Lào là một nước kém phát triển, nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp chiếm 80%,và mới chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Vì vậy, Lào muốn theo đuổi được chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát cần phải đạt được một số vấn đề cơ bản sâu đây:
1.Việc xác định thời điểm tốt nhất để tiến hành thực hiện mục tiêu là thời điểm nào?. Có thể nói đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của CSTT.Thông thường thời điểm tốt nhất để tiến hành là sau khi đạt được một số thành công ban đầu trong việc kiểm soát lạm phát.
2. Tính công khai minh bạch và sự giải thích có hiệu quả của chiến lược CSTT.Chính là mục tiêu lạm phát phải được chuyển tải rộng rãi đến công chúng và thị trường thông qua các phương tiện hợp lý nhất, kết hợp với việc chỉ dẫn tập quán..., NHTW cũng phải thường xuyên phổ biến CSTT tới dân chúng để tạo lập được sự hỗ trợ và sự hiểu biết mục tiêu, phải xác định cơ quan thiết lập và thực hiện mục tiêu nhằm xác định rõ trách nhiệm của NHTW, Bộ tài chính. Có thể là NHTW, Chính phủ hoặc cả hai cơ quan thiết lập mục tiêu, điều này có nghĩa là mục tiêu lạm phát được xác định trên cơ sở cấu trúc hoặc là áp lực chính trị.Nhưng dù sao thì NHTW cũng cần phải có được sự độc lập tương đối của mình trong việc thực thi chính sách này.
3. Việc lượng hoá chỉ tiêu, chỉ số lạm phát phải được công chúng quan tâm và hiểu được một cách rõ ràng, chính xác, đúng lúc,đồng thời nó cũng phải loại trừ được những ảnh hưởng của những cú shock giá cả và những ảnh hưởng từ các hoạt động của CSTT được thực hiện trước đây.
4. Việc xác định mức độ linh hoạt của CSTT, trong đó phải xác định được mục tiêu lạm phát là một con số cụ thể hay được giới hạn trong một khung mục tiêu nhất định? Độ lệch ngoài mục tiêu lạm phát được phép là bao nhiêu? Mục tiêu lạm phát có được thay đổi theo thời gian hay không?.
Như chúng ta đã biết những cú sốc có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát bất cứ lúc nào và những ảnh hưởng của CSTT là không ổn định, cho nên tỷ lệ lạm phát thường có biến động lớn.Vì vậy, mục tiêu lạm phát nên được xác định bằng một khung nhất định để có thể thích nghi với sự biến động của lạm phát. Đồng thời kinh nghiệm các nước cũng chỉ ra rằng, việc duy trì một khung lạm phát hẹp, có thể dẫn tới sự biến động của các công cụ hành chính mạnh hơn mức mà NHNN mong muốn và có thể dẫn tới sự thiếu ổn định của các công cụ nếu những biến động này quá mạnh. Tuy nhiên, với một khung lạm phát rộng sẽ làm cho công chúng nghi ngờ về cam kết của NHNN trong việc thực thi mục tiêu lạm phát. Điều này làm phát sinh phương án tiếp cận thứ hai là mục tiêu lạm phát là một con số cụ thể.Cách tiếp cận này là hạn chế tính linh hoạt của CSTT trong việc đáp ứng lại các cú sốc, mà hiệu quả của chúng là làm cho tỷ lệ lạm phát bị lệch ngoài mục tiêu đề ra. Một vấn đề nữa cần phải quan tâm là mục tiêu lạm phát có thể thay đổi theo thời gian, có nghĩa là sử dụng thời gian như một công cụ để làm tăng tính linh hoạt của chính sách mục tiêu lạm phát.
5. Việc xác định khung thời gian hợp lý đối với mục tiêu lạm phát: thường thì khi theo đuổi chính sách này, NHTW khi thiết lập chính sách cần phải tính toán khung thời gian như thế nào cho hợp lý; bởi vì, CSTT ảnh hưởng lên lạm phát với độ lệch về thời gian tương đối dài; do đó, CSTT không thể đạt được mục tiêu lạm phát cụ thể ngay lập tức mà chỉ có thể đạt được sau một thời gian nhất định. Ngoài ra các cú sốc kinh tế có thể xuất hiện trong khoảng thời gian giữa thời điểm khởi xướng CSTT và thời điểm phát huy tác dụng của nó.
Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào từ năm 1994 đến nay