Bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN I MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu Giáo án kì I (Trang 29 - 31)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN I MỤC TIÊU:

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng: - Mô tả được cấu tạo của ARN. - Xác định được chức năng của ARN. - Phân biệt được ARN với ADN. - Nêu được quá trình tổng hợp ARN.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức và kĩ năng thảo luận theo nhóm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh phóng to hình 17.1 - 2 SGK (hoặc)

- Máy chiếu Overhead và film ghi hình 17.1 - 2 SGK. - Bảng phụ (ghi đáp án bảng 17 SGK).

Hoạt động 1:

TÌM HIỂU ARN

* GV treo tranh phóng to hình 17.1 SGK cho HS quan sát và giải thích cho HS rõ:

ARN cũng như ADN là những axit nuclêit và được chia thành 3 loại:

- mARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp. - tARN có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

- rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm (nơi tổng hợp prôtêin).

* GV yêu cầu HS đọc mục I SGK để nêu lên được: Thành phần hóa học của ARN? Đồng thời thực hiện  mục I SGK.

* GV cho HS lên bảng để điền và hoàn thành bảng (nội dung bảng 17 SGK); rồi chỉnh lí, bổ sung và treo bảng phụ (ghi đáp án).

- HS theo dõi sự giải thích của GV và ghi những nội dung chính vào vở.

- HS đọc mục I SGK, độc lập suy nghĩ, thảo luận chung cả lớp và phải nêu lên được:

* ARN cũng được cấu tạo từ C, H, O, N và P thuộc loại đại phân tử nhưng nhỏ hơn nhiều so với ADN.

ARN được cấu tạo từ 4 loại đơn phân: ađênin (A), guanin (G), xitôzin (X) và uraxin (U).

Đáp án:

Đặc điểm ARN ADN

Số mạch đơn 1 2

Các loại

đơn phân A, T, G, X A, U, G, X

Hoạt động 2:

TÌM HIỂU SỰ TẠO THÀNH ARN

* GV bấm máy lên màn hình (hoặc treo tranh phóng to) hình 17.2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi:

- ARN được tổng hợp từ một hay hai mạch đơn của gen?

- Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau trong quá trình hình thành mạch ARN?

- Có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của gen?

* GV dựa vào hình 17.2 SGK, giải thích cho HS rõ:

- Khi bắt đầu tổng hợp ARN, gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn, đồng thời các nuclêôtit

- HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời. - Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và cùng xây dựng đáp án.

Đáp án:

* ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen (được gọi là mạch khuôn).

* Trong quá trình hình thành mạch ARN, các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN và môi trường nội bào liên kết với nhau theo NTBS (A – U, T – A, G – X, X – G).

* Trình tự các loại đơn phân trên ARN giống với trình tự mạch bổ sung của mạch khuôn, chỉ khác là T được thay bằng U.

trên mạch khuôn vừa tách ra liên kết với các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào theo NTBS để hình thành mạch ARN.

- Khi kết thúc phân tử ARN được hình thành, tách khỏi gen đi ra chất tế bào để thực hiện chức năng của nó.

IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:

1. GV yêu cầu HS đọc phần tóm tắt cuối bài. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.

:V. DẶN DÒ:

* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.



Một phần của tài liệu Giáo án kì I (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w