- Thị trường tiền tệ phát triển ở mức độ còn hạn chế:
3.2.4. Tăng cường sự rõ ràng, tính nhất quán và tin cậy của chính sách tiền tệ
Tính rõ ràng và nhất quán có vai trò thiết yếu để đảm bảo tính tin cậy của CSTT. Chúng giúp cho dân chúng có thể hiểu được các quyết định của những người làm chính sách. Do vậy, tạo động lực cho các nhà chính sách đạt tới mục tiêu lạm phát và tăng độ tin tưởng của dân chúng vào việc đạt được mục tiêu lạm phát.
Như vậy, để nâng cao tính rõ ràng, nhất quán của CSTT, luận văn kiến nghị như sau: - Thứ nhất, NHNN phát hành một bản báo cáo về tình trạng lạm phát hoặc báo cáo CSTT trong đó có bao gồm dự báo lạm phát và tăng trưởng kinh tế cho các năm sau đó trình báo cáo này lên Quốc hội.
- Thứ hai, Quốc hội có thể chất vấn Thống đốc NHNN hoặc các thành viên của Hội đồng tư vấn CSTT quốc gia.
- Thứ ba, nếu tỷ lệ lạm phát lệch khỏi mục tiêu, Thống đốc ngân hàng phải báo cáo lên Quốc hội hoặc Chính phủ giải thích nguyên nhân và dự định phương hướng điều chỉnh của Hội đồng tư vấn CSTT quốc gia.
Mất lòng tin vào CSTT sẽ làm tăng dự đoán lạm phát. Tăng dự đoán lạm phát đến lượt nó sẽ làm tăng chi phí đưa lạm phát trở về mức kiểm soát được; do vậy, sự đáng tin cậy cũng rất quan trọng đối với CSTT. Tuy nhiên, nếu CSTT chỉ tập trung chủ yếu vào mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả để tăng cường tính tin cậy của chính sách thì có thể xảy ra những biến đổi trong ngắn hạn của đầu ra một cách không cần thiết do có một sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và tăng trưởng mặc dù không có sự đánh đổi ngược chiều dài hạn giữa hai yếu tố này. Có thể có một sự đánh đổi nào đó giữa tính tin cậy và sự năng động. Khi thực hiện một CSTT tự do, vấn đề không nhất quán sẽ nảy sinh. Trong trường hợp này, tăng cung tiền tệ sẽ mang lại tỷ lệ lạm phát cao mà không tăng việc làm cũng như sản lượng. Do vậy, chúng ta cần một cách thức thực hiện CSTT khoa học hơn để phản ánh mức đổi tối ưu giữa tính tin cậy và sự năng động. Quy trình như vậy chính là nguyên tắc tự do của CSTT. Các nhà làm chính sách thường cam kết với dân chúng và điều hành CSTT tuân theo các quy tắc CSTT; do vậy, thị trường tài chính có thể tạo ra những dự đoán rõ ràng về các hành động chính sách trong tương lai.
Mục tiêu lạm phát đôi khi cũng bị chỉ trích do chỉ quan tâm đến mục tiêu lạm phát mà bỏ qua sản lượng. Tuy nhiên, sự chỉ trích này đặt không đúng chỗ. Xét về khía cạnh lý thuyết, thậm chí nếu áp dụng mục tiêu lạm phát chặt chẽ, nghiên cứu sản lượng vẫn rất quan trọng bởi vì sản lượng đóng vai trò xác định lạm phát trong tương lai. NHTW sẽ vẫn phải quan tâm đến chỉ tiêu sản lượng trong chức năng phản ứng của mình.
Một vấn đề khác liên quan đến độ tin cậy của CSTT là dân chúng hiểu tỷ lệ lạm phát cơ sở đến mức độ nào. Cần có những cố gắng để phổ cập khái niệm này và mục đích của mục tiêu lạm phát tỷ lệ lạm phát cơ sở cũng như cố gắng để tính ra tỷ lệ lạm phát cơ sở chính xác hơn để có tính đựơc lạm phát cơ sở tốt hơn.