Đối với ngành và Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010 (Trang 50 - 54)

• Đối với ngành, phải xác định rõ các chương trình đổi mới công nghệ, hay còn gọi là lộ trình công nghệ, chiến lược công nghệ. Nói cách khác là phải có chương trình hành động. Đi liền với chương trình đó là các giải pháp cụ thể, biện pháp cụ thể về tổ chức, tài chính, kế hoạch tiến độ…

• Đẩy mạnh các phong trào thi đua giữa các đơn vị trong ngành và trong Tổng Công ty Giấy Việt Nam như: phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ

thuật, hợp lý hóa sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, tiết kiệm nhiều hơn…

• Tích cực tổ chức thường xuyên các hoạt động của Hiệp hội Giấy Việt Nam để giúp các thành viên tiếp cận với sự phát triển khoa học – công nghệ và hoạt động thông tin khu vực và thế giới.

• Hiệp hội Giấy Việt Nam tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận và hội nhập với ngành giấy trong Asean, các nước trên thế giới thông qua hợp tác quốc tế, tham gia hội chợ ngành giấy trên thế giới...

• Hiệp hội Giấy Việt Nam và Tổng Công ty Giấy Việt Nam mở trường đào tạo công nhân kỹ thuật, các bộ kỹ thuật trung cấp và cao đẳng ngành giấy phía Nam, khu vực có tốc độ phát triển ngành mạnh mẽ.

• Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô phát triển nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thực tiễn, góp phần vào sự phát triển của ngành.

KẾT LUẬN.

Trong khoảng một thập kỷ qua, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chứng kiến sự xuất hiện của những nhà sản xuất giấy và bột giấy tầm cỡ. Một số công ty đã mở rộng sản xuất hết sức nhanh chóng và trở thành những con át chủ bài trong ngành công nghiệp giấy thế giới cũng như dẫn đầu về giảm giá thành sản xuất, quy mô hoạt động và công nghệ tiên tiến.

Trong những năm qua, trước sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở trong nước và trên thế giới, với chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế, nhiều công ty nước ngoài đã tìm kiếm cơ hội làm ăn mới và để mở rộng thị trường của họ ở khu vực và ở Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam giao lưu và hội nhập về kinh tế và kỹ thuật với thế giới. Sự tăng trưởng về sản xuất, những tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng, chất lượng sản phẩm được cải thiện là những bước biến hoá thần kỳ ở nước ta. Người tiêu dùng trong nước đã nhận được những sản phẩm giấy chất lượng cao không thua kém gì giấy của các nước trong khu vực. Những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu quan tâm đến thị trường giấy Việt Nam. Điều mà họ chú ý trước tiên là ở đây có một thị trường tiêu thụ tiềm năng khá lớn với dân số xấp xỉ 80 triệu người hiện đang thiếu rất nhiều mặt hàng giấy, kể cả mặt hàng phổ thông. Điều thứ hai là, trên đất nước này đang có triển vọng phát triển nhiều loại nguyên liệu giấy.

Tuy vậy, ngành giấy Việt Nam ngày nay đã bước tới điểm ngưỡng của chính mình, đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với khu vực và thế giới, phải đối mặt với thực trạng yếu kém, gai góc để tồn tại hay không tồn tại: đó là sức mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường, đặc biệt khi Việt Nam tham gia AFTA.

Trong điều kiện thực lực hiện nay, với trình độ công nghệ chậm phát triển, quy mô sản xuất không lớn, máy móc thiết bị lạc hậu chậm thay đổi, năng suất thấp, thiếu vốn đầu tư, ngành giấy khó có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, khó có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất giấy của khu vực và thế giới để đưa ra thị trường những sản phẩm có đủ sức hấp dẫn thu hút khách hàng bằng sự mềm dẻo của giá cả, sự thích ứng của yêu cầu chất lượng, sự phong phú đa dạng của mặt hàng.

Như vậy, có thể khẳng định đến thời điểm này đầu tư phát triển đã trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan hết sức cấp bách để mở đường cho ngành công nghiệp giấy Việt Nam tồn tại và phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong những năm tới đây, theo chiến lược phát triển và nhiệm vụ của mình, ngành giấy sẽ phải đầu tư để phát triển với quy mô chưa từng có trong lịch sử của mình. Ngành giấy hôm nay có thể sẽ nhỏ bé hơn nhiều so với ngành giấy trong mười, mười lăm năm tới. Những gì ngành giấy có được ngày hôm nay vẫn là những tài sản vô cùng qúy giá trong hành trang của mình.

Quán triệt chủ trương chính sách của Nhà nước, phát huy những điều kiện thuận lợi sẵn có, ngành giấy nỗ lực khắc phục khó khăn đầu tư phát triển, đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực tương xứng với nhiệm vụ mới, vượt qua thách thức của nguy cơ tụt hậu, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nhằm thực hiện cho được Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cho 10 năm đầu thế kỷ XXI: “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.

Vì khả năng và thời gian có hạn, luận văn không khỏi có những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn. Xin chân thành cám ơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)