Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ huy động tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh khánh hòa (Trang 48 - 51)

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong 3 năm 2012 – 2014

(ĐVT: Tỷ VND)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

+/- % +/- %

Tổng HĐV 3.843,5 4.291,0 4.926,8 447,5 11,6% 635,8 14,8%

* Theo loại tiền tệ

VND 3.603,6 4.034,3 4.692,4 430,7 12,0% 658,1 16,3% USD 239,9 256,7 234,4 16,8 7,0% -22,3 -8,7% * Theo thành phần kinh tế KBNN 78,4 30,0 50,0 -48,4 -61,7% 20,0 66,7% TCTD 291,2 472,2 301,8 181,0 62,2% -170,4 -36,1% TCKT 727,9 759,3 953,3 31,4 4,3% 194,0 25,5% Dân cư 2746 3.029,5 3.621,7 283,5 10,3% 592,2 19,5% * Theo kỳ hạn Không KH 456,3 463,1 617,1 6,8 1,5% 154,0 33,3% Ngắn hạn 2.604,9 1.402,2 2.204,1 -1.202,7 -46,2% 801,9 57,2% Trung, dài hạn 782,3 2.425,7 2.105,6 1.643,4 210,1% -320,1 -13,2% (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

40

Qua phân tích số liệu, ta thấy tổng huy động vốn của Chi nhánh tăng lên qua

các năm. Năm 2011, Chi nhánh đã huy động được 2.559,8 tỷ đồng và tăng thêm

1.283,7 tỷ đồng trong năm 2012, đạt mức 3.843,5 tỷ đồng. Đến năm 2013, doanh số

huy động chênh lệch không nhiều so với 2012, chỉ tăng thêm 447,5 tỷ đồng. Và

sang 2014 thì tăng 635,8 tỷ đồng (tương đương tăng 14,8%) so với năm 2013. Hai

năm trở lại đây, do lãi suất huy động của ngân hàng giảm nên mức tăng của vốn huy động không mạnh như trước nữa. Nhiều khách hàng lựa chọn kênh khác để đầu tư,

mang lại suất sinh lời cao hơn.

Hình 3.1: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ của Chi nhánh trong 3 năm

2012 – 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Theo loại tiền, Chi nhánh chủ yếu huy động từ đồng nội tệ với cơ cấu tăng

41

Hình 3.2: Cơ cấu heuy động vốn theo thành phần kinh tế của Chi nhánh trong 3 năm 2012 – 2014.

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Theo thành phần kinh tế thì huy động vốn từdân cư là nguồn chủ lực, chiếm hơn 70% qua các năm. Điều này cũng dễ hiểu vì dân cư là đối tượng có lượng tiền

nhàn rỗi lớn. Tiếp đến là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chiếm khoảng 18% - 20% trong tổng vốn huy động; còn lại là tiền gửi của các Tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước. Nhìn chung, cơ cấu tiền gửi của các đối tượng này ở Chi nhánh có xu hướng tăng giảm luân phiên qua các năm. Chi nhánh luôn tập trung nguồn lực để đẩy mạnh công tác huy động vốn như thiết kế, triển khai các sản phẩm mới tương đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng; các chương trình dự thưởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thưởng hấp dẫn.

Hình 3.3: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của Chi nhánh trong 3 năm 2012 – 2014.

42

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của Chi nhánh cũng có những chuyển biến đáng kể. Trước kia, vốn huy động thường ở dạng tiền gửi ngắn hạn, nhưng trong năm 2013 đã có sự sụt giảm mạnh về tỷ lệ. Tiền gửi trung và dài hạn vươn lên

chiếm hơn 56%, còn ngắn hạn chỉ chiếm hơn 32% trong tổng vốn huy động của Chi

nhánh. Nguyên nhân có thể do chính sách của Ngân hàng Nhà nước khuyến khích

người dân gửi tiền với kỳ hạn dài để tạo sự ổn định, lãi suất tiền gửi trung và dài hạn cao hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn. Sang năm 2014 thì chênh lệch tỷ lệ giữa 2

nhóm này không lớn nữa, tiền gửi ngắn hạn chiếm 44,74%, còn tiền gửi trung và dài hạn chiếm 42,74%. Với tiền gửi không kỳ hạn ở Chi nhánh thì sự biến động

không nhiều, thường xuyên duy trì ở mức 10% - 13% qua các năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ huy động tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh khánh hòa (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)