quanh niệu quản, chậm liền sẹo vết mổ, cuối cùng gây nên hẹp niệu quản thứ phát. Những bệnh nhân có rò niệu quản lâu ngày tạo thành tổ chức xơ hóa sau phúc mạc, đây chính là vấn đề khó khăn trong phẫu thuật tạo hình niệu quản. Đỗ Trường Thành gặp rò nước tiểu qua âm đạo 25%, rò nước tiểu qua dẫn lưu ổ bụng 1,3% [3].

Hai trường hợp vô niệu đều do phẫu thuật cắt tử cung, khâu thắt vào niệu quản hai bên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự các tác giả khác. Nguyễn Đức Minh: 48,75% thận to, 9,7% rò nước tiểu. Hoàng Công Lâm: thận to 29%, vô niệu 6,4%. Nguyễn Thanh Hải: thận to 60,9%, rò nước tiểu 7,3% và vô niệu 4,9%. Các tác giả đều cho rằng thận to là giai đoạn muộn của bệnh [66],[67],[78].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU QUẢN THỨ PHÁT SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC (Trang 77 -79 )

×