Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010 (Trang 41 - 42)

Xã hội càng phát triển, văn minh, hiện đại bao nhiêu thì nhu cầu về nguyên liệu giấy càng tăng bấy nhiêu. Trong tương lai không xa, nguyên liệu giấy không chỉ dừng lại ở việc sản xuất giấy viết, giấy in, bao bì các loại mà nguyên liệu giấy còn để sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp, vật dụng đồ dùng sinh hoạt phục vụ đời sống hàng ngày của con người.

Trước mắt trong những năm tới, phạm vi cũng như quy mô của các nhà máy giấy trong nước đang từng bước mở rộng và nâng cao năng suất. Nhu cầu về nguyên liệu giấy rất cao, đòi hỏi phải có những vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu và quy mô phát triển ngành giấy Việt Nam. Việc sử dụng của cải sẵn có của thiên nhiên trong sản xuất giấy, đó là tre nứa của rừng tự nhiên đã làm cạn kiệt tài nguyên và gây hậu quả xấu tới sinh thái và môi trường sống. Cần phải thay đổi suy nghĩ này theo hướng: trong sản xuất bột giấy phải đầu tư những dự án quy mô lớn sản xuất bột giấy từ rừng trồng. Rừng tự nhiên, nếu có tận dụng được, chỉ có thể là phần bổ sung của vài năm sản xuất đầu tiên.

Việc mở rộng các vùng nguyên liệu theo Định hướng mục tiêu chiến lược đến năm 2010 của Tổng công ty Giấy Việt Nam, đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống sản xuất, bảo quản và cung ứng giống thích hợp, bao gồm các vườn giống những loài trồng rừng chủ yếu của mỗi vùng, kho bảo quản và phòng kiểm nghiệm hạt giống.

Về chiến lược, công tác giống phải gắn với quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung cho nhà máy bột và giấy. Khảo nghiệm giống phải ưu tiên đi trước một bước. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu cây trồng, tổ chức cung ứng giống. Để chủ động giống trong sản xuất và tham gia trao đổi trên thị trường trong nước và quốc tế, phải tiến hành điều tra khảo sát xây dựng và đề nghị công nhận chính thức các lâm phần giống theo tiêu chuẩn Quốc gia. Hình thành mạng lưới bảo tồn nguồn giống các cây ưu trội Keo, Bạch đàn, Thông làm vật liệu tạo giống mới cho sản xuất. Quản lý và và cung ứng giống theo một hệ thống thống nhất trong Tổng Công ty, đồng thời xây dựng kho bảo quản hạt giống, bộ phận kiểm nghiệm và nghiên cứu chất lượng hạt giống.

Theo sơ đồ phân bố hệ thống các vùng nguyên liệu giấy phát triển trong giai đoạn 1996 – 2010 của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn và trên cơ sở quy hoạch đầu tư mới, đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng các nhà máy giấy có tính đến nhu cầu phát triển mở rộng sau này xác lập quy hoạch

đầu tư phát triển vùng nguyên liệu đến năm 2010 (Xem phụ lục 2). Các vùng nguyên liệu quy hoạch đầu tư:

a) Vùng trung tâm Bắc Bộ 135.000 ha b) Vùng nguyên liệu giấy phía Nam 135.000 ha c) Vùng nguyên liệu giấy Tây Bắc 50.000 ha d) Vùng nguyên liệu giấy Tây Bắc Kontum 90.000 ha e) Vùng nguyên liệu giấy Hòa Bình Sơn La 140.000 ha h) Vùng nguyên liệu giấy Hoàng Văn Thụ (Bắc Thái) 40.000 ha i) Vùng nguyên liệu giấy Duyên hải miền Trung 50.000 ha Tổng diện tích rừng đầu tư 640.000 ha Tổng diện tích rừng hiện có 650.000 ha

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010 (Trang 41 - 42)