Chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn định hướng và giải pháp trong thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở cộng hòa dân chủ nhân dâ (Trang 37 - 41)

Hiện nay, việc theo đuổi chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát tại Việt Nam chưa được thực hiện. Việt Nam đang theo đuổi chính sách đa mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Tuỳ từng thời điểm khác nhau mà một mục tiêu nào đó trong hệ thống các mục tiêu trên được coi trọng hơn; ví dụ như trong những năm đầu của thập kỷ 90 mục tiêu ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát được coi trọng nhất, còn những năm 1998-2000 thì ổn định tỷ giá được coi trong hơn. Việc theo đuổi chính sách tiền tệ đa mục tiêu trong điều kiện chuyển đổi kinh tế là tương đối hợp lý do cơ cấu kinh tế chưa hoàn thiện, hệ thống ngân hàng tài chính chưa phát triển, đồng thời nhu cầu hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển là cần thiết.Từ việc lựa chọn mục tiêu CSTT như trên, việc điều hành CSTT trong thời gian qua đã đạt được những thành công đáng kể.

Đánh giá chung về việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua.

- Thứ nhất là sự góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định sức mua của đồng Việt Nam. Sự ổn định trong việc điều hành kinh tế vĩ mô đã tạo điều kiện giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định: năm 1995 tăng 9,54%, năm 1996 tăng 9,34%, năm 1997 tăng 8,15%, năm 1998 tăng 5,8%, năm 1999 tăng 4,8%; năm 2000 tăng 6,7%; năm 2001 tăng 6,85%; năm 2002 tăng 7,04%; năm 2003 tăng 7,24%.Các mục tiêu kinh tế xã hội khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo... cũng được hỗ trợ bằng các biện pháp cụ thể như: tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên, ưu tiên đầu tư tín dụng vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn, cho vay người nghèo...

- Thành công thứ hai: Các công cụ của CSTT được xây dựng tương đối hoàn chỉnh chuyển dần từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp. Cho đến nay, các công cụ trực tiếp được sử dụng ít đi. NHNN chủ yếu điều hành CSTT bằng các công cụ gián tiếp như DTBB, chiết khấu, TCK, NVTT.

* Những tồn tại và hạn chế:

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc thực hiện CSTT đa mục tiêu, thì Việt Nam còn có những hạn chế tồn tại nhất định như:

Do CSTT của Việt Nam theo đuổi đa mục tiêu nên đôi khi mục tiêu này lại triệt tiêu mục tiêu kia, trong giai đoạn vừa qua, một số chỉ tiêu không đạt yêu cầu Chính phủ đề ra, đặc biệt là mục tiêu lạm phát. Bảng 1.1: Tình hình thực hiện chính sách mục tiêu lạm phát Đơn vi tính: % Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Chỉ tiêu% 10 10 7 7-8 10 6 5 5-6 4-5 <5 Thực hiện% 12,7 4,5 3,6 9,0 0,1 -0,6 0,8 4 3 8,8

Mặc dù không đạt chỉ tiêu đề ra nhưng có những năm lạm phát lại ở mức hợp lý góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như năm 1996 –1997. Tuy nhiên, vấn đề dự báo và các biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát của nền kinh tế nói chung và của NHNN nói riêng, thì rõ ràng rằng khả năng dự báo lạm phát (cả về phương pháp tính và vấn đề thu thập, xử lý thông tin về diễn biến trên thị trường) còn yếu kém, đồng thời,sự chỉ đạo và điều hành giá cả tiêu dùng của nền kinh tế còn mang tính thụ động và hiệu quả không cao. Chính điều này đã làm cho lạm phát thực tế những năm 1999- 2001 quá xa với chỉ tiêu đề ra và trở thành lạm phát, còn năm 2004 lại vượt quá chỉ tiêu đề ra, gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng trong từng khối lượng tiền như tỷ lệ tăng của M2 và M3 đôi khi thể hiện những biến động khác nhau.Do đó, hiệu quả của tỷ lệ tăng M2 với vai trò là một mục tiêu trung gian của CSTT được coi là bị giảm xuống. Hơn nữa, mối quan hệ chi phối giữa mục tiêu hoạt động cơ sở – MB với M2 ngày càng thiếu ổn định làm cho việc sử dụng mục tiêu trung gian là M2 để điều hành CSTT bắt đầu có dấu hiệu kém hiệu quả.

Một vấn đề cần quan tâm nữa là, hiện nay mức độ đô la hoá ở Việt Nam tương đối cao đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế cũng như tới việc hoạch định và điều hành CSTT, CSTG. Đồng thời đô la hoá là làm cho mối quan hệ giữa TPTTT M2 với giá cả và sản lượng đôi khi không tuân thủ theo những quy luật vốn có. Vì vậy, mục tiêu trung gian là M2 đã không phát huy hết tác dụng.

Về những hạn chế trong việc sử dụng các công cụ CSTT: Có thể nói hạn chế lớn nhất trong việc thực thi CSTT ở Việt Nam thời gian qua là việc xây dựng và sử dụng các công cụ của CSTT. Hệ thống các công cụ, đặc biệt là các công cụ gián tiếp, mới được xây dựng và chưa có đủ điều kiện hoàn thiện, sự phối kết hợp các công cụ chưa thường xuyên và thiếu hiệu quả. Một số hạn chế khác như việc xác định lượng tiền cung ứng hàng năm chưa chính xác và chưa kịp thời so với các biến động kinh tế, chính trị: Khối lượng cung ứng hàng năm chưa chính xác và chưa kịp thời so với các biến động kinh tế, chính trị, khối lượng cung ứng được dự đoán thường quá lớn so với nhu cầu thực tế, gây khó khăn trong

việc kiểm soát tốc độ tăng của TPTTT, tạo ra áp lực lạm phát đối với nền kinh tế hay sự phối kết hợp trong việc sử dụng các chính sách chưa cao.

Kinh nghiệm của các nước cũng chỉ ra rằng, các nước theo đuổi chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát thường sử dụng lãi suất ngắn hạn làm mục tiêu điều hành, bởi kênh truyền dẫn này, có ảnh hưởng rất hiệu quả đối với giá cả.Tuy nhiên, muốn sử dụng lãi suất ngắn hạn là mục tiêu điều hành cần phải thoả mãn các điều kiện sau: (i). Phải tồn tại một cơ chế mà lãi suất ngắn hạn có thể đơn phương quyết định lãi suất dài hạn mà không có cơ chế ngược lại; (ii). Cần thiết phải có sự kiểm soát nhờ đó NHTW có thể sử dụng các công cụ chính sách thích hợp để điều chỉnh lãi suất ngắn hạn; (iii). NHTW có thể thông báo một cách có hiệu quả dự định của mình tới dân chúng dưới góc độ là sự thay đổi trong mục tiêu điều chỉnh sẽ tác động tới lãi suất ngắn hạn và sau đó tới lãi suất dài hạn thông qua sự thay đổi trong dự đoán lạm phát. ở Việt Nam rõ ràng lãi suất trên thị trường tiền tệ vẫn chưa phải là một công cụ quyền lực của NHNN và phần nào gây ra sự suy giảm hiệu lực của CSTT. NHNN vẫn chưa xác định được cơ chế điều hành lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ một cách chuẩn mực. Đồng thời, quan hệ giữa các loại lãi suất chưa diễn ra theo đúng quy luật cung cầu và lãi suất ngắn hạn hầu như không có ảnh hưởng đến thị trường vốn chung và dài hạn [16, tr.91].

Một lý do nữa cũng không kém phần quan trọng trong đó là việc xây dựng và điều hành CSTT của Việt Nam thời gian qua còn nhiều bất cập và chưa thực sự tạo được niềm tin của công chúng.

* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế như sau: (1). Do nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và mở cửa với điểm xuất phát là một nền kinh tế yếu kém.Lạc hậu chính vì vậy việc tiếp cận với những nền kinh tế thị trường nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Riêng đối với chính sách tiền tệ mới được xây dựng và thực thi trong hơn 10 năm qua nền kinh tế còn nhiều bỡ ngỡ cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tế; (2). Thị trường tài chính, tiền tệ kém phát triển làm cho công cụ của CSTT khó có điều kiện phát huy hiệu quả. (3). Nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu nền kinh tế thị trường chưa ổn định. Chính vì vậy, quy luật thị trường vẫn chưa phát huy hết tác dụng của nó, quan hệ cung – cầu trên thị trường còn bị tác động và can thiệp bởi nhiều yếu tố chủ

quan không theo quy luật thị trường; (4). Ngân hàng nhà nước chưa thực sự là cơ quan hoạch định CSTT mà về cơ bản chỉ là cơ quan thực thi CSTT, thậm chí quá trình điều hành còn bị chi phối bởi các quyết định của Chính phủ. CSTT phụ thuộc quá nhiều vào các chính sách khác, thậm chí làm hộ công việc của các cơ quan khác như chính sách hội chợ và thông qua lãi suất, tỷ giá. Khoanh nợ, xoá nợ của các NHTM thêm vào đó còn có khá nhiều các cơ quan, tổ chức tham gia chỉ đạo và giám sát việc xây dựng thực thi CSTT. (5). Sự thiếu hụt về thông tin cũng như những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình xây dựng; (6). Sự phối hợp giữa các bộ ngành chưa làm tốt và chặt chẽ, có những hạn chế trong việc ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn thực thi; (7). Trình độ cán bộ điều hành thực thi CSTT còn chưa đồng đều về mặt chuyên môn và kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu LUẬN văn định hướng và giải pháp trong thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở cộng hòa dân chủ nhân dâ (Trang 37 - 41)