Đưa vào các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp mới như bao thanh toán, chiết khấu thương phiếu vào trong lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Đây là

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh hồ chí minh (giai đoạn 2007 2009) (Trang 75 - 76)

chiết khấu thương phiếu vào trong lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng. Đây là những sản phẩm tín dụng doanh nghiệp mới được triển khai tại một số ngân hàng TMCP khác. Maritime bank nên đẩy mạnh đưa vào phục vụ loại sản phẩm này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

4.4.2 Cải tiến công nghệ kỹ thuật

So với các ngân hàng TMCP khác thì công nghệ kỹ thuật của MSB còn khá hạn chế. Tuy nhiên, MSB đã có những phần mềm riêng cho Ngân hàng để khá hạn chế. Tuy nhiên, MSB đã có những phần mềm riêng cho Ngân hàng để giải quyết những công việc của Ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng tín dụng. Nhưng khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường Việt Nam không còn là mẩu bánh riêng của hệ thống ngân hàng nội địa, mà nó còn có sự tham gia của các ngân hàng lớn trên thế giới như: Bank of America, CitiBank,… Những ngân hàng này không chỉ có thế mạnh về vốn, về nhân lực mà cả về công nghệ. Chính điều này, Ngân hàng cần có những chiến lược để đối phó, phải tìm hiểu, vận dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng. Chẳng hạn, vận dụng sự phát triển của Internet Banking để liên kết các giao dịch của khách hàng với ngân hàng, các giao dịch chuyển tiền giữa các ngân hàng từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ địa phương này sang địa phương khác.

4.4.3 Mở rộng mạng lưới hoạt động

Tuy thành lập được gần 19 năm nhưng Maritime Bank vẫn chưa được công chúng biết đến rộng rãi như một số ngân hàng khác như: Ngân hàng Á Châu chúng biết đến rộng rãi như một số ngân hàng khác như: Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),… Do đó MSB cần mở rộng hệ thống mạng lưới hoạt động của mình. Hiện nay các chi nhánh của ngân hàng chỉ tập trung vào những địa bàn kinh tế trọng điểm, cần phải mở rộng mạng lưới tại những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, các khu công nghiệp, … Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng dịch vụ ở các chi nhánh để quảng bá hình ảnh của MSB. Trên thực te,á ta cũng thấy rằng, mỗi máy ATM có thể được coi là một phòng giao dịch mini với tiện ích là rút tiền hay chuyển tiền rất tiện lợi. Vì thế việc triển khai mở rộng mạng lưới chi nhánh hay phòng giao dịch cần phải cân đối với việc mở rộng mạng lưới ATM. Xu thế phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến cũng sẽ làm giảm tương đối nhu cầu đối với các giao dịch ngân hàng truyền thống đòi hỏi phải thực hiện qua các văn phòng chi nhánh hay phòng giao dịch của mỗi ngân hàng.

Một số thị trường tiềm năng: vùng đồng bằng sông Cửu Long, MSB nên mở rộng thêm một số các chi nhánh tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh mở rộng thêm một số các chi nhánh tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,… Đây là những khu vực đầy tiềm năng mà một số ngân hàng khác đang hoạt động như: Đông Á, SacomBank, Phương Nam,… Ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung như Lâm Đồng, Kontum, Quảng Nam,… là những nơi tiềm năng cần được khai thác. Tuy nhiên, việc mở rộng chi nhánh đòi hỏi tốn kém rất nhiều về chi phí vốn đầu tư và vốn điều lệ, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. Cho nên Ngân hàng cần phải cân nhắc nên mở chi nhánh ở đâu là thích hợp, có lợi cho Ngân hàng, đó mới là điều quan trọng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh hồ chí minh (giai đoạn 2007 2009) (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)