Nói chung, lạm phát ở Lào là hiện tượng rất phức tạp, phản ánh cả ba cấp độ nguyên nhân lạm phát. (1) Lạm phát liên quan đến tiền tệ (tức là phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách). (2) Lạm phát liên quan đến giá cả ( tức là sự bất cân đối về cung – cầu hàng hoá, kể cả tiền tệ, tín dụng và quan hệ kinh tế với bên ngoài).(3) Lạm phát liên quan tới cơ cấu ( tức là những yếu kém về cơ cấu, thể chế thị trường và năng lực quản lý vĩ mô nền kinh tế). Thực tế có những nguyên nhân sau:
1. Khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực chủ yếu là từ Thái Lan, vì Lào nhập khẩu hàng tiêu dùng của Thái chiếm 95%, đặc biệt là khủng hoảng trực tiếp về lĩnh vực tài chính nghân hàng, riêng tỷ giá hối đoái giữa đồng kíp Lào và Bath Thái Lan đã làm cho nền kinh tế Lào chậm phát triển so với những 3 năm trước GDP tính trung bình = 7.3% còn 1997-1999 tính trung bình GDP= 5,46%,
2. ảnh hưởng lớn của thiên tai lũ lụt ở miền Trung và miền Nam, làm thiệt hại cho việc phát triển kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực khác mà chính phủ đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng làm hệ thống thủy lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đảm bảo lương thực thực phẩm trong những năm tới. Chính vậy nhà nước đầu tư số tiền lớn vào lĩnh vực xây dựng cơ bản quá mức cho phép.
3. Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách nhà nước đã được giảm xuống đáng kể, tỷ lệ TH NS/ GDP đã giảm từ 12,58% năm 1998 xuống 8,9% năm 1999 và 6.4% năm 2000, thể hiện rất rõ nỗ lực của Chính phủ Lào trong việc sử dụng các biện pháp thắt chặt tài chính nhằm chống lạm phát và ổn định nền kinh tế, mặc dù việc thắt chặt này không phải dễ dàng do sức ép chi tiêu ngân sách rất lớn, nhất là tỷ trọng chi tiêu NSNN cho đầu tư phát triển (PIP) trên tổng chi NSNN của Lào rất lớn,chiếm khoảng 50% tổng chi NSNN. Nợ nước ngoài tăng lên nhanh từ 51,6% trong năm 1997, 101% trong năm 1998 và 73.4% năm 1999, thực tế xem bảng dưới đây:
Bảng 2.8: Nợ nước ngoài, thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại/ GDP từ 1997- 2004 Đơn vị tính: % Chi tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nợ NNG/ GDP 51.6 101 73.4 65.7 69.1 70.9 65.6 81.7 Thu TM/ GDP -18.9 -21.5 -17.3 -15.6 -10.9 -8.1 -5.8 -6.2 TH NS/ GDP -8.35 - 12.58 -8.97 -6.5 -7.5 -5.1 -7.78 -3.8
Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 2004
4. Thâm hụt lớn thương mại, nếu tính 3 năm từ 1996-1999 thâm hụt thương mại của Lào lên tới 1.162,8 triệu USD thâm hụt thương mại quá lớn, sản xuất hàng hóa trong nước yếu kém. Chính vì vậy, 95% hàng hoá nhập khẩu là từ nước ngoài đặc biệt là Thái Lan sau đó nền kinh tế Lào lại bị đô la hoá và Baht hoá nặng nề, đồng thời với việc lưu hành trôi nổi một lượng lớn USD và tiền Baht nằm ngoài sự kiểm soát ngân hàng làm cho giá trị đồng Kíp mất giá. Một sự tăng cung ứng tiền kíp trên thị trường có thể rất nhạy cảm tạo ra sức ép làm giảm giá đồng kíp và đẩy lạm phát tăng lên xem bảng dưới đây.
Bảng 2.9: Xuất nhập khẩu và thâm hụt thương mại năm 1996-1999
Đơn vị tính triệu USD
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999
Xuất khẩu 323 317 341 301,5 Nhập khẩu 690 648 553 554.3 Thâm hụt thương mại -367 -331 -212 -252,8
Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 1999.
5. Sự yếu kém của hệ thống tài chính, nhất là hệ thống ngân hàng, chưa thực sự đóng vai trò quyết định trong lưu thông tiền tệ và điều hành thị trường tiền tệ, tín dụng, quản lý ngoại hối lỏng lẻo dễ gây rối loạn thị trường ngoại tệ. Mặt khác, do gắn chặt với đồng Bhat, khi khủng hoảng tài chính nổ ra ở Thái Lan từ mùa hè 1997, sự mất giá của
đồng Bhat kéo theo sự mất giá của đồng Kíp Lào trong hoàn cảnh thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng; các NHTM, nhất là các NHTM quốc doanh chưa thực sự là những tác nhân chủ chốt hoạt động trên thị trường tiền tệ tín dụng, hoạt động kém hiệu quả, nợ không sinh lời quá lớn.
6. Năng lực của NHNN Lào chưa đủ mạnh cả về luật NH, luật các tổ chức tín dụng, cơ cấu tổ chức, thể chế; chưa có các chính sách và quy chế cần thiết để giám sát và điều tiết thị trường tiền tệ; chưa có các công cụ đắc lực, hoặc đã có một số công vụ nhưng còn kém hiệu lực để điều tiết thị trường tiền tệ, tín dụng. Việc NHNN phát hành tín phiếu ngân hàng lãi suất cao (5%/tháng, tức 60%/ năm) trực tiếp huy động từ dân và doanh nghiệp vào cuối năm 1999. Xét về bản chất là biện pháp tài chính hơn là biện pháp tiền tệ( mà lẽ ra là yêu cầu các NH thương mại huy động lãi tiết kiệm với mức lãi suất cao. Nhà nước sẽ bù đắp mức chênh lệch lãi suất cho các NHTM); từ đó, chưa thực sự trao trách nhiệm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung, tăng tính linh hoạt về chuyên môn của các ngân hàng thương mại và trách nhiệm của NH nhà nước nói riêng.
7. Trong bối cảnh lạm phát cần xem xét kỹ thêm việc phối hợp thực hiện nhịp nhàng các biện pháp chính sách tiền tệ ( cung ứng tiền, dự trữ bắt buộc, lãi suất, tín phiếu và kỳ phiếu ngân hàng...) và biện pháp chính sách tài chính (thuế, chi tiêu Chính phủ, trái phiếu kho bạc, công trái, ). Thị trường tiền tệ kém phát triển, quản lý vĩ mô đối với tiền tệ yếu tất yếu làm cho nạn đầu cơ tiền tệ gia tăng gây rối loạn thị trường tiền tệ nói riêng và hệ thống tài chính nói chung.
8. Từ năm 1998, đặc biệt là năm 1999, lượng vốn ODA và FDI vào Lào đã giảm sút rất mạnh làm hẫng hụt lớn, đột biến cán cân vĩ mô đã được hình thành trước đó, trong đó có cân đối về tiền tệ, đồng thời ngoại tệ trở nên khan hiếm hơn nhiều so với các năm trước đây, tức thời kỳ giá trị đồng Kíp được củng cố. Giá ngoại tệ do vậy tăng lên là rất yếu. Tình hình này kết hợp với sự thiếu kiểm soát ngoại hối càng đẩy giá ngoại tệ lên cao, đến lúc bùng lên lạm phát.
9. Việc phát hành tiền bù đắp thâm hụt ngân sách, nhất là chi cho khối lượng lớn các công trình thuộc chương trình đầu tư công cộng đã làm trầm trọng thêm lạm phát,
chưa kể việc chi tiêu lớn cho đầu tư công cộng, cho nhiều công trình lớn và bù đắp thâm hụt ngân sách liệu có đem lại hiệu quả thiết thực hay không.
Nói chung các nguyên nhân và các vấn đề trên có thể nhận thức được tương đối dễ dàng, vì chúng bao giờ cũng biểu hiện rõ ràng thông qua các hiện tượng ( chỉ số kinh tế vĩ mô) có thể quan sát được.