Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong quan hệ tố tụng dân sự trước tòa án việt nam (Trang 106 - 107)

Để thực hiện tốt quy định của BLTTDS hiện hành tạo điều kiện giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, tác giả có một số hướng giải quyết những vướng mức sau:

- Pháp luật nên sửa đổi, bổ sung những quy định trong BLDS như các nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với mỗi loại quan hệ dân sự và xây dựng các quy phạm xung đột phù hợp với các hiệp định TTTP mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. - Cần quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm cử người phiên dịch cho Toà án khi giải quyết các vụ việc dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia.

- Nên có hướng dẫn thoáng hơn trong việc giải quyết vụ việc dân sự có người Việt Nam ở nước ngoài (có quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài) thì Toà án có thể liên hệ trực tiếp với đương sự không qua uỷ thác điều tra mà có thể gửi những yêu cầu để họ có đơn, lời khai về cho Toà án. Toà án cũng có thể tống đạt bản án, quyết định cho họ bằng cách này. Bởi vì, trên thực tế có nhiều trường hợp, Tòa án làm thủ tục uỷ thác điều tra, tống đạt bản án, quyết định nhưng không có kết quả, khi làm thủ tục gửi trực tiếp cho đương sự thì họ có đơn và văn bản gửi cho Toà án rất nhanh và kịp thời.

- Các cơ quan Nhà nước, Toà án nhân dân tối cao cần thường xuyên mở lớp tập huấn những kiến thức cơ bản về tư pháp quốc tế để giúp cho Thẩm phán, cán bộ làm công tác pháp luật có điều kiện và cách thức tiếp cận với hệ thống pháp luật nước ngoài giúp cho Thẩm phán có khả năng so sánh đối chiếu giữa pháp luật trong

101

nước và pháp luật nước ngoài làm cơ sở cho việc nghiên cứu và giải quyết vụ án; Toà án nhân dân tối cao cũng nên mở nhiều lớp học ngoại ngữ cho Thẩm phán để họ có khả năng tiếp cận những thông tin, kinh nghiệm và phương pháp làm việc của nước ngoài, có khả năng giao tiếp, giúp Thẩm phán tự tin hơn khi giải quyết các vụ việc dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia tố tụng.

- Việc nắm vững và thực hiện tốt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các quy định của pháp luật (cả về luật nội dung và luật tố tụng) là rất cần thiết. Giúp các chủ thể tránh được sự rủi ro trong các quan hệ dân sự nhất là các cá nhân, pháp nhân, tổ chức Việt Nam khi tham gia giao dịch dân sự với các đối tác nước ngoài khi họ có trình độ pháp luật và khả năng, điều kiện mọi mặt hơn chúng ta từ đó hạn chế những tranh chấp dân sự.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong quan hệ tố tụng dân sự trước tòa án việt nam (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)