0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân theo các điều ước quốc

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN VÀ PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI TRONG QUAN HỆ TỐ TỤNG DÂN SỰ TRƯỚC TÒA ÁN VIỆT NAM (Trang 70 -70 )

quốc tế đa phương

2.3.1.1. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân theo Công ước La Hay năm 1954 về các vấn đề TTDS (Convention on civil procedure)

Phạm vi điều chỉnh của Công ước này là các thủ tục TTDS phát sinh trong lĩnh vực dân sự và thương mại theo nghĩa rộng, bao gồm các lĩnh vực dân sự, gia đình, lao động, thương mại; những vấn đề liên quan đến xét xử quốc tế, tống đạt các giấy tờ tố tụng hay đó là công nhận và cho thi hành các quyết định, bản án của cơ quan tố tụng.

Đối tượng điều chỉnh trực tiếp của Công ước này là những các tổ chức, pháp nhân, cá nhân ở các quốc gia ký kết khác nhau tham gia vào các quan hệ TTDS có yếu tố nước ngoài [52].

65

Vấn đề tống đạt các tài liệu giấy tờ tố tụng: Trong cách thức tống đạt các tài

liệu được phân biệt làm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất: Nếu các quốc gia chỉ là thành viên của công ước mà chưa ký kết điều ước song phương với nhau thì vấn đề quyền tống đạt các tài liệu của người nước ngoài sẽ được thực hiện thông qua con đường ngoại giao và được đảm bảo xác nhận bằng các cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước có công dân hoặc pháp nhân gửi tài liệu (theo Điều 1 của Công ước này).

Trường hợp thứ hai: Các quốc gia vừa là thành viên của công ước này đồng thời giữa các quốc gia lại ký kết các điều ước quốc tế song phương thì phương thức tống đạt sẽ được thực hiện theo các điều ước song phương đó (theo đoạn 3, Điều 1

của Công ước này).

Vấn đề giải quyết các yêu cầu TTDS: Cơ quan tư pháp của quốc gia tiếp nhận đơn yêu cầu sẽ căn cứ vào luật pháp của nước mình để giải quyết các yêu cầu TTDS đó, (theo Điều 14 của Công ước này). Đây là quy định dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và sự bình đẳng giữa các quốc gia và hệ thuộc luật Tòa án. Đó có thể là yêu cầu lấy lời khai chứng cứ, xác minh tài sản của cá nhân tổ chức, cung cấp các thông tin về nhân thân của cá nhân hay yêu cầu cung cấp các bản án quyết định tố tụng có liên quan...

Về chi phí tố tụng: Về nguyên tắc cơ quan tố tụng của nước tiếp nhận sẽ

hông thu bất kỳ một chi phí tự nhiên nào hoặc chi phí mang tính chất hoàn thuế (theo Điều 16 của Công ước), ví dụ như thuế giá trị gia tăng khi gửi các giấy tờ quá cảnh, hay các chi phí lưu kho, bảo quản tài liệu, vật chứng tại các hải quan... Đây là quy định nhằm đảm bảo sự thuận lợi cho hoạt động tương trợ tư pháp giữa các bên. Tuy nhiên vẫn có một ngoại lệ là nước có yêu cầu thực hiện sẽ phải trả chi phí cho những người làm chứng khi họ sang nước bên kia để làm chứng hoặc chi phí trả cho những người giám định, các chuyên gia, các viên chức tư pháp...

Điều 17 của Công ước quy định về chi phí tố tụng đước áp dụng cho nhóm đối tượng là các đương sự, họ có thể là nguyên đơn hoặc các bên liên quan trong vụ án dân sự trước Tòa án trong những nước thành viên khác.

66

Vấn đề trợ giúp pháp lý trong hoạt động TTDS: Các quy định của Công ước

nhằm đảm bảo cho các đương sự ở các quốc gia là thành viên, có quốc tịch khác nhau được hưởng những trợ giúp pháp lý miễn phí trong TTDS. Cụ thể nội dung này được quy định tại Điều 20 như sau:

Trong các vấn đề dân sự và thương mại, công dân của nước ký kết sẽ được trợ giúp pháp lý miễn phí trong tất cả các nước thành viên khác, trên cơ sở tương tự như công dân của các nước, khi tuân thủ pháp luật của nhà nước nơi trợ giúp pháp lý miễn phí được tìm kiếm. Tại các quốc gia khác nơi trợ giúp pháp lý được cung cấp trong các vấn đề hành chính, các quy định của khoản trên cũng áp dụng đối với trường hợp đưa ra trước Tòa án hoặc Tòa án có thẩm quyền trong các vấn đề như vậy [10, Điều 20]. Về nguyên tắc việc trợ giúp pháp lý miễn phí chỉ được áp dụng đối với những cá nhân ở nước là thành viên của Công ước và những yêu cầu về trợ giúp cho những tranh chấp đang, sẽ được giải quyết tại quốc gia trợ giúp đó.

Cơ quan nào sẽ thực hiện việc trợ giúp pháp lý, cơ quan hành chính hay cơ quan tư pháp. Trong phạm vi của điều chỉnh của Công ước là các hoạt động TTDS thì chúng ta sẽ hiểu rằng việc thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ thuộc về thẩm quyền của cơ quan tư pháp (cụ thể là cơ quan xét xử).

Việc thụ hưởng trợ giúp pháp lý sẽ được thực hiện bằng một đơn yêu cầu bằng văn bản có sự xác nhận các thông tin địa chỉ, nhân thân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đăng ký quốc tịch hoặc nơi cư trú hợp pháp của người đó. Mọi đơn yêu cầu của một người không cư trú tại nước có yêu cầu trợ giúp đều phải được hợp pháp hóa bằng con đường ngoại giao hoặc lãnh sự. Nội dung này được quy định cụ

thể tại Điều 21 của Công ước như sau: “Trong mọi trường hợp, giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cần phải được cấp hoặc nhận được từ các nhà chức trách nơi thường trú của người nước ngoài, hoặc nếu không phải của họ, các nhà chức trách của nơi cư trú hiện tại của mình sẽ xác nhận” [10, Điều 21].

67

thực hiện, giấy chứng nhận hoặc tuyên bố cần phải được hợp pháp hóa miễn phí của một sĩ quan ngoại giao, đại lý lãnh sự của nước mà các tài liệu sẽ được sản xuất.

Các nhà chức trách nơi thường trú của người có yêu cầu sẽ phải có sự xác nhận trực tiếp hoặc gián tiếp về chủ thể tồn tại có thật (nhân thân) ở quốc gia mình để vừa đảm bảo tính chân thực của sự việc song cũng đồng thời xác nhận tư cách thành viên của Công ước này. Đối với những người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại nước có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì giấy tờ của họ không cần phải hợp pháp hóa lãnh sự hoặc ngoại giao.

Cũng theo quy định của Công ước này thì chính cơ quan cấp giấy chứng nhận về các giấy tờ nhân thân đó trong những trường hợp cần thiết có thể sẽ được cung cấp những thông tin về tình hình khởi kiện hoặc tình hình tài chính tại quốc gia thành viên khởi kiện. Ngược lại, các cơ quan áp dụng việc trợ giúp pháp lý có quyền giữ lại những tài liệu xác nhận đó để kiểm tra, điều tra phục vụ cho việc cung cấp các tài liệu song phương giữa các cơ quan xét xử của hai bên. Nội dung này được quy định tại Công ước [10, Điều 22].

Lưu ý: Một người là công dân của một nước không phải là thành viên của công ước này nhưng là đối tượng người nghèo có sự xác nhận chân thực và đầy đủ từ phía các cơ quan nhà nước của quốc gia đó và có thể gửi đi các giấy tờ đó thông qua cơ quan ngoại giao của nước mình thì cơ quan ngoại giao sẽ là người hỗ trợ chính cho các yêu cầu và giấy tờ của họ. Họ sẽ được hưởng sự trợ giúp pháp lý miễn phí như công dân của các nước thành viên.

Công ước quy định rằng:

Khi người nghèo có liên quan ở một đất nước khác với trong đó trợ giúp pháp lý miễn phí là để được tìm kiếm, ứng dụng của mình cho trợ giúp pháp lý, kèm theo giấy chứng nhận, tờ khai cần và khi cần thiết, tài liệu hỗ trợ khác sẽ tạo điều kiện kiểm tra việc ứng dụng, có thể được truyền bởi các lãnh sự của nước mình cho cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng hoặc cho cơ quan được nhà nước nơi mà các áp dụng sẽ được kiểm tra [10, Điều 23].

68

2.3.1.2. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân theo Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại

Đối tượng điều chỉnh của công ước là những cá nhân, pháp nhân có quốc tịch khác nhau tham gia vào các quan hệ TTDS phát sinh từ những tranh chấp, yêu cầu trong dân sự và thương mại quốc tế.

Phạm vi điều chỉnh của công ước là các hoạt động TTDS cũng như các thủ tục TTDS quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực dân sự và thương mại quốc tế.

Quyền đầu tiên được ghi nhận trong công ước là quyền được trực tiếp tham gia vào các quan hệ TTDS thương mại quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đối với tất cả các quốc gia là thành viên của công ước này phải dành cho công dân, pháp nhân của quốc gia thành viên quy chế đối xử tận tâm, thiện chí, bình đẳng và có trách nhiệm. Cụ thể đó là quyền được khởi kiện, đưa ra các yêu cầu đối với các cơ quan tư pháp hoặc tố tụng có thẩm quyền ra giải quyết ở quốc gia ký kết.

Quyền được sử dụng ngôn ngữ của quốc gia mình trong khởi kiện hoặc đưa ra các yêu cầu tư pháp tố tụng. Công ước quy định là các tài liệu chuẩn trong hoạt động tố tụng trong Công ước này sẽ được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Tuy

nhiên: “Họ cũng có thể được viết bằng ngôn ngữ chính thức, hoặc trong một trong những ngôn ngữ chính thức của nhà nước mà trong đó các tài liệu có nguồn gốc xuất xứ từ đó” [11, Điều 7].

Quyền được miễn phí các dịch vụ của các văn bản pháp lý. Theo quy định của công ước thì mỗi nước thành viên sẽ được miễn phí để thực hiện dịch vụ của các văn bản pháp lý khi có người nước ngoài, mà không áp dụng bất kỳ sự ép buộc, trực tiếp thông qua các đại lý ngoại giao hoặc lãnh sự của nó. Điều này xuất phát từ nguyên tắc đối xử bình đẳng và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc với người nước ngoài. Họ không thể vì lý do quốc tịch là người nước ngoài sử dụng các chức năng tố tụng ở quốc gia khác mà quốc gia đó sẽ thu các khoản phí và lệ phí đặc biệt. Việc thực hiện các chức năng tố tụng của cơ quan tố tụng nước ngoài như điều tra, xác

69

minh, cung cấp tài liệu… không thể đi kèm với các hoạt động thu tiền của người nước ngoài. Quy định này về mặt kinh tế là tiết kiệm chi cho nguyên đơn hoặc bị đơn. Còn dưới góc độ pháp lý quy định này nhằm đảm bảo phán quyết hoặc những việc làm của cơ quan tố tụng sẽ không thể bị lợi ích vật chất chi phối.

Quyền được tự do gửi các tài liệu mà không phải thông qua các đại lý ngoại giao hoặc lãnh sự. Người nước ngoài là được quyền tự do gửi đi những tài liệu pháp lý thông qua các kênh bưu điện trực tiếp đến người nước ngoài, cơ quan tư pháp nước ngoài mà không bắt buộc thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Miễn là các tài liệu của họ phải tuân thủ theo đúng các quy định được nêu ra trong phụ lục của Công ước. Ngoài ra họ cũng được tự do thông qua những người đại diện hoặc ủy quyền hợp pháp của mình để thực hiện quyền này.

Quyền được nhận những thông báo, phản hồi từ phía cơ quan tố tụng. Công ước có quy định rằng trong những trường hợp cơ quan tố tụng từ chối việc giải quyết các yêu cầu thì phải có thông báo bằng văn bản và phải nêu rõ lý do của sự từ chối đó.

Quyền được đề nghị cơ quan tố tụng ra phán quyết khi bị đơn vi phạm vào các quy tắc tố tụng. Điểm b Điều 15 của Công ước quy định rằng trong khoảng thời gian không ít hơn 06 tháng kể từ ngày việc truyền tải các tài liệu đã được tiến hành đến tay các bị đơn mà không đạt đến quả về sự có mặt của họ hoặc việc cung cấp các tài liệu của họ thì Thẩm phán của nước giải quyết được tự mình hoặc theo đề nghị của nguyên đơn sẽ ra phán quyết để bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn.

Quyền được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của nguyên đơn. Trong quá trình giải quyết vụ án để thực hiện việc chờ đợi cung cấp tài liệu từ phía nguyên đơn, các cá nhân, tổ chức và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì cơ quan tố tụng tự mình hoặc theo yêu cầu của nguyên đơn sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 15 của Công ước này.

Nghĩa vụ tố tụng: Tiếp xúc ban đầu với các cơ quan tố tụng nước ngoài chính là các yêu cầu, văn bản tố tụng để làm phát sinh các quan hệ tố tụng của nguyên đơn hoặc bị đơn. Nếu theo quy định của công ước này thì nguyên đơn trong vụ khởi kiện tranh chấp dân sự hoặc thương mại về hình thức đơn phải tuân thủ

70

theo mẫu ghi trong phụ lục của Công ước về văn bản tố tụng và ngoài tố tụng bao gồm các nội dung như danh tính, nơi cư trú, trụ sở cơ quan, mục đích của yêu cầu, các tài liệu chứng minh cho yêu cầu đó, sự chứng nhận xác thực các tài liệu…

Về nội dung của các yêu cầu phải đảm bảo được rằng: Việc khởi kiện hay các yêu cầu được gửi đến các cơ quan tố tụng phải đảm bảo không vi phạm vào chủ quyền an ninh hay trật tự công cộng của quốc gia nơi tiếp nhận giải quyết.

Đối với các nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp sẽ còn phải có nghĩa vụ thanh toán hoặc bồi thường cho các chi phí trong những trường hợp thanh toán chi phí cho các viên chức tư pháp hoặc người có thẩm quyền theo quy định của nước tiếp nhận giải quyết như các chi phí về dịch thuật, định giá, giám định, phân tích, xét nghiệm vật chứng, nhân chứng… và các chi phí trả cho việc thực hiện các yêu cầu bằng việc sử dụng các dịch vụ đặc biệt.

2.3.1.3. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân trong quan hệ TTDS theo Công ước La Hay năm 1973 về công nhận và thi hành quyết định liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng

Phạm vi điều chỉnh của Công ước này được quy định:

Công ước này áp dụng đối với một quyết định được đưa ra bởi cơ quan tư pháp hoặc hành chính trong một nước ký kết đối với các nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh từ một mối quan hệ gia đình, huyết thống, hôn nhân hay mối quan hệ mà trong đó có một nghĩa vụ duy trì đối với một trẻ em không phải là danh nghĩa hợp pháp, giữa: Giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng; Giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và một cơ quan công cộng có tư cách bảo vệ lợi ích cho người được cấp dưỡng [12, Điều 1]. Phạm vi điều chỉnh của Công ước này còn những quyết định có nguồn gốc từ nước không ký kết (Điều 2 của Công ước); điều chỉnh những bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến cấp dưỡng (Điều 3 của Công ước).

Quyền của cá nhân trong việc thực hiện các quyền yêu cầu công nhận các quyết định cấp dưỡng: Việc làm phát sinh thẩm quyền giải quyết của cơ quan tố tụng

phụ thuộc vào hành vi đúng hoặc sai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các quyết định cấp dưỡng đó. Việc thực hiện các quyền sẽ được thông qua hàng

71

loạt các trình tự thủ tục theo quy định của Công ước. Thậm chí là trước khi thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì người đó cần phải biết được các điều kiện để được yêu cầu cho việc công nhận và thi hành quyết định đó như thế nào.

Thứ nhất, theo quy định chung của Công ước thì người có quyền lợi nghĩa vụ

liên quan có thể yêu cầu công nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung của bản án

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN VÀ PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI TRONG QUAN HỆ TỐ TỤNG DÂN SỰ TRƯỚC TÒA ÁN VIỆT NAM (Trang 70 -70 )

×