30
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Đông Á PGD Hồng Dân 2011-6/2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm chênh lệch
2011 2012 2013 6th 2013 6th 2014
2012-2011 2013-2012 6th 2014-6th 2013
số tiền % số tiền % số tiền % Tiền gửi thanh toán 10.215 12.256 15.137 13.552 17.035 2.041 19,98 2.881 23,51 3.483 25,70
Không kỳ hạn 10.215 12.256 15.137 13.552 17.035 2.041 19,98 2.881 23,51 3.483 25,70
Có kỳ hạn - - - -
Tiền gửi tiết kiệm 85.500 100.872 121.583 114.363 130.097 15.372 17,98 20.711 20,53 15.734 13,76
Không kỳ hạn 6.426 7.535 9.036 8.426 11.567 1.109 17,26 1.501 19,92 3.141 37,28 Có kỳ hạn 79.074 93.337 112.547 105.937 118.530 14.263 18,04 19.210 20,58 12.593 11,89
Tổng cộng 95.715 113.128 136.720 127.915 147.132 17.413 18,19 23.592 20,85 19.217 15,02
31
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Thông qua hoạt động huy động vốn, Ngân hàng có đƣợc nguồn vốn với chi phí sử dụng vốn thấp và ổn định để duy trì hoạt động kinh doanh và cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Qua bảng trên ta thấy vốn huy động của ngân hàng chủ yếu đƣợc huy động dƣới dạng tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ và các tổ chức kinh tế trong khu vực, trong đó:
Tiền gửi thanh toán là tiền gửi có lãi suất thấp, chủ yếu dùng để thanh toán nhu cầu mua sắm và trao đổi hàng hóa nên chiếm tỉ trọng khá nhỏ, và có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2011 tiền gửi thanh toán là 10.215 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 12.256 tăng thêm 2.041 triệu đồng tƣơng đƣơng 19,98% so với năm 2011, năm 2013 đạt 15.137 triệu đồng tăng 23,51% tƣơng đƣơng 2.881 triệu đồng so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 số tiền này là 17.035 triệu đồng tăng 25,7% so với 6 tháng đầu năm 2013. Khoản tiền này tăng qua các năm là do ngân hàng tích cực tuyên truyền cho ngƣời dân thấy đƣợc lợi ích của việc thanh toán qua ngân hàng, tích cực tìm kiếm khách hàng chi lƣơng qua thẻ ATM để huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ lƣơng của công nhân viên, bên cạnh đó ngân hàng xây thêm các máy rút tiền tự động thuận tiện cho ngƣời dân mỗi khi có nhu cầu rút tiền nên nguồn vốn này cũng tăng lên.
Tiền gửi tiết kiệm: vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ vẫn là nguồn vốn chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nguồn vốn này mang lại sự ổn định và bền vững cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế sự tăng hay giảm của nguồn vốn này tác động không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng. chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng qua các năm (khoảng 90%), khoản tiền này cũng có xu hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi tiết kiệm là 85.500 triệu đồng, đến năm 2012 là 100.872 triệu đồng tăng 15.375 triệu đồng hay 17,98% so với năm 2011, năm 2013 khoản này đạt 114.363 triệu đồng tăng 20.711 triệu đồng tƣơng đƣơng 20,53% so với năm 2012, còn 6 tháng đầu năm 2014 đạt 130.097 triệu đồng tăng năm 2013,76% so với 6 tháng đầu năm 2013. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy một phần là do ngƣời dân bắt đầu quen dần với việc gửi số tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng, ngoài việc an toàn còn có khả năng kiếm thêm nguồn thu nhập từ số tiền đó. Bên cạnh đó ngân hàng còn cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đƣa ra nhiều chƣơng trình ƣu đãi hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền nên thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn từ dân cƣ và nâng cao vị thế của ngân hàng. Đạt đƣợc kết quả huy động vốn tốt nhƣ vậy là do
32
đơn vị đã xác định công tác huy động vốn là mục tiêu chính và tích cực đẩy mạnh huy động vốn coi đây là nhiệm vụ chủ yếu nhằm hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh chung của đơn vị. Nhiệm vụ này không chỉ là của riêng ai mà là của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên không phân biệt phòng, tổ nào, mỗi ngƣời đều có thể vận động trên cơ sở mối quan hệ cá nhân.
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẠC LIÊU PGD HỒNG DÂN