Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1996

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam luận án TS luật 62 38 50 01 pdf (Trang 79 - 80)

Vào đầu những năm 90 thế kỷ XX, Việt Nam bắt đầu thực hiện quá trình đổi mới kinh tế, xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng của Nhà nƣớc. Cùng với quá trình đó, các hoạt động giao thƣơng trong nƣớc và với nƣớc ngoài ngày càng phát triển, các hoạt động ngân hàng trở nên đa dạng, phong phú, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh do các ngân hàng thực hiện phát triển nhƣ một tất yếu khách quan.

Mặc dù thời gian này hoạt động BLNH bắt đầu phát triển nhƣng do chƣa có sự điều chỉnh bằng pháp luật, nên các hoạt động BLNH trong thời kỳ này thƣờng tùy tiện, thiếu hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, ngày 17/09/1992, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 192/NH-QĐ về bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài. Tuy nhiên, do đối tƣợng điều chỉnh của Quyết định số 192/NH-QĐ chỉ là quan hệ vay nợ với nƣớc ngoài, chứ không điều chỉnh về các quan hệ BLNH trong nƣớc nên văn bản này chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi bức xúc trên thực tế. Ngày 21/02/1994, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 23/QĐ-NH13 về việc ban hành Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài thay thế Quyết định số 192/NH-QĐ nêu trên. Tuy nhiên, đối tƣợng điều chỉnh của văn bản này cũng chỉ giới hạn trong việc quan hệ vay nợ nƣớc ngoài nên vẫn chƣa khắc phục đƣợc hạn chế tại Quyết định số 192/NH-QĐ nêu trên. Chính vì vậy, ngày 16/09/1994, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 196/QĐ-NH14 về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng. Theo đó, các

73

ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong các trƣờng hợp doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh để tham gia dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm hoàn trả tiền ứng trƣớc, bảo đảm thanh toán, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm theo hợp đồng, bảo đảm hoàn trả vốn vay... Việc bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài vẫn đƣợc thực thực hiện theo Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 23/QĐ-NH14 nêu trên. Thông qua hai văn bản là Quyết định 196/QĐ-NH14 và Quyết định số 23/QĐ-NH14, NHNN đã bƣớc đầu tạo ra đƣợc một cơ chế pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh để điều chỉnh các quan hệ BLNH phát sinh trong thực tiễn. Những năm sau đó, nghiệp vụ BLNH trở nên phổ biến cùng với xu hƣớng mở rộng các các quan hệ kinh tế trong và ngoài nƣớc. Các hình thức BLNH đƣợc áp dụng ngày càng đa dạng với doanh số ngày càng cao nên đòi hỏi phải có một cơ chế pháp lý mới phù hợp. Để luật hoá hoạt động bảo lãnh nói chung và hoạt động BLNH nói riêng, ngày 28/10/1995, BLDS năm 1995 đƣợc ban hành. Các điều từ Điều 366 đến Điều 376 của BLDS năm 1995 quy định về bảo lãnh với ý nghĩa là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

dân sự. Điều 366 BLDS năm 1995 quy định: "Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi

là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa

vụ của mình". Tuy không quy định cụ thể, nhƣng thông qua các điều luật của

BLDS năm 1995, bảo lãnh đƣợc phân thành 2 loại là bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp. Nhƣ vậy, BLDS năm 1995 chƣa làm rõ đƣợc bản chất của bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam luận án TS luật 62 38 50 01 pdf (Trang 79 - 80)