phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống ngân hàng
Nhƣ đã phân tích tại mục 2.2.3 Chƣơng 2 luận án, những chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc và đảng cầm quyền có ảnh hƣởng lớn đến pháp luật của quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, những chủ trƣơng chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ảnh hƣởng quan trọng đến việc ban hành pháp luật về hoạt động BLNH.
Trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam chủ trƣơng tiếp tục phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trƣớc pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020, Đảng cộng sản Việt Nam chủ trƣơng tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trƣờng. Phát triển thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ theo hƣớng tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ. Phát triển thị trƣờng tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh, quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mở rộng, vận hành an toàn, đƣợc quản lý và giám sát hiệu quả.
Tại Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ đã định hƣớng phát triển hệ thống ngân
113
hàng nhƣ sau: Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hƣớng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng đƣợc hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nƣớc hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trƣờng và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thƣơng mại. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lƣợng cao và mạng lƣới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trƣờng tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện đƣợc tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.
4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo tính toàn diện, tính đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, tính khả thi của hệ thống pháp luật
Thứ nhất, về tính toàn diện, pháp luật phải đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu
điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để các quan hệ xã hội mang tính điển hình phổ biến cần sự điều chỉnh của pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh. Theo đó, pháp luật về hoạt động BLNH cần điều chỉnh hai quan hệ xã hội chủ yếu, đó là quan hệ hợp đồng cấp bảo lãnh và quan hệ hợp đồng bảo lãnh; bao gồm các vấn đề về chủ thể, trình tự thủ tục, hình thức và nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của chủ thể...
114
Thứ hai, về tính đồng bộ, với vai trò là một bộ phận của pháp luật điều
chỉnh hoạt động tín dụng ngân hàng, pháp luật về hoạt động BLNH phải phù hợp với pháp luật ngân hàng nói chung và pháp luật về tín dụng ngân hàng nói riêng. Đồng thời, pháp luật về hoạt động BLNH phải đồng bộ với pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Thứ ba, về tính thống nhất, pháp luật về hoạt động BLNH phải đảm bảo
sự thống nhất với Hiến pháp, Luật Các TCTD, BLDS, Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, pháp luật về hoạt động BLNH phải đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động BLNH (không có sự trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động BLNH).
Thứ tư, về tính phù hợp, việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động BLNH
phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn xã hội, phù hợp với phong tục, tập quán và phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động BLNH phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo khuôn khổ pháp lý hữu ích để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động BLNH, đảm bảo hoạt động BLNH phát triển an toàn, hiệu quả và cạnh tranh đƣợc với các TCTD nƣớc ngoài. Pháp luật về hoạt động BLNH mặc dù đã nhiều lần đƣợc sửa đổi nhƣng đến nay vẫn còn một số quy định chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế, do đó, việc tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về hoạt động BLNH cho phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể ở nƣớc ta là rất cần thiết. Trong các chuẩn mực quốc tế hiện nay về hoạt động BLNH, nghiên cứu sinh lựa chọn URDG 758 là căn cứ chủ yếu để hoàn thiện pháp luật về hoạt động BLNH bởi vì thực tiễn áp dụng URDG 758 từ năm 2010 đến nay cho thấy đây là quy tắc đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao về sự rõ ràng, chính xác, toàn diện và bảo đảm cân bằng hợp lý về lợi ích của các bên và hiện nay nó đƣợc thừa nhận áp dụng rộng rãi trong các giao dịch bảo lãnh có yếu tố nƣớc ngoài.
Thứ năm, về tính khả thi, pháp luật về hoạt động BLNH phải có khả năng
115
hợp với năng lực, trình độ và khả năng thực hiện pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động BLNH (NHTM và các tổ chức, cá nhân có liên quan).
4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng phải khắc phục đƣợc những bất cập trong pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
Mục tiêu của Luận án là hoàn thiện pháp luật về hoạt động BLNH nên việc khắc phục những bất cập trong pháp luật hiện hành về hoạt động BLNH ở Việt Nam là một yêu cầu tất yếu. Một số định hƣớng nhằm khắc phục những bất cập trong nội dung pháp luật bao gồm:
Một là, hoàn thiện hệ thống khái niệm trong pháp luật về hoạt động
BLNH nhƣ khái niệm về: BLNH, hoạt động BLNH, hợp đồng cấp bảo lãnh ngân hàng, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng...
Hai là, hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục để các bên chủ thể
tham gia có cơ sở thực hiện và cũng là căn cứ để giải quyết tranh chấp về hoạt động BLNH. Bỏ quy định bất cập về thẩm quyền của các TCTD trong việc ký các văn bản, tài liệu về hoạt động BLNH.
Ba là, hoàn thiện các quy định về chủ thể thực hiện hoạt động BLNH nhƣ
phạm vi cung ứng dịch vụ, loại bỏ cơ chế "xin-cho" trong việc cấp phép hoạt động bảo lãnh.
Bốn là, hoàn thiện các quy định về hợp đồng cấp bảo lãnh ngân hàng và
hợp đồng bảo lãnh ngân hàng nhƣ quy định rõ ràng về chủ thể, quyền và nghĩa vụ chủ thể của từng loại hợp đồng; quy định chi tiết các vấn đề về nội dung, hình thức, hiệu lực của từng loại hợp đồng đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Năm là, xây dựng khung pháp luật đặc thù để làm cơ sở giải quyết tranh
chấp trong hoạt động BLNH, nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật về hoạt động BLNH.