Sửa đổi khái niệm bảo lãnh ngân hàng, bổ sung khái niệm hoạt động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam luận án TS luật 62 38 50 01 pdf (Trang 122 - 124)

khắc phục đƣợc những bất cập trong pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay

Mục tiêu của Luận án là hoàn thiện pháp luật về hoạt động BLNH nên việc khắc phục những bất cập trong pháp luật hiện hành về hoạt động BLNH ở Việt Nam là một yêu cầu tất yếu. Một số định hƣớng nhằm khắc phục những bất cập trong nội dung pháp luật bao gồm:

Một là, hoàn thiện hệ thống khái niệm trong pháp luật về hoạt động

BLNH nhƣ khái niệm về: BLNH, hoạt động BLNH, hợp đồng cấp bảo lãnh ngân hàng, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng...

Hai là, hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục để các bên chủ thể

tham gia có cơ sở thực hiện và cũng là căn cứ để giải quyết tranh chấp về hoạt động BLNH. Bỏ quy định bất cập về thẩm quyền của các TCTD trong việc ký các văn bản, tài liệu về hoạt động BLNH.

Ba là, hoàn thiện các quy định về chủ thể thực hiện hoạt động BLNH nhƣ

phạm vi cung ứng dịch vụ, loại bỏ cơ chế "xin-cho" trong việc cấp phép hoạt động bảo lãnh.

Bốn là, hoàn thiện các quy định về hợp đồng cấp bảo lãnh ngân hàng và

hợp đồng bảo lãnh ngân hàng nhƣ quy định rõ ràng về chủ thể, quyền và nghĩa vụ chủ thể của từng loại hợp đồng; quy định chi tiết các vấn đề về nội dung, hình thức, hiệu lực của từng loại hợp đồng đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.

Năm là, xây dựng khung pháp luật đặc thù để làm cơ sở giải quyết tranh

chấp trong hoạt động BLNH, nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật về hoạt động BLNH.

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM BẢO LÃNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

4.2.1. Sửa đổi khái niệm bảo lãnh ngân hàng, bổ sung khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng động bảo lãnh ngân hàng

116

Hiện nay, khái niệm về BLNH, hoạt động BLNH chƣa đƣợc sử dụng thống nhất, dễ gây nhầm lẫn. Nhiều trƣờng hợp, mặc dù đề cập đến "hoạt động BLNH" với tƣ cách là một hoạt động dịch vụ ngân hàng nhƣng lại sử dụng thuật ngữ "BLNH". Mặt khác, pháp luật hiện hành ở Việt Nam quy định BLNH là "một hình thức cấp tín dụng", nhƣng lại giải thích "theo đó, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc bảo lãnh..." thể hiện sự không thống nhất trong chính khái niệm này và cũng không phù hợp với khái niệm về cấp tín dụng đƣợc quy định tại Luật Các

TCTD năm 2010. Điều 4 Luật Các TCTD năm 2010 quy định: Cấp tín dụng là việc thỏa

thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Nhƣ đã phân tích tại Chƣơng 2, BLNH đƣợc hiểu là một hợp đồng giữa ngƣời bảo lãnh và ngƣời nhận bảo lãnh về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo lãnh. Nó mang bản chất là một hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, khác với bảo lãnh dân sự, BLNH do các chủ thể chuyên nghiệp (thông thƣờng là NHTM) thực hiện, nó mang tính độc lập (độc lập với hợp đồng cơ sở và hợp đồng cấp bảo lãnh), đƣợc xác lập và thực hiện trên cơ sở của chứng từ và không thể đơn phƣơng huỷ ngang. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đề xuất sửa đổi khái niệm về

BLNH nhƣ sau: "BLNH là một hợp đồng mang tính độc lập và không thể đơn

phương hủy ngang, được giao kết giữa người bảo lãnh là các ngân hàng, TCTD với người nhận bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh (là khách hàng của ngân hàng, TCTD) đối với người nhận bảo lãnh, theo đó người bảo lãnh cam kết thanh toán một khoản tiền xác định theo thỏa thuận khi người nhận bảo lãnh xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản và trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh".

Trong khi đó, hoạt động BLNH đƣợc hiểu là một hoạt động có tính dịch vụ do ngân hàng, TCTD thực hiện nhằm mục đích kiếm lời. Nó vừa là hoạt động bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vừa là hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Nhƣ vậy, hoạt động BLNH thực chất là hoạt động kinh doanh do TCTD thực hiện,

117

qua đó các sản phẩm BLNH đa dạng đƣợc cung ứng cho khách hàng. Do pháp luật hiện hành chƣa có khái niệm về hoạt động BLNH, nên căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận về hoạt động BLNH, nghiên cứu sinh đề xuất bổ sung khái niệm hoạt động BLNH vào hệ thống khái niệm của pháp luật về hoạt động

BLNH nhƣ sau: "Hoạt động bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động có tính dịch

vụ do ngân hàng, TCTD thực hiện nhằm cấp tín dụng cho khách hàng, theo đó ngân hàng, TCTD cam kết bảo đảm nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với bên thứ ba".

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam luận án TS luật 62 38 50 01 pdf (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)