MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010 (Trang 35 - 37)

NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY ĐẾN NĂM 2010 I/. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIẤY ĐẾN NĂM 2010 1) Căn cứ xác định mục tiêu

Mục tiêu tổng quát phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010 được xác định trên cơ sở xem xét các yếu tố chủ yếu sau:

1.1 Tiềm năng nguồn lực phát triển ngành giấy Việt Nam

Việt Nam có nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú và rất đa dạng là cơ sở thuận lợi phát triển ngành giấy. Nước ta lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều mưa, số giờ nắng trong năm cao nên thực vật phát triển sinh khối nhanh, tạo thuận lợi để đầu tư xây dựng khu chuyên canh nguyên liệu đạt hiệu quả cao. Tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp giấy: theo tổng sơ đồ phân bố hệ thống các vùng nguyên liệu giấy phát triển trong giai đoạn 1996 – 2010 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng diện tích quy hoạch trồng rừng toàn quốc là 1 triệu hecta.

• Mức tiêu dùng giấy bình quân đầu người nước ta hiện nay chỉ khoảng 6,55 kg và nằm trong khu vực thị trường Châu Á, ngành giấy Việt Nam đứng trước một triển vọng to lớn để mở rộng thị trường, phát triển sản xuất.

• Việt Nam có trình độ về nguồn nhân lực tương đối cao (nếu nhìn các chỉ tiêu về nguồn nhân lực ở một số khía cạnh hẹp như tỷ lệ người lớn biết chữ, ta thấy Việt nam không thua kém bao nhiêu so với Thái Lan và còn hơn cả Trung Quốc). Chi phí công nhân của sản xuất công nghiệp giấy Việt Nam so với thế giới và khu vực đang ở mức tương đối thấp. Đội ngũ lao động ngành giấy tương đối đông đảo, được đào tạo có hệ thống trong nước và ngoài nước, có kinh nghiệm, có kỹ năng và trình độ cần thiết để tiếp thu kiến thức kinh tế, kỹ thuật và quản lý mới nhằm khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất hiện nay và các công trình đầu tư mới trong tương lai.

• Tuy còn nhỏ bé nhưng ngành công nghiệp giấy Việt Nam cũng có những lợi thế về cơ sở vất chất kỹ thuật với năng lực sản xuất 450.000 tấn giấy/năm và 270.000 tấn bột/năm, nếu được quan tâm khai thác và có chính sách đầu tư thích ứng sẽ là nền tảng thuận lợi để phát triển.

1.2 Môi trường đầu tư thuận lợi.

Những thành tựu to lớn của chính sách kinh tế mở cửa và sự nỗ lực vươn lên của ngành giấy đã tạo ra những cơ hội mới góp phần thúc đẩy tiến trình đầu tư phát triển:

• Vị trí địa lý của Việt Nam ngày càng được các nước quan tâm chú ý và dần trở thành một vị trí kinh tế chiến lược vùng Đông Nam Á. Việt Nam đã thiết lập quan hệ hầu hết với các nước, các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế, thuận lợi cho quá trình đầu tư.

• Nền kinh tế Việt Nam đã cơ bản ra khỏi khủng hoảng và liên tục tăng trưởng, tình hình chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao. Môi trường pháp lý đầu tư và cơ sở hạ tầng không ngừng được hoàn thiện. Việt Nam là một nước đông dân và tương lai không xa dân số sẽ lên đến 100 triệu người, nước ta sẽ trở thành một thị trường hàng hoá lớn của khu vực và thế giới. Người Việt Nam cần cù lao động, thông minh và ham học hỏi là nguồn phát triển nhân lực tiềm tàng. Vì vậy Việt Nam ngày càng hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư.

1.3 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

• Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm và kế hoạch 5 năm tới ở Đại hội IX.

• Tuyển tập Chiến lược phát triển, Định hướng mục tiêu phát triển, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam.

• Kết quả kiểm kê rừng tự nhiên của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng trung ương (tháng 08 năm 1993). Quy hoạch các vùng nguyên liệu giấy trên phạm vi cả nước giai đoạn 1996 – 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.4 Dự báo nhu cầu giấy Việt Nam đến năm 2010.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế và ngành giấy, nước ta với 80 triệu dân có nhu cầu tiêu thụ giấy trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2010 sẽ tăng bình quân 10,4%. Theo đó, đến năm 2005 cả nước sẽ cần 870.000 tấn giấy các loại và năm 2010 sẽ tăng lên 1.250.000 tấn.

Bảng 3: Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010

2005 2010

1. Dân số (triệu người) 86,1 91,6

2. Tiêu thụ giấy (kg/người) 9,2 13,0 3. Nhu cầu giấy các loại (tấn) 870.000 1.250.000

* Giấy viết, in 201.000 260.000 * Giấy báo 125.000 161.000 * Giấy bao bì 522.000 803.000 * Giấy khác 22.000 26.000

Nguồn: Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010 (Trang 35 - 37)