- Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo quy định tại Điều 64 BLTTDS năm 2004 thì người người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự có các quyền và nghĩa vụ sau:
Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình TTDS. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Toà án xét thấy cần thiết.
Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
59
Tham gia việc hoà giải, tham gia phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các điểm m, q và r khoản 2 Điều 58 của Bộ luật này [19, Điều 64].
- Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng.
Theo quy định tại Điều 66 BLTTDS năm 2004 thì người làm chứng trong vụ án dân sự có các quyền và nghĩa vụ sau:
Cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.
Được nghỉ việc trong thời gian Toà án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.
Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu Toà án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.
Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lời khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.
60
Phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Toà án, nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại phiên toà; trường hợp người làm chứng không đến phiên toà mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên toà. Phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ người làm chứng là người chưa thành niên. Người làm chứng khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, từ chối khai báo hoặc khi được Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật [19, Điều 66].
- Quyền và nghĩa vụ của người giám định.
Theo quy định tại Điều 68 BLTTDS năm 2004 thì người giám định trong vụ án dân sự có các quyền và nghĩa vụ sau:
Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định, yêu cầu Toà án cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc giám định; đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định; phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan; phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được; phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Toà án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được; không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định; được hưởng các
61
khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật; phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng hoặc kết luận giám định sai sự thật hoặc khi được Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này; họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên [19, Điều 68].
- Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch.
Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch được quy định tại Điều 70 BLTTDS năm 2004, theo đó, người phiên dịch có các quyền và nghĩa vụ sau:
Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa; đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch; không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch; được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật; phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật hoặc khi được Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và
62
khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này; họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó; họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên.
Những quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người biết dấu hiệu của người câm, người điếc.
Trong trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người câm, người điếc biết được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Toà án chấp nhận làm phiên dịch cho người câm, người điếc đó [19, Điều 70].
Hiện nay, luật không quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch mà chỉ quy định chung là người phiên dịch là người được yêu cầu làm phiên dịch trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Thực tiễn gần đây cho thấy, nhu cầu phiên dịch ngày càng tăng. Quy định như vậy tạo sự mềm dẻo, linh hoạt cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc, phù hợp với tính chất tham gia của người này trong tố tụng.
- Quyền và nghĩa vụ của người đại diện.
Theo quy định tại Điều 74 BLTTDS năm 2004 thì quyền, nghĩa vụ của người đại diện được quy định như sau:
Người đại diện theo pháp luật trong TTDS thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS của đương sự mà mình là đại diện.
Người đại diện theo uỷ quyền trong TTDS thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS theo nội dung văn bản uỷ quyền.
Quy định này là nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự [19, Điều 74].
Trong pháp luật Việt Nam còn quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại Điều 63 BLTTDS năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011:
63
người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bao gồm luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư; trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định về trợ giúp pháp lý; công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xoá án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và quản chế hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát và công chức, sỹ quan, hạ sỹ quan trong ngành Công an [19]; [28].
Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng như các cam kết của Việt Nam vẫn giữ lại quyền cho Nhà nước Việt Nam quyết định cho phép hay không cho phép chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được cử luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Tòa án Việt Nam. Quan điểm hiện nay của Nhà nước Việt Nam trước vẫn chưa cho phép luật sư nước ngoài tham gia tranh tụng tại Tòa án. Vì vậy, cá nhân nước ngoài không thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại Việt Nam, vấn đề này được quy định tại Điều 70 Luật Luật sư năm 2006, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012:
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sự Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự trước Toà án Việt Nam [24]; [29].
Địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân nước ngoài tham gia tố tụng trong quan hệ TTDS Việt Nam rất khác biệt so với cá nhân và pháp nhân Việt Nam. Bên cạnh việc được áp dụng chế độ đối xử như công dân trong lĩnh vực TTDS quốc tế thì cá nhân, pháp nhân nước ngoài còn bị hạn chế quyền TTDS. Theo đó, Tòa án Việt Nam có thể áp dụng biện pháp hạn chế quyền TTDS đối với cá nhân, tổ chức
64
nước ngoài nếu Tòa án nước ngoài đó đã hạn chế quyền TTDS đối với công dân, tổ chức Việt Nam (khoản 3 Điều 406 BLTTDS năm 2004). Hạn chế quyền TTDS có thể là sự hạn chế toàn bộ quyền tham gia tố tụng tại Tòa án, hoặc có thể chỉ hạn chế một số nội dung như miễn, giảm án phí…
Vấn đề xác định năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS trong TTDS quốc tế cũng xảy ra xung đột. Theo đó, việc xác định năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS của cá nhân nước ngoài khá phức tạp, bao gồm các hệ thuộc luật quốc tịch, luật nơi cư trú, luật Tòa án (Điều 407 BLTTDS năm 2004). Năng lực pháp luật TTDS của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Năng lực pháp luật TTDS của pháp nhân nước ngoài được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Điều 408 BLTTDS năm 2004). Bên cạnh đó, các trường hợp các vụ tranh chấp dân sự quốc tế mà một bên đương sự là người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao sẽ được Nhà nước Việt Nam giải quyết bằng đường ngoại giao.