4.3.1. Tiến triển độ liệt Rankin theo thể KHHT và CDCT Bảng 3.22 cho thấy:
- Thể KHHT: Ở nhóm NC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 100% cao hơn nhóm ĐC với 87%, nhóm ĐC tỷ lệ bệnh nhân loại kém chiếm 29,4%, nhóm NC không có bệnh nhân nào.
- Thể CDCT: Ở nhóm NC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 90,9% cao hơn nhóm ĐC với 38,5%, nhóm ĐC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển kém chiếm 61,5%.
Tiến triển độ liệt phân loại theo YHCT giữa hai nhóm theo nghiên cứu của chúng tôi nhìn chung là có tiến triển tốt, tuy nhiên không có sự khác biệt về khả năng phục hồi theo thang điểm Rankin giữa hai thể KHHT và CDCT trên lâm sàng.
Các cơ chế tác động của Alton CMP đã tăng thêm sự hồi phục chức năng các tạng phủ theo những cơ chế chưa được biết rõ, qua đó hồi phục các chức năng của cơ thể. Chúng tôi hy vọng sẽ có những nghiên cứu sau này về dược lý học, lâm sàng để đánh giá cơ chế tác động của Alton CMP theo những lý luận chuyên sâu của Y học cổ truyền. Đó cũng là những bằng chứng của sự hiện đại hoá Y học cổ truyền, từng bước đưa Y học cổ truyền đến với y học thực chứng thay cho y học kinh nghiệm truyền thống.
4.3.2. Tiến triển chỉ số Barthel và Orgogozo theo thể YHCT
Bảng 3.23 cho thấy:
- Thể KHHT: Ở nhóm NC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 100% cao hơn nhóm ĐC với 70,6%. Tỷ lệ đạt loại tốt nhóm NC chiếm 52,6% so với 29,4% ở nhóm ĐC.
- Thể CDCT: Ở nhóm NC và nhóm ĐC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 100%.
Bảng 3.24 cho thấy:
- Thể KHHT: Ở nhóm NC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 100% còn nhóm ĐC là 70,6%. Tỷ lệ đạt loại tốt nhóm NC chiếm 94,7% so với 52,9% ở nhóm ĐC. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Thể CDCT: Ở nhóm NC và nhóm ĐC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 100%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Như vậy cho thấy tiến triển độ liệt theo chỉ số Barthel và chỉ số Orgogozo, điều đó chứng tỏ nhóm thuỷ châm Alton CMP có chiều hướng tốt hơn so với nhóm chỉ điện châm đơn thuần có ý nghĩa (p<0,05).
Qua sự tiến triển thang điểm Barthel và Orgogozo cho thấy tác động hiệu quả của Alton CMP theo những cơ chế khác nhau của Y học cổ truyền. Sự cải thiện này lại khẳng định thêm hiệu quả của Alton CMP.
4.4. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được điều trị theo đúng phác đồ nghiên cứu: điện châm đúng kỹ thuật, thuỷ châm an toàn và đúng kỹ thuật, tuân thủ các điều kiện của nghiên cứu. trong quá trình làm nghiên cứu thủy châm chế phẩm Alton CMP chúng tôi thấy dấu hiệu chủ yếu là đau tại nơi thủy châm (chiếm 100%) số bệnh nhân đã thủy châm chế phẩm
Alton CMP vào huyệt. dấu hiệu đau thường xuất hiện vào ngày thứ 10, ngày thứ 12 của liệu trình điều trị. Dấu hiệu đau xẽ hết sau khi nghưng thuốc từ 5 đến 7 ngày.
Để đánh giá sự an toàn của phương pháp điều trị trên lâm sàng, chúng tôi theo dõi cảm giác chủ quan, biểu hiện lâm sàng và kiểm tra một số chỉ số sinh lý của bệnh nhân trước và sau điều trị. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được một số kết quả.
Kết quả biến đổi huyết áp trước và sau khi điều trị
- Bảng 3.25 cho thấy: So sánh huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình trước và sau khi điều trị của hai nhóm và so sánh giữa hai nhóm ở các thời điểm khác nhau có sự khác biệt (p<0,05). Sự thay đổi này xảy ra ở cả nhóm chứng và nhóm đối chứng điều này có thể do việc điều trị thuốc hạ áp cho các bệnh nhân ở cả hai nhóm, mà không phải do phương pháp nghiên cứu.
- Bảng 3.28 cho thấy: với 30 bệnh nhân tiến hành thủy châm chế phẩm Alton CMP gặp tác dụng phụ là đau tại nơi thủy châm. Tuy nhiên những bệnh nhân có đau tại nơi thủy châm khi ngưng thuốc dấu hiệu đau hết rất nhanh chỉ sau vài giờ, nhưng nếu vẫn tiếp tục thủy châm thì dấu hiệu đau sẽ tồn tại lâu hơn.
4.4.2. Trên cận lâm sàng
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sau 30 ngày điều trị bằng điện châm và thuỷ châm thuốc Alton CMP ngày 1 lần cho thấy:
- Chỉ số huyết học trước và sau khi điều trị (Bảng 3.26):
Sự thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), các chỉ số đều nằm trong giới hạn bình thường. Điều này cho thấy điện châm phối hợp với thuỷ châm Alton CMP sử dụng trên lâm sàng không làm thay đổi các chỉ số huyết học.
Sự thay đổi các chỉ số ure, creatinin, AST, ALT trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), các chỉ số đều nằm trong giới hạn bình thường. Điều này cho thấy điện châm phối hợp với thuỷ châm Alton CMP sử dụng trên lâm sàng không làm thay đổi các chỉ số sinh hoá, không làm ảnh hưởng tới chức năng gan, thận
Như vậy sau 30 ngày điều trị bằng phác đồ nghiên cứu không thấy có sự biến đổi về chức năng của hệ thống tạo máu cũng như chức năng gan, thận của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu điều trị cho 60 bệnh nhân được chẩn đoán TBMMN do NMN sau giai đoạn cấp, bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm nghiên cứu (30 bệnh nhân), nhóm đối chứng (30 bệnh nhân) tương đồng về tuổi, độ liệt. Nhóm nghiên cứu thủy châm Alton CMP, kết hợp với phác đồ nền được xây dựng tại Khoa YHCT Bệnh viện Bạch Mai, nhóm đối chứng chỉ dùng phác đồ nền. chúng tôi xin rút ra kết luận như sau:
1. Thủy châm Alton CMP kết hợp với điện châm trong điều trị di chứng liệt vận động sau TBMMN do NMN đạt kết quả tốt hơn so với nhóm chứng
Thể hiện qua các chỉ số:
Cải thiện chỉ số Rankin
- Nhóm NC sau 30 ngày điều trị với tỷ lệ tốt và khá đạt 96,7% so với nhóm ĐC là 70% (p<0,05).
- Theo YHCT:
+ Thể KHHT tốt chiếm 57,9% cao hơn nhóm đối chứng 11,8%, có sự khác biệt với p < 0,01.
+ Thể CDCT tốt chiếm 36,4% cao hơn so với nhóm chứng 15,4%, có sự khác biệt với p < 0,05.
Cải thiện chỉ số Barthel
- Nhóm NC tăng lên có ý nghĩa với 76,7 điểm so với nhóm ĐC sau điều trị là 68,5 điểm (p<0,05).
- Tỷ lệ đạt mức tốt ở nhóm NC là 60% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐC là 26,7% (p<0,05).
- Theo YHCT:
+ Thể KHHT tốt chiếm 52,6% cao hơn so với nhóm chứng 29,4%, có sự khác biệt với p < 0,05.
+ Thể CDCT tốt chiếm 72,7% cao hơn so với nhóm chứng 30,8%, có sự khác biệt với p < 0,05.
Cải thiện chỉ số Orgogozo
- Điểm trung bình nhóm NC tăng lên có ý nghĩa với 81,8± 8,0 cao hơn so với nhóm ĐC sau điều trị là 72,3±12,4 (p<0,05).
- Dịch chuyển độ liệt Orgogozo nhóm NC là 94,7% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐC là 70,6% (p<0,05).
- Theo YHCT:
+ Thể KHHT tốt chiếm 94,7% cao hơn so với nhóm chứng 52,9%, có sự khác biệt với p < 0,05.
+ Thể CDCT tốt chiếm 81,8% cao hơn so với nhóm chứng 38,5%, có sự khác biệt với p < 0,05.
2. Tác dụng không mong muốn của thủy châm bằng Alton CMP.
- Qua theo dõi 30 bệnh nhân nhóm thủy châm Alton CMP trong thời gian 30 ngày, chủ yếu là đau tại nơi thủy châm nhưng hết sau khi ngừng dùng thuốc.
- Cả hai nhóm bệnh nhân có điều trị phác đồ nền sau điều trị 30 ngày không có ảnh hưởng tới công thức máu cơ bản và chức năng gan, thận.
KIẾN NGHỊ
Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi có kiến nghị sau:
1. Chế phẩm alton CMP nên được ứng dụng điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân có di chứng liệt do nhồi máu não.
2. Tiếp tục nghiên cứu chế phẩm alton CMP với số lượng lớn hơn nhằm đánh giá đầy đủ hơn về tác dụng phục hồi chức năng vận động cũng như tác dụng phụ của chế phẩm.
3. Nên thủy châm một đợt 15 ngày, giữa hai đợt thủy châm nghỉ 5 – 7 ngày.
Hình ảnh huyệt
- Thủ tam lý (II-10):
+ Có công dụng: Điều lý trường vị, sơ phong thông lạc, chuyên trị bệnh thuộc kinh lạc. Kinh nghiệm hiện nay dùng để chữa di chứng liệt chi trên.
- Túc tam lý (III-36):
+ Có công dụng: Lý tỳ vị, điều trung khí, sơ phong hóa thấp, thông điều kinh lạc, bổ chính khu tà. Kinh nghiệm hiện nay dùng để chữa di chứng liệt chi dưới, bồi bổ nguyên khí của cơ thể.
•
1. Lê Đức Hinh, Đặng Thế Chân (1996).Tử vong do tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Bạch Mai. Kỷ yếu công trình khoa học thần kinh tập I, Bệnh viện Bạch Mai, 94 – 98.
2. Caplan L (2002), Treatment of Patients with Stroke, JAMA Archives of Neurology Journals. 34, 703 – 711
3. Tổ chức Y tế thế giới (1992), Phân loại quốc tế ICD X (Đỗ Trần Trinh và các cộng sự biên dịch), Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
4. Lê Văn Thành (2003), Săn sóc điều trị tai biến mạch máu não: Lợi ích của đơn vị đột quỵ – Thực trạng và triển vọng”, Hội Thần kinh học Việt Nam – Tạp san Thần kinh học, 4, 16 – 7.
5. Vũ Văn Đính (2009), Hồi sức cấp cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não, trong cuốn Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, Tai biến mạch máu não – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị. Nhà xuất bản Y học, 403 - 418.
6. Nguyễn Văn Đăng (2007), Thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp. Nhà xuất bản Y học, 637 - 647.
7. Hoàng Khánh (2009), Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, trong cuốn Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, Tai biến mạch máu não – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị. Nhà xuất bản Y học, 84 – 107.
8. Bộ môn Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội (1994). Y học cổ truyền Đông Y. Nhà xuất bản Y học, 73, 843, 853, 939 - 48, 1021.
9. Bộ môn Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội (1996). Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, 70 – 461.
10. Trần Thị Quyên (2005). Đánh giá điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng điện châm và viên nén Bổ dương hoàn ngũ. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
transient ischemic attack incidence rate in Spain: the IBERICTUS study,
Cerebrovasc Dis, 34(4), 272-81.
13. Rosamond W, Flegal K, Furie K et al (2008), Heart disease and stroke statistics—2008 update: a report from the American Heart Association Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee.
Circulation,117, e25-146
14. European Heart Network, Brussels (2008), European cardiovascular disease statistics 2008.
15. Australian Bureau of Statistics (2009), Profiles of Disability, Australia, 2009,http://www.abs.gov.au/ausstats/abs@.nsf/Lookup/4429.0main+feat ures100262009.
16. T. Truelsen, B. Piechowski-Jóźwiak, R. Bonita et al, Stroke incidence and prevalence in Europe: a review of available data, European Journal of Neurology, 13(6), 581–598.
17. Lê Văn Thành (2003), Săn sóc điều trị tai biến mạch não: Lợi ích của đơn vị TBMMN - Thực trạng và triển vọng, Hội thần kinh học Việt Nam-Tạp san Thần kinh học, 4, 16-7.
18. Đặng Quang Tâm (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học tai biến mạch máu não tại thành phố Cần Thơ, luận văn.
19. Nguyễn Văn Đăng (2006), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 9-22.
20. Mohr J.P, Donnan G. (1998), Overview of laboratory studies, Stroke,
Pathophysiology, Diagnosis and Management, third edition Chutchill livingstone, 427-480.
22. Bairid A.E, Lovblad K.O, Odelman R et al (2000), Multiple acute Stroke syndrome Marker of embolic disease, Neurology, 54, 674-678.
23. Adams H.P J.R, Biller J., Love B.B et al (1993), The Toast investigators. Classification of Subtype of accute ischemic Stroke: Definitions for use in a multicenter clinical trial, Stroke, 24, 1236-1241.
24. Vương Thị Kim Chi (2008), Nghiên cứu phương pháp xoa bóp – vận động hỗ trợ điện châm góp phần phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân nhồi máu não, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
25. Shun-wei Li, Zhen-xin-zhang (1995), Epidemilogy of Cerebrovascular disease in the People’s Republic of China, Eur Neurol, 359, 5-11.
26. Vemmos K.N, Takis C.E, Georgilis K. et al (2000), The Athens stroke registry : results of a five-year hospital-based study, Cerebrovasc. Dis,
10(2),133-141.
27. Hồ Hữu Lương (2002), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 28. Bousser MG, Crassard I (1998), Mescanismes et causes des accidents
ischémiques cérébraux, Larevue du praticien, 48, 138-143.
29. Bộ môn thần kinh – Trường Đại học Y hà Nội (2005), Triệu chứng học thần kinh, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 59-68.
30. Bộ môn phục hồi chức năng - Trường Đại học Y hà Nội (2005), Phục hồi liệt vận động, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 540-9.
31. Adams H.P et al (2003), Guidelines for the Early Management of Patients with Ischemic Stroke, Stroke, 34, p.1054-1083.
32. Bergman H., Kuthmann M. (1991), Medical educational and functional determinants of employment after stroke, J. Neural Transm Suppl, 33, p. 61-157.
34. Dương Xuân Đạm (2005), Chăm sóc phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não tại nhà, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Vụ (2006), Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp của bài thuốc kỷ cúc địa hoàng hoàn và tứ vật đào hồng, Luận án tiến sỹ Y học, Học viện quân Y Hà Nội.
36. Nguyễn Tài Thu (2001), Châm cứu chữa bệnh, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
37. Bộ môn Y học cổ truyền - Trường Đại học Y hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 151-3.
38. Hoàng Bảo Châu (2006), Nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
39. Hoàng Bảo Châu (1997), lý luận cơ bản y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
40. Bộ Y tế (1996), Nộikinh, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
41. Trần Thúy (1995), Bước đầu đánh giá tác dụng của phương pháp đầu châm trong điều trị di chứng tai biến mạch máu não, tạp chí châm cứu Việt Nam, 18, 21-24.
42. Trương Trọng Cảnh (1992), Kim quỹ ngọc hàm kinh. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. Tr. 77-78
43. Nguyễn Bá Tĩnh (1998). Tuệ Tĩnh toàn tập. Nhà xuất bản Y học, 50 – 53, 450, 495.
44. Bộ Y tế (1996), Kim quỹ yếu lược, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
45. Khúc Hải Nguyên (1985), Bệnh viện Trung y Cát Lâm, dùng. Địa long đan sâm thang.
47. Hà Tiếu Tiên (1989) “Đào hồng thông mạch phương”. Bệnh viện Tuyên Vũ Bắc Kinh.
48. Tôn Chi Nhân (2004). Nghiên cứu điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng điện châm kết hợp thuốc y học cổ truyền nghiệm phương. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
49. Nguyễn Đức Vượng (2002). Tác dụng của bài thuốc Kiện não hoàn trong điều nhồi máu não. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội. 50. Vũ Thu Thuỷ (2005). Nghiên cứu tác dụng điều trị của Hoa Đà tái tạo
hoàn đối với nhồi máu bán cầu đại não sau giai đoạn cấp. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
51. Nguyễn Văn Vụ (2005). Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp của bài thuốc “Kỷ cúc địa hoàng và Tứ vật đào hồng”.