KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO YHHĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng thủy châm Alton CMP trong hỗ trợ phục hồi chứcnăng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 65)

4.2.1. Đánh giá điều trị theo độ liệt Rankin

- Bảng 3.10 cho thấy: nhóm nghiên cứu sau điều trị có bệnh nhân ở độ I, độ II là 83,3%, không còn bệnh nhân nhân ở độ IV. So sánh trước và sau 30 ngày điều trị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,0001).

- Bảng 3.11 cho thấy: nhóm đối chứng sau điều trị có bệnh nhân ở độ I, độ II là 53,3%, còn 1 bệnh nhân nhân ở độ IV chiếm 3,3%. So sánh trước và sau 30 ngày điều trị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,0001).

- Bảng 3.12 cho thấy: Trước điều trị số bệnh nhân độ I, II ở nhóm NC là 3,3%, thấp hơn nhóm ĐC chiếm 10%.

+ Sau 15 ngày điều trị, số bệnh nhân độ I, II ở nhóm NC chiếm 33,3%), nhóm ĐC chiếm 26,7%. Như vậy sau 15 ngày điều trị, sự

cải thiện độ liệt theo thang Rankin để chuyển độ liệt về độ I và II của nhóm NC vẫn chưa có nhiều ý nghĩa.

+ Sau 30 ngày điều trị, số bệnh nhân độ I, II ở nhóm NC đạt tỷ lệ 83,3% cao hơn nhóm ĐC chiếm 53,3%. Qua đó ta thấy rằng nhóm NC có xu hướng cải thiện độ liệt với thời gian nhanh hơn so với nhóm đối chứng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). - Bảng 3.13 cho thấy: Nhóm NC sau điều trị, số bệnh nhân có cải thiện độ liệt là 100%, cao hơn so với nhóm đối chứng với tỷ lệ là 96,7%. Tỷ lệ đạt mức tốt ở nhóm NC là 50%, cao hơn so với nhóm ĐC 13,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ ở mức kém ở nhóm ĐC là 30%, cao hơn hẳn so với nhóm NC 3,3, sự khác biệt này rất có ý nghĩa. Chứng tỏ sự phục hồi của bệnh nhân ở nhóm NC là tốt hơn nhóm ĐC.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số tác giả khác đã điều trị TBMMN như:

- Theo Trương Mậu Sơn (2006), sau 45 ngày điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng thuốc Lugustan thấy loại tốt và khá là 86,7% [52]

- Theo Nguyễn Bá Anh (2008), sau 30 ngày điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng thuốc Nattopes thấy loại tốt và khá là 94,5% [53].

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác nhau lại sử dụng các loại thuốc khác nhau nên chúng tôi không đưa ra ý kiến so sánh về sự hổi phục của các thuốc khác nhau. Với nghiên cứu của chúng tôi, thang điểm Rankin cải thiện rất có ý nghĩa, với những cơ chế tác động của Alton CMP như đã trình bày ở trên (Chương tổng quan). Phác đồ nền của khoa YHCT bệnh viện Bạch Mai đã mang lại hiệu quả với nhiều bệnh nhân, khi kết hợp kỹ thuật thuỷ châm Alton CMP, tác động cải thiện cao hơn rất nhiều, điều đó cho thấy hiệu quả thực sự của thuốc nghiên cứu.

4.2.2. Đánh giá điều trị theo chỉ số Barthel

- Biểu đồ 3.2 cho thấy: nhóm NC sau điều trị có bệnh nhân ở độ I, độ II là 93,3%, không còn bệnh nhân nhân ở độ IV. So sánh trước và sau 30 ngày điều trị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Bảng 3.14 cho thấy: nhóm ĐC sau điều trị có bệnh nhân ở độ I, độ II là 83,3%, không còn bệnh nhân nhân ở độ IV. So sánh trước và sau 30 ngày điều trị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Bảng 3.15 cho thấy: Trước điều trị số bệnh nhân độ I, II ở nhóm NC và nhóm ĐC chiếm 0%.

+ Sau 15 ngày điều trị, số bệnh nhân độ I, II ở nhóm NC chiếm 30% tăng cao hơn nhóm ĐC chiếm 0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

+ Sau 30 ngày điều trị, số bệnh nhân độ I, II ở nhóm NC đạt tỷ lệ 93,3% cao hơn nhóm ĐC chiếm 83,3%. Qua đó ta thấy rằng nhóm NC có xu hướng cải thiện độ liệt tốt hơn so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Bảng 3.16 cho thấy:

+ Sau 15 ngày điều trị điểm trung bình Barthel ở nhóm nghiên cứu là 58,33 ± 9,13 cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là 44,67 ± 11,96. Điều đó chứng tỏ nhóm NC thay đổi điểm trung bình của chỉ số Barthel ở nhanh hơn so với nhóm ĐC một cách có ý nghĩa (p<0,01).

+ Sau 30 ngày điều trị điểm trung bình Barthel ở nhóm nghiên cứu là 76,50 ± 9,02, cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là 68,50 ± 10,60. So sánh trước sau điều trị thì cả hai nhóm đều tiến triển tốt.

Nhìn chung kết quả điều trị bệnh nhân là có tiến triển tốt, sự phục hồi của bệnh nhân ở nhóm NC là tốt hơn nhóm ĐC một cách có ý nghĩa (p<0,05). - Biểu đồ 3.4 cho thấy: Nhóm nghiên cứu sau điều trị, tỷ lệ đạt mức tốt ở nhóm NC là 41,2%, cao hơn so với nhóm ĐC 11,8%. Chứng tỏ sự phục hồi của bệnh nhân ở nhóm NC là tốt hơn nhóm ĐC một cách có ý nghĩa (p<0,01). Như vậy sự cải thiện trước – sau điều trị của nhóm NC và tiến triển theo thang Barthel của nhóm nghiên cứu tốt hơn nhóm đối chứng cho thấy hiệu quả thật sự của Alton CMP. Tất cả sự khác biệt đó đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

4.2.3. Đánh giá điều trị theo thang điểm Orgogozo

- Bảng 3.17 cho thấy: nhóm nghiên cứu sau điều trị có bệnh nhân ở độ I, độ II là 93,3%, không còn bệnh nhân nhân ở độ IV. So sánh trước và sau 30 ngày điều trị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Bảng 3.18 cho thấy: nhóm đối chứng sau điều trị có bệnh nhân ở độ I, độ II là 76,7%, còn 1 bệnh nhân nhân ở độ IV. So sánh trước và sau 30 ngày điều trị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Bảng 3.19 cho thấy: Trước điều trị số bệnh nhân độ I, II ở nhóm NC và nhóm ĐC tương đương nhau, chiếm tương ứng 0%.

+ Sau 15 ngày điều trị, số bệnh nhân độ I, II ở nhóm NC chiếm 40% tăng cao hơn nhóm ĐC chiếm 13,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

+ Sau 30 ngày điều trị, số bệnh nhân độ I, II ở nhóm NC đạt tỷ lệ 93,3% cao hơn nhóm ĐC chiếm 76,7%. Qua đó ta thấy rằng nhóm NC có xu hướng cải thiện độ liệt tốt hơn so với nhóm đối chứng, Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Bảng 3.20 cho thấy:

+ Sau 15 ngày điều trị điểm trung bình Orgogozo ở nhóm nghiên cứu là 64,2 ± 12,7 cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là 55,3 ± 12,2.

+ Sau 30 ngày điều trị điểm trung bình Orgogozo ở nhóm nghiên cứu là 81,8 ± 8,0 cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là 72,3 ± 12,4. So sánh trước sau điều trị thì cả hai nhóm đều tiến triển tốt. Điều này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả khác:

- Theo Trương Mậu Sơn (2006), sau 45 ngày điều trị bằng thuốc Lugustan thấy điểm trung bình Orgogozo ở nhóm nghiên cứu là 69,8 ± 20,4. Thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi đạt 83,97 ± 8,14 [52].

- Theo Trần Thị Quyên (2005), sau 30 ngày điều trị bằng điện châm và viên nén “Bổ dương hoàn ngũ thang” thấy điểm trung bình Orgogozo ở nhóm nghiên cứu là 86,1 ± 5,9. Cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi đạt 83,97±8,14.

- Bảng 3.21 cho thấy: Nhóm nghiên cứu sau điều trị, tỷ lệ đạt mức tốt ở nhóm NC là 90%, cao hơn so với nhóm ĐC 56,7%.Chứng tỏ sự phục hồi của bệnh nhân ở nhóm NC là tốt hơn nhóm ĐC một cách có ý nghĩa (p<0,01).

Thang điểm orgogozo là thang điểm nhiều tiêu chí đánh giá. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá và có bảng theo dõi rất cẩn thận theo mức độ diễn biến lâm sàng của từng bệnh nhân nhằm đánh giá hiệu quả của Alton CMP một cách chính xác. Kết quả cho thấy so sánh hiệu quả trước – sau điều trị của nhóm nghiên cứu và so sánh hiệu quả điều trị sau nghiên cứu của hai nhóm đều khẳng định hiệu quả của nhóm dùng thuốc Alton CMP. Qua đó đánh giá hiệu quả phục hồi của Alton CMP rất có ý nghĩa.

4.3. KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO YHCT4.3.1. Tiến triển độ liệt Rankin theo thể KHHT và CDCT 4.3.1. Tiến triển độ liệt Rankin theo thể KHHT và CDCT Bảng 3.22 cho thấy:

- Thể KHHT: Ở nhóm NC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 100% cao hơn nhóm ĐC với 87%, nhóm ĐC tỷ lệ bệnh nhân loại kém chiếm 29,4%, nhóm NC không có bệnh nhân nào.

- Thể CDCT: Ở nhóm NC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 90,9% cao hơn nhóm ĐC với 38,5%, nhóm ĐC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển kém chiếm 61,5%.

Tiến triển độ liệt phân loại theo YHCT giữa hai nhóm theo nghiên cứu của chúng tôi nhìn chung là có tiến triển tốt, tuy nhiên không có sự khác biệt về khả năng phục hồi theo thang điểm Rankin giữa hai thể KHHT và CDCT trên lâm sàng.

Các cơ chế tác động của Alton CMP đã tăng thêm sự hồi phục chức năng các tạng phủ theo những cơ chế chưa được biết rõ, qua đó hồi phục các chức năng của cơ thể. Chúng tôi hy vọng sẽ có những nghiên cứu sau này về dược lý học, lâm sàng để đánh giá cơ chế tác động của Alton CMP theo những lý luận chuyên sâu của Y học cổ truyền. Đó cũng là những bằng chứng của sự hiện đại hoá Y học cổ truyền, từng bước đưa Y học cổ truyền đến với y học thực chứng thay cho y học kinh nghiệm truyền thống.

4.3.2. Tiến triển chỉ số Barthel và Orgogozo theo thể YHCT

Bảng 3.23 cho thấy:

- Thể KHHT: Ở nhóm NC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 100% cao hơn nhóm ĐC với 70,6%. Tỷ lệ đạt loại tốt nhóm NC chiếm 52,6% so với 29,4% ở nhóm ĐC.

- Thể CDCT: Ở nhóm NC và nhóm ĐC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 100%.

Bảng 3.24 cho thấy:

- Thể KHHT: Ở nhóm NC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 100% còn nhóm ĐC là 70,6%. Tỷ lệ đạt loại tốt nhóm NC chiếm 94,7% so với 52,9% ở nhóm ĐC. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Thể CDCT: Ở nhóm NC và nhóm ĐC tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt, khá chiếm 100%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Như vậy cho thấy tiến triển độ liệt theo chỉ số Barthel và chỉ số Orgogozo, điều đó chứng tỏ nhóm thuỷ châm Alton CMP có chiều hướng tốt hơn so với nhóm chỉ điện châm đơn thuần có ý nghĩa (p<0,05).

Qua sự tiến triển thang điểm Barthel và Orgogozo cho thấy tác động hiệu quả của Alton CMP theo những cơ chế khác nhau của Y học cổ truyền. Sự cải thiện này lại khẳng định thêm hiệu quả của Alton CMP.

4.4. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được điều trị theo đúng phác đồ nghiên cứu: điện châm đúng kỹ thuật, thuỷ châm an toàn và đúng kỹ thuật, tuân thủ các điều kiện của nghiên cứu. trong quá trình làm nghiên cứu thủy châm chế phẩm Alton CMP chúng tôi thấy dấu hiệu chủ yếu là đau tại nơi thủy châm (chiếm 100%) số bệnh nhân đã thủy châm chế phẩm

Alton CMP vào huyệt. dấu hiệu đau thường xuất hiện vào ngày thứ 10, ngày thứ 12 của liệu trình điều trị. Dấu hiệu đau xẽ hết sau khi nghưng thuốc từ 5 đến 7 ngày.

Để đánh giá sự an toàn của phương pháp điều trị trên lâm sàng, chúng tôi theo dõi cảm giác chủ quan, biểu hiện lâm sàng và kiểm tra một số chỉ số sinh lý của bệnh nhân trước và sau điều trị. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được một số kết quả.

Kết quả biến đổi huyết áp trước và sau khi điều trị

- Bảng 3.25 cho thấy: So sánh huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình trước và sau khi điều trị của hai nhóm và so sánh giữa hai nhóm ở các thời điểm khác nhau có sự khác biệt (p<0,05). Sự thay đổi này xảy ra ở cả nhóm chứng và nhóm đối chứng điều này có thể do việc điều trị thuốc hạ áp cho các bệnh nhân ở cả hai nhóm, mà không phải do phương pháp nghiên cứu.

- Bảng 3.28 cho thấy: với 30 bệnh nhân tiến hành thủy châm chế phẩm Alton CMP gặp tác dụng phụ là đau tại nơi thủy châm. Tuy nhiên những bệnh nhân có đau tại nơi thủy châm khi ngưng thuốc dấu hiệu đau hết rất nhanh chỉ sau vài giờ, nhưng nếu vẫn tiếp tục thủy châm thì dấu hiệu đau sẽ tồn tại lâu hơn.

4.4.2. Trên cận lâm sàng

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sau 30 ngày điều trị bằng điện châm và thuỷ châm thuốc Alton CMP ngày 1 lần cho thấy:

- Chỉ số huyết học trước và sau khi điều trị (Bảng 3.26):

Sự thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), các chỉ số đều nằm trong giới hạn bình thường. Điều này cho thấy điện châm phối hợp với thuỷ châm Alton CMP sử dụng trên lâm sàng không làm thay đổi các chỉ số huyết học.

Sự thay đổi các chỉ số ure, creatinin, AST, ALT trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), các chỉ số đều nằm trong giới hạn bình thường. Điều này cho thấy điện châm phối hợp với thuỷ châm Alton CMP sử dụng trên lâm sàng không làm thay đổi các chỉ số sinh hoá, không làm ảnh hưởng tới chức năng gan, thận

Như vậy sau 30 ngày điều trị bằng phác đồ nghiên cứu không thấy có sự biến đổi về chức năng của hệ thống tạo máu cũng như chức năng gan, thận của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu điều trị cho 60 bệnh nhân được chẩn đoán TBMMN do NMN sau giai đoạn cấp, bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm nghiên cứu (30 bệnh nhân), nhóm đối chứng (30 bệnh nhân) tương đồng về tuổi, độ liệt. Nhóm nghiên cứu thủy châm Alton CMP, kết hợp với phác đồ nền được xây dựng tại Khoa YHCT Bệnh viện Bạch Mai, nhóm đối chứng chỉ dùng phác đồ nền. chúng tôi xin rút ra kết luận như sau:

1. Thủy châm Alton CMP kết hợp với điện châm trong điều trị di chứng liệt vận động sau TBMMN do NMN đạt kết quả tốt hơn so với nhóm chứng

Thể hiện qua các chỉ số:

Cải thiện chỉ số Rankin

- Nhóm NC sau 30 ngày điều trị với tỷ lệ tốt và khá đạt 96,7% so với nhóm ĐC là 70% (p<0,05).

- Theo YHCT:

+ Thể KHHT tốt chiếm 57,9% cao hơn nhóm đối chứng 11,8%, có sự khác biệt với p < 0,01.

+ Thể CDCT tốt chiếm 36,4% cao hơn so với nhóm chứng 15,4%, có sự khác biệt với p < 0,05.

Cải thiện chỉ số Barthel

- Nhóm NC tăng lên có ý nghĩa với 76,7 điểm so với nhóm ĐC sau điều trị là 68,5 điểm (p<0,05).

- Tỷ lệ đạt mức tốt ở nhóm NC là 60% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐC là 26,7% (p<0,05).

- Theo YHCT:

+ Thể KHHT tốt chiếm 52,6% cao hơn so với nhóm chứng 29,4%, có sự khác biệt với p < 0,05.

+ Thể CDCT tốt chiếm 72,7% cao hơn so với nhóm chứng 30,8%, có sự khác biệt với p < 0,05.

Cải thiện chỉ số Orgogozo

- Điểm trung bình nhóm NC tăng lên có ý nghĩa với 81,8± 8,0 cao hơn so với nhóm ĐC sau điều trị là 72,3±12,4 (p<0,05).

- Dịch chuyển độ liệt Orgogozo nhóm NC là 94,7% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ĐC là 70,6% (p<0,05).

- Theo YHCT:

+ Thể KHHT tốt chiếm 94,7% cao hơn so với nhóm chứng 52,9%, có sự khác biệt với p < 0,05.

+ Thể CDCT tốt chiếm 81,8% cao hơn so với nhóm chứng 38,5%, có sự khác biệt với p < 0,05.

2. Tác dụng không mong muốn của thủy châm bằng Alton CMP.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng thủy châm Alton CMP trong hỗ trợ phục hồi chứcnăng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w