Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng thủy châm Alton CMP trong hỗ trợ phục hồi chứcnăng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 28 - 32)

Các chỉ tiêu lâm sàng

* Đặc điểm đối tương nghiên cứu:

- Tuổi, giới, vị trí tổn thương trên lâm sàng, tiền sử điều trị.

* Đánh giá mức độ di chứng theo Rankin (1957) nhằm lượng giá mức độ tổn thương của bệnh nhân sau TBMMN trên lâm sàng

- Nội dung và cách đánh giá: + Độ I: Phục hồi hoàn toàn.

Bệnh nhân đã đi lại được một mình trong phòng, tay liệt đã cầm nắm được, dáng đi gần như bình thường.

Là những bệnh nhân sau điều trị di chứng về vận động ở mức vừa phải, đi lại được nhưng còn ngượng, dáng đi còn lệch, tay có thể chưa vung theo thân mình, cầm nắm có lúc còn gượng, dơ tay lên cao còn khó khăn.

+ Độ III: Di chứng vừa, sinh hoạt cần người giúp đỡ.

Di chứng sau điều trị ở mức vừa phải, bệnh nhân chưa thể tự đi lại một mình, chỉ đứng được tại chỗ hoặc đi được vài bước nhỏ khi có trợ giúp, chưa cầm nắm được đồ vật, xòe nắm bàn tay còn khó khăn, không dơ tay lên cao được.

+ Độ IV: Di chứng nặng, sinh hoạt cần phục vụ hoàn toàn.

Bệnh nhân có nhiều di chứng về vận động, chưa đi lại được chân co duỗi khó khăn, tay chưa nâng lên khỏi mặt giường, không xòe nắm bàn tay được, không ngồi được.

+ Độ V: Di chứng rất nặng, có nhiều biến chứng.

* Theo chỉ số Barthel (1965): nhằm lượng giá các hoạt động trong đời sống thường ngày của bệnh nhân. Thang điểm Barthel gồm 10 tiêu chí nhận định về chức năng sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân với thang điểm là 100

Chỉ số này được đề xướng sử dụng trong lâm sàng từ 1965, để nhận định bệnh nhân dựa vào khả năng hoạt động độc lập của họ về các chức năng hàng ngày như:

+ Khả năng độc lập hay phụ thuộc trong ăn uống, tự ăn được hay cần trợ giúp, có khả năng bưng được bát cơm, cầm đũa hay không cầm được.

+ Bệnh nhân có tự ngồi dậy, có tự ngồi xe lăn, di chuyển từ xe lên giường…

+ Vệ sinh cá nhân tại chỗ hay tự vào được nhà tắm, công việc đánh răng rửa mặt hàng ngày.

+ Đi lại được trong phòng hoặc không đi lại được hay chỉ đứng được tại chỗ…

- Cách đánh giá và phân độ:

Dựa trên kết quả cho điểm theo bảng chỉ số Barthel, bệnh nhân được phân làm 4 độ như sau: [1965]

+ Độ I: Tự lực hoạt động: 91-100 điểm. + Độ II: Trợ giúp ít: 65-90 điểm.

+ Độ III: Trợ giúp trung bình: 26-64 điểm. + Độ IV: Phụ thuộc hoàn toàn: 0-25 điểm.

* Theo thang điểm Orgogozo (1986): Trạng thái chức năng thần kinh

của bệnh nhân sau TBMMN. Thang điểm này gồm 10 mục kiểm tra dựa trên quan sát và thăm khám chức năng cơ bản về ý thức, giao tiếp và vận động tứ chi với thang điểm là 100 (phụ lục2).

- Cách đánh giá và phân độ:

Dựa vào kết quả cho điểm theo bảng thang điểm Orgogzo, bệnh nhân được phân làm 4 độ như sau:

+ Độ I: Tốt: 90-100 điểm. + Độ II: Khá: 70-89 điểm.

+ Độ III: Trung bình: 50-69 điểm. + Độ IV: Kém: <50 điểm.

* Huyết áp:

- Theo dõi chỉ số huyết áp: Tâm thu, tâm trương và trung bình. - Huyết áp trung bình = HAttHAttr + HAttr

Bảng 2.1. Đánh giá phân loại huyết áp theo phân loại JNC – VI [2] (1997)

Phân loại huyết áp Huyết áp tâm thu (mmhg)

Huyết áp tâm trương (mmHg) Tối ưu <120 <80 Bình thường 120-129 80-84 Bình thường cao 130-139 85-89 Tăng HA Độ I 140-159 90-99 Độ II 160-179 100-109 Độ III ≥180 ≥110

* Tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng: - Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Sốc, mẩn ngứa, đau đầu buồn nôn, đau tại nơi thuỷ châm. + Các triệu chứng không mong muốn khác…

* Đánh giá theo các thể của YHCT: - Tiến triển độ liệt Rankin theo hai thể

+ Khí hư huyết trệ (KHHT), lạc mạch ứ trở. + Can dương cang thịnh (CDCT), lạc mạch ứ trở.

Các chỉ số cận lâm sàng

+ Huyết học: hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố. + Sinh hóa máu: ure, creatinin, glucose, ALT, AST

- Cách theo dõi: Các chỉ tiêu trên được đo lường vào ngày N1, N15, N30 của quá trình điều trị.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng thủy châm Alton CMP trong hỗ trợ phục hồi chứcnăng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w