- Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Một trong những hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong
36
Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ
mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Công thức của hệ số Cronbach
α là:
α = Np/ [ 1+ p(N-1)]
Trong đó:
- p: là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi
Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá
tốt nhất phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0,8. Hệ số α của Cronbach cho ta biết các đo lường có liên kết với nhau hay không.
- Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố là các thủ tục được sử dụng chủ yếu là để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết
các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ giữa các nhóm biến có
liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản.
Một số tham số thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này:
- Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố
- Correlation Matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong
phân tích
- Factor loadings (hệ số tải nhân tố): là những hệ số tương quan đơn giữa các
biến và các nhân tố
- Kaiser – Meyer – Olin (KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp
của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
37