0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Các văn bản pháp luật trong nước

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN VÀ PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI TRONG QUAN HỆ TỐ TỤNG DÂN SỰ TRƯỚC TÒA ÁN VIỆT NAM (Trang 43 -44 )

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực ngày 01/01/2014.

Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, trong đó quy định các nguyên tắc cơ bản mặt pháp lý đối với tất cả các vấn đề quan trọng của một đất nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong đó bao gồm quyền về hôn nhân và gia đình. Hiến pháp không có quy định riêng về quyền và nghĩa vụ của cá

nhân và pháp nhân nước ngoài mà chỉ quy định chung: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam” [30, Điều 48].

- Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006.

BLDS đã dành Phần thứ bảy quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, những nguyên tắc được quy định trong Phần thứ bảy kết hợp với những quy định về TTDS đã tạo thành các nguyên tắc cơ bản trong việc điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong quan hệ dân sự tại Việt Nam.

- Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực ngày 01/01/2005.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực ngày 01/01/2012.

38

hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài và Phần thứ chín quy định về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và TTTP trong TTDS. Sự đổi mới cơ chế và mở cửa đất nước đã thúc đẩy sự ra đời của ba văn bản về thủ tục tố tụng trong lĩnh vực tư pháp dân sự: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. Trên cơ sở kế thừa và phát triển ba Pháp lệnh về thủ tục tố tụng trước đó đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới như Cộng hoà Pháp, Mỹ, Úc, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… năm 2004, nhà lập pháp Việt Nam đã xây dựng BLTTDS chung thống nhất. Như vậy, sau rất nhiều năm tồn tại ba loại thủ tục tố tụng riêng biệt như là một sự khác biệt so với thế giới, BLTTDS năm 2004 ra đời đã đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong lịch sử pháp luật TTDS Việt Nam, khẳng định sự nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập và tiếp thu thành quả của nền văn minh nhân loại. Điều này đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, BLTTDS là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân nước ngoài có quan hệ thương mại với Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN VÀ PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI TRONG QUAN HỆ TỐ TỤNG DÂN SỰ TRƯỚC TÒA ÁN VIỆT NAM (Trang 43 -44 )

×