trong tố tụng dân sự
Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, tất cả các cá nhân cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định hay pháp nhân hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia đó đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia sở tại mà không phân biệt cá nhân, pháp nhân đó có mang quốc tịch của nước sở tại hay không. Nói cách khác, mỗi nước có thẩm quyền riêng biệt trong việc xác định chế độ pháp lý dành cho các bộ phận dân cư sinh sống trên lãnh thổ của mình. Địa vị pháp lý dành cho các bộ phân dân cư khác nhau đương nhiên sẽ không thể đồng nhất. Sự khác biệt này được lý giải bởi mối quan hệ quốc tịch giữa các chủ thể với quốc gia sở tại. Nói cách khác, các cá nhân có quốc tịch khác nhau thì sẽ có chế độ pháp lý khác nhau.
Tuy nhiên các quốc gia đều bình đẳng với nhau về mặt chủ quyền nên việc quy định chế độ pháp lý dành cho cá nhân, pháp nhân nước ngoài được giải quyết theo nguyên tắc không phân biệt đối xử và trên cơ sở có đi có lại.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, có nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài chỉ có thể giải quyết hiệu quả trên cơ sở các điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia hữu quan như địa vị pháp lý của những người hưởng quy chế ngoại giao lãnh sự, người hai quốc tịch… Chính vì vậy, khi xây dựng các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài, mỗi quốc gia cần tôn trọng nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và các điều ước quốc tế mà nước đó là
21
thành viên. Đó chính là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng, phù hợp với quy định của pháp luật nước sở tại.
Theo thực tiễn và pháp luật của các nước trên thế giới, địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân nước ngoài nói chung và trong TTDS nói riêng được xây dựng trên các cơ sở: Chế độ đối xử như công dân; chế độ đối xử tối huệ quốc; chế độ đối xử đặc biệt và chế độ có đi có lại.
- Chế độ đối xử như công dân (NT - National Treatment)
Đây là chế độ được thể hiện phổ biến trong luật pháp của đông đảo các quốc gia trên thế giới. Nội dung cơ bản của chế độ này được hiểu như sau: Chế độ cho phép người nước ngoài được hưởng các quyền cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai (trừ những ngoại lệ theo pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể).
Có thể nói chế độ đối xử như công dân đã thể hiện được mối quan hệ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại. Thể hiện được mối quan hệ bình đẳng về hưởng quyền và nghĩa vụ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại. Và hơn thể nữa chế độ đối xử như công dân cũng thể hiện việc tôn trọng nhân quyền của pháp luật nước sở tại dành cho những người không phải công dân nước mình.
Thông thường, người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự, lao động, thương mại và văn hóa như công dân nước sở tại. Tuy nhiên, trong một số quan hệ xã hội, người nước ngoài có quyền hạn chế hơn thậm chí không được hưởng các quyền mà công dân nước sở tại được hưởng: Ví dụ như: Quyền bầu cử, ứng cử, quyền theo học ở các trường an ninh, quân sự, quyền cư trú, quyền hành nghề… Những quy định này rất phổ biến trong pháp luật các nước, sở dĩ quy định như vậy là để bảo vệ lợi ích và an ninh của quốc gia.
Bởi vậy, khi người nước ngoài được hưởng chế độ đối xử như công dân thì vấn đề xác định địa vị pháp lý của người nước ngoài tại quốc gia sở tại phụ thuộc vào vấn đề xác định địa vị pháp lý của công dân sở tại và những vấn đề hạn chế về quyền của người nước ngoài so với công dân nước sở tại ở nước đó. Những hạn chế như vậy
22
đối với người nước ngoài khác nhau cũng không giống nhau, ví dụ như quy định đối với người nước ngoài định cư và người nước ngoài không định cư. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ pháp luật quốc tế, những hạn chế đó chỉ được chấp nhận khi nó không làm phương hại đến các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền (ví dụ như những hạn chế đó không được dựa trên cơ sở phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo…).
Chế độ đối xử quốc gia thường được quy định trong luật pháp các nước. Ở Việt Nam, theo Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về
chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn ở Việt Nam: “Ngoại kiều được hưởng quyền sở hữu cá nhân về thu nhập hợp pháp, về tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất theo pháp luật Việt Nam”; “Ngoại kiều được quyền thừa kế tài sản theo pháp luật Việt Nam” [6, Điều 7, 8]. BLDS quy định: “Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật CHXHCN Việt Nam có quy định khác” [20, Điều 761, Khoản 2].
Ngoài ra, chế độ đối xử như công dân còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương như là các nguyên tắc pháp luật quốc tế nhằm bảo hộ pháp lý cho công dân các nước hữu quan làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ của nhau. Ví dụ như: Trong Hiệp định TTTP giữa Việt Nam và Bun-ga-ri tại khoản 1
Điều 1 quy định: “Công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý về quyền nhân thân và quyền tài sản mà nước ký kết kia dành cho công dân nước mình” [39]; Hiệp định TTTP giữa Việt Nam và Nga tại khoản 1 Điều 1 quy định: “Công dân của bên ký kết này được hưởng trên lãnh thổ của bên ký kết kia sự bảo hộ pháp lý đối với nhân thân và tài sản như công dân của bên ký kết kia” [43]… Trong các điều ước quốc tế đa phương như các công ước về quyền
sở hữu trí tuệ: Công ước Berne năm 1886, Công ước Giơnevơ 1952 về bảo hộ quyền tác giả, Công ước Pari năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, mà nội dung cơ bản của công ước này đều lấy nguyên tắc đối xử như công dân làm nền tảng bảo hộ trên cơ sở có đi có lại.
Tuy nhiên, cũng như những quốc gia khác, chế độ đối xử quốc gia của Việt Nam dành cho người nước ngoài cũng có những hạn chế nhất định nhằm bảo đảm
23
lợi ích và an ninh quốc gia. Lấy ví dụ như vấn đề sở hữu và thừa kế tài sản, người nước ngoài được hưởng chế độ đối xử như công dân, có quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trong đó có quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác với tài sản theo Điều 766, Điều 767, Điều 768 BLDS. Tuy nhiên, đối với tài sản là bất động sản ở Việt Nam người nước ngoài chỉ được hưởng một số quyền nhất định hạn chế hơn so với công dân Việt Nam theo khoản 2 Điều 9 và khoản 1, 2 Điều 125 Luật Nhà ở năm 2005.
Ngoài ra, người nước ngoài có thể được được mua, nhận, tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu thuộc các đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Như vậy, chế độ đối xử quốc gia là cơ sở để xác định năng lực pháp luật của người nước ngoài tại nước sở tại.
- Chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN - Most Favoured Nation)
Chế độ đối xử tối huệ quốc là chế độ theo đó một nước dành cho công dân và pháp nhân của nước kia những quyền và ưu đãi đang hoặc sẽ dành cho công dân và pháp nhân của một nước thứ ba.
Khác với chế độ đối xử quốc gia, chế độ đối xử tối huệ quốc được áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và hàng hải. Chế độ tối huệ quốc dành riêng cho công dân và pháp nhân nước này hay nước kia cần phải được quy định rõ ràng và cụ thể trong các hiệp định quốc tế (thông thường là trong các hiệp định về thương mại và hàng hải, hiệp định thuế quan và mậu dịch, hiệp định về thị trường chung hay thị trường tự do…).
Nội dung cơ bản của chế độ tối huệ quốc thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, công dân nước ngoài được quốc gia sở tại dành cho sự đối xử đặc
biệt, bao gồm các quyền ưu đãi.
Thứ hai, sự đối xử trên sẽ không kém thuận lợi hơn đối xử mà nước sở tại
dành cho công dân của một nước thứ ba.
24
50%. Sau đó, Việt Nam ký kết hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản, quy định mức thuế đối với linh kiện xe máy nhập từ Nhật Bản là 30%. Khi đó nếu trong hiệp định về thuế giữa Việt Nam và Trung Quốc có quy định về việc hai bên dành cho nhau chế độ tối huệ quốc thì lúc này, mức thuế nhập khẩu đối với linh kiện xe máy từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tự động và ngay lập tức được điều chỉnh xuống còn 30%.
Theo chế độ tối huệ quốc thì công dân nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc đang hoặc sẽ dành cho công dân, pháp nhân của bất kỳ một nước khác. Như vậy, chế độ tối huệ quốc đảm bảo bình đẳng giữa các quốc gia. Điều này thể hiện ở việc một quốc gia dành cho công dân cũng như pháp nhân của các nước các điều kiện và cơ hội ngang nhau trong thương mại, hàng hải và các quan hệ kinh tế khác nữa, đồng thời xóa bỏ mọi sự kỳ thị, phân biệt đối xử với các lý do khác nhau trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài ra, chế độ tối huệ quốc trong các hiệp định quốc tế còn củng cố và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại và các quan hệ toàn diện khác giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc hưởng chế độ đối xử tối huệ quốc mà nước sở tại dành cho công dân và pháp nhân nước ngoài luôn trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế giữa các nước hữu quan mà không có nghĩa là chế độ phổ cập đương nhiên mà nước sở tại dành cho công dân, pháp nhân nước khác. Đồng thời, việc áp dụng chế độ tối huệ quốc cũng có thể có các ngoại lệ nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như các giá trị truyền thống của dân tộc.
Ở Việt Nam áp dụng chế độ tối huệ quốc trong những trường hợp sau: (1) Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng đối xử tối huệ quốc; (2) Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng đối xử tối huệ quốc; (3) Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng đối xử tối huệ quốc đối với Việt Nam; (4) Các trường hợp khác do chính phủ quy định [35]. Tuy nhiên chế độ tối huệ quốc được ghi nhận trước hết và chủ yếu trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên.
25
Đến nay, Việt Nam đã ký nhiều hiệp định đầu tư song phương với các quốc gia khác nhau. Ngoài ra, Việt Nam cũng ký kết Hiệp định thương mại song phương với Mỹ (năm 2001) mà những cam kết liên quan đến đầu tư là một phần trong hiệp định này. Là một phần trong các thỏa thuận đầu tư quốc tế này, những quy định liên quan đến đối xử tối huệ quốc của Việt Nam không có một khuôn mẫu thống nhất và thường nằm rải rác trong nhiều điều khoản khác nhau. Mong muốn tạo sự thống nhất trong cách hiểu, quy định và áp dụng chuẩn mực đối xử này. Ngày 25/5/2002, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã đưa ra Pháp lệnh số 41/2002/PL- UBTVQH10 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, có hiệu lực ngày 01/9/2002. Theo đó, Việt Nam quy định các trường hợp và các lĩnh vực mà chế độ tối huệ quốc áp dụng là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Cho đến nay, Pháp lệnh này vẫn là văn kiện pháp lý cơ bản và toàn diện nhất, thể hiện thiện chí của Việt Nam, trong việc mong muốn việc cải thiện môi trường pháp lý tốt hơn.
- Chế độ đối xử đặc biệt dành cho cá nhân nước ngoài
Theo chế độ này, cá nhân nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi đặc biệt mà chính công dân của nước sở tại cũng không được hưởng. Đồng thời, người nước ngoài cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý mà công dân nước sở tại phải gánh chịu trong các trường hợp tương tự.
Người nước ngoài chỉ được hưởng chế độ đối xử đặc biệt này trên cơ sở pháp luật quốc gia của nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà nước này tham gia. Trên thực tế, các chế độ đối xử đặc biệt này thường được áp dụng trong các quan hệ về ngoại giao, quan hệ lãnh sự.
Theo Điều 29 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao thì nhân viên ngoại giao của nước ngoài ở nước sở tại được hưởng chế độ đặc biệt:
Thân thể của viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất cứ hình thức nào. Nước tiếp nhận cần có sự đối xử trọng thị xứng đáng với họ và áp dụng mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn mọi hành vi xúc phạm đến thân thể, tự do hay
26
Có thể thấy, nhân viên ngoại giao sẽ không bị bắt hoặc bị giam giữ tại nước sở tại dưới bất kỳ hình thức nào. Đây là chế độ đối xử đặc biệt mà các nước tham gia công ước áp dụng cho nhân viên ngoại giao nước ngoài và công dân của nước sở tại sẽ không thể được hưởng quyền này. Hơn nữa, chế độ đối xử đặc biệt này còn quy định viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của nước tiếp nhận, họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính, trừ những trường hợp họ thực hiện với tư cách cá nhân hoặc ngoài phạm vi hoạt động của họ. Ngoài ra, họ còn có thể không bắt buộc phải ra làm chứng. Những quy định về chế độ đối xử đặc biệt này nhằm mục đích tạo cho một hoặc một số cá nhân nước ngoài ở nước sở tại dễ dàng thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ mà nước sở tại cảm thấy việc này là có lợi cho mình trong quan hệ quốc tế.
Bên cạnh với việc được hưởng những chế độ đặc biệt, công dân nước ngoài còn có nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của nước sở tại. Trong trường hợp vi phạm pháp luật họ có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật nước sở tại hoặc theo các điều ước quốc tế hữu quan mà nước này tham gia. Việc này, nhằm đảm bảo chủ quyền và các lợi ích chính đáng của nước sở tại khi bị xâm hại.
- Chế độ có đi có lại
Nội dung cơ bản của chế độ có đi có lại thể hiện ở chỗ là một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như nước đó đã dành và sẽ dành cho công dân nước ngoài tương ứng như nước đó đã