Văn hoá Công ty

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chợ bưởi đến năm 2020 (Trang 38)

- Tập hợp có hệ thống cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh

5. Kết cấu của Luận văn

2.3.1.4. Văn hoá Công ty

Trong những năm qua dƣới sự quan tâm của Tổng công ty thƣơng mại Hà Nội (công ty mẹ nắm vốn chi phối), đƣợc sự động viên quan tâm của Ban lãnh đạo công ty, CBCNV công ty luôn làm việc với tinh thần hăng say hết mình. Toàn bộ đội ngũ CBCNV đã đƣa công ty phát triển không ngừng thể hiện rõ nhất ở kết quả

kinh doanh công ty tăng trƣởng theo từng năm. Công ty cũng luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bên cạnh đó công ty cũng luôn chú trọng xây dựng các phong trào thi đua, văn hoá, xây dựng môi trƣờng làm việc văn minh. Có đựơc kết quả nhƣ vậy phải nói đến một nhân tố vô cùng quan trọng đó là đạo đức kinh doanh của Công ty. Hay nói cách khác đó chính là văn hoá Công ty, bởi vì nền tảng của văn hoá Công ty chính là đạo đức Công ty. Chính văn hoá Công ty đã làm cho cán bộ, công nhân viên coi Công ty nhƣ một cộng đồng, họ coi Công ty là một môi trƣờng sinh hoạt, trong đó họ sống, phát triển và phục vụ, họ chia sẻ những khó khăn và trở ngại với Công ty, làm cho Công ty ngày càng phát triển.

2.3.1.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh

Doanh thu năm 2011-2013

4965 6524 13255 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

doanh thu

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu năm các năm của công ty CP Chợ Bưởi

Qua Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 cho thấy: năm 2013 Công ty đã có sự biến chuyển lớn về các chỉ số tài chính: Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2013 so với năm 2012 giảm mạnh 265.000.000 đồng, lợi nhuận này giảm chủ yếu là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng: năm 2013 giá vốn hàng bán tăng hơn

6.791.000.000 đồng so với năm 2012 (tăng 148%), trong khi đó doanh thu bán hàng chỉ tăng 107% . Điều này cho thấy công việc kinh doanh của Công ty đang dần tốt lên qua việc doanh thu tăng dần qua các năm, tuy nhiên công ty chƣa quản lý thật tốt các chi phí dẫn đến sụt giảm về mặt lợi nhuận, do đó công ty cũng cần có những giải pháp làm giảm tỉ lệ giá vốn hàng bán, nhờ đó gia tăng lợi nhuận cho mình. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính của công ty cũng giảm mạnh, năm 2013 giảm hơn 213.000.000đ tƣơng đƣơng hơn 20,06% so với cùng kì năm 2012, điều này cho thấy công ty đã sử dụng nguồn vốn đầu tƣ sang các ngành nghề khác nhằm đa dạng hóa doanh thu cho công ty. Ngoài ra, chi phí bán hàng đã đƣợc kiểm soát tốt hơn, năm 2013 giảm gần 100.000.00 đ (tƣơng đƣơng giảm 82.83%) so với năm 2012, đây cũng là một cố gắng rất lớn của công ty trong quá trình giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận, hƣớng đến sự phát triển ổn định lâu dài của công ty. Nhìn chung, có đƣợc thành quả này không thể không kể đến sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đã luôn cố gắng để đem đến những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Ngoài những số liệu trong Báo cáo kết quả kinh doanh một số chỉ tiêu tài chính của các năm nhƣ ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính Công ty

Đơn vị: đồng

Tổng nguồn vốn 35.328.729.720 34.667.685.981 34.242.711.891

Vốn lưu động 6.665.954.428 8.117.839.959 9.480.078.622

Vốn cố định 28.662.775.292 26.549.846.022 24.762.633.269

(Nguồn: phòng Kế toán cung cấp và đã được kiểm toán)

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Cơ cấu các nguồn vốn giai đoạn 2011- 2013

Tổng nguồn vốn Vốn lưu động Vốn cố định

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn công ty CP chợ Bưởi qua các năm

Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, ta thấy tổng nguồn vốn năm 2013 đã giảm 424.000.000 đồng so với năm 2012, cho thấy quy mô vốn của Công ty năm 2013 đã giảm so với năm 2012. Có sự thay đổi này là do Công ty đã cân đối lại nguồn vốn. Trong cơ cấu vốn thì vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn lƣu động, tuy nhiên trong năm 2013 tỷ trọng vốn cố định có giảm gần 1,8 tỷ đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 6,73%, và ngƣợc lại tỷ trọng vốn lƣu động tăng hơn 1,3 tỷ đồng tƣơng ứng

với tỷ lệ 17%. Điều này cho thấy Công ty có xu hƣớng giảm dần vốn cố định và tăng dần vốn lƣu động để thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình vì Công ty Cổ phần chợ Bƣởi là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, sự tăng lên của vốn lƣu động sẽ càng tạo điều kiện tốt hơn cho Công ty trong kinh doanh, qua đây cũng thể hiện đƣợc chính sách quản trị tài chính linh hoạt và phù hợp với đặc điểm công ty của các nhà quản trị.

Nhƣ vậy, trong giai đoạn năm 2011-2013 tình hình kinh doanh của công ty là khá tốt, phù hợp với chính sách phát triển của công ty, mở rộng thêm các ngành nghề mới trong năm 2013. Sự tăng trƣởng của công ty đã có cải thiện theo hƣớng phù hợp vững chắc, tốc độ tăng trƣởng đều, tăng trƣởng toàn diện trên tất cả các chỉ tiêu cho thấy chính sách đúng đắn của công ty. Nhờ đó, công ty đã ổn định sản xuất, thu hút lao động, giải quyết việc làm góp phần nâng cao mức sống của công nhân viên.

Có đƣợc thành quả nhƣ vậy là do Công ty đã chú ý đến công tác đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, có chính sách linh hoạt với quy mô đặc điểm kinh doanh của mình, từ đó từng bƣớc tạo tiền đề vững chắc để thực hiện nhiệm vụ chiến lƣợc là phát triển chợ Bƣởi là một trung tâm thƣơng mại hàng đầu của thành phố Hà Nội.

2.3.2. Phân tích môi trường bên ngoài Công ty

2.3.2.1. Môi trường kinh tế

Sau một thời gian gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), thị trƣờng bán lẻ Việt Nam đƣợc đánh giá là đầy triển vọng, có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ trong và nƣớc ngoài. Theo báo cáo của Bộ Công Thƣơng, doanh thu hàng năm từ ngành bán lẻ của Việt Nam đã tăng trung bình 20% trong những năm gần đây, và dự báo là sẽ tiếp tục duy trì mức gia tăng này trong thời

gian tới. Xu hƣớng này đem đến rất nhiều cơ hội và thách thức cho ngành bán hàng nói chung và công ty cổ phần chợ Bƣởi nói riêng thể hiện nhƣ sau:

 Cơ hội:

Hiện dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với 82 triệu ngƣời. Trong đó, 75% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vƣợt qua Nhật Bản (nƣớc đang có số dân giảm) và đứng thứ tƣ châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tỷ lệ phát triển dân số sẽ mang lại một vài xu hƣớng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới. Trong đó, việc tăng mạnh lực lƣợng lao động (những ngƣời đƣa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Dự báo sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đƣa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới. Đây chính là thị trƣờng vô cùng tiềm năng và là cơ hội rất lớn cho công ty, từ những dự báo này, công ty cần có sự chuẩn bị cả về nhân lực và vật lực sẵn sàng để đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn của khách hàng trong tƣơng lai.

Thu nhập của ngƣời dân Việt Nam tăng dần qua các năm cũng khiến thay đổi dần thói quen của ngƣời tiêu dùng. Khách hàng ngày càng có xu hƣớng lựa chọn những nhà cung cấp có dịch vụ tốt, chất lƣợng sản phẩm đảm bảo với mức giá hợp lý. Do đó, đây là cơ hội rất lớn cho những công ty có định hƣớng phát triển bền vững nhờ cải tiến chất lƣợng và dịch vụ.

Nguồn cung sản phẩm ngày càng đa dạng và cải tiến chất lƣợng hơn, các công ty có nhiều thông tin hơn về các sản phẩm trên thị trƣờng, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi để tìm kiếm các nhà cung cấp, các nhà đầu tƣ phù hợp với đặc điểm định hƣớng của công ty nhằm đƣa ra đƣợc những sản phẩm cạnh tranh nhất, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng tốt nhất.

 Thách thức:

Bên cạnh những cơ hội và điều kiện thuận lợi vốn có, Công ty cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức khó khăn nhƣ ảnh hƣởng của suy thoái kinh

tế đến hoạt động kinh doanh, bệnh dịch ngày càng bùng nổ phát triển nhƣ dịch cúm gia cầm H1N1, H5N1, lợn tai xanh, … xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành phố trong thời gian qua; thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lƣợng không đảm bảo ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng… gây xáo trộn hoạt động buôn bán các mặt hàng thực phẩm này tại chợ. Các quy trình giám sát và kiểm định xuất xứ và chất lƣợng sản phẩm còn chƣa đƣợc hoàn thiện dẫn đến việc công khai chất lƣợng sản phẩm không đƣợc minh bạch, dẫn đến sự thiếu tin tƣởng của ngƣời tiêu dùng, ảnh hƣởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của các tiểu thƣơng trong chợ.

Hiện nay, theo Sở Công Thƣơng Hà Nội, Hà Nội có 411 chợ gồm các loại hình nhƣ: chợ thành thị, chợ nông thôn, chợ không cố định và chợ đầu mối bán buôn nông sản. Trong đó, số chợ đã phân hạng là 380 chợ, bao gồm 3 chợ đầu mối, 12 chợ hạng 1, 69 chợ hạng 2, có 299 chợ hạng 3. Bình quân mỗi quận, huyện, thị xã có 14 chợ, mỗi chợ phục vụ khoảng trên 15 nghìn ngƣời. Tổng diện tích đất xây dựng chợ khoảng gần 1 triệu 600 nghìn m2.

Qua các số liệu trên cho thấy, diện tích đất chợ bình quân trên địa bàn Hà Nội cũ cũng nhƣ diện tích đất chợ các quận nội thành Hà Nội mở rộng chỉ bằng quy mô đất của chợ hạng 3 theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Số lƣợng chợ này nói chung vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu kinh doanh và mua sắm hàng hoá của dân cƣ, nhất là các hàng hoá thuộc tiêu dùng hàng ngày. Đó là chƣa kể đến hầu hết các chợ hạng 3 tại các xã khu vực nông thôn, do thiếu thống nhất quy hoạch và đầu tƣ xây dựng mạng lƣới chợ nên đều xuống cấp nghiêm trọng, dột nát, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ; tỷ lệ chợ xã xuống cấp chiếm khoảng 80%; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chợ còn hạn chế... Bên cạnh đó, hiện nay, Hà Nội chƣa có chợ đầu mối nông sản thực phẩm theo đúng nghĩa là nơi trung chuyển hàng hóa nông sản thực phẩm.

Ngoài ra, sự cạnh tranh gay gắt của các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh buôn bán của các tiểu thƣơng.

Hiện Việt Nam chỉ có 10 nhà bán lẻ hiện đại. Trong vòng 5 năm tới, con số này ít nhất sẽ tăng gấp đôi bởi các nhà đầu tƣ quốc tế và nội địa đã bắt đầu nhìn thấy tiềm năng của thƣơng mại hiện đại ở Việt Nam (qua Thái Lan có thể thấy tƣơng lai ngành bán lẻ của Việt Nam). Bên cạnh đó, ảnh hƣởng của thƣơng mại hiện đại cũng thể hiện qua việc ngƣời Việt Nam mua sắm nhƣ thế nào. Trƣớc hết, tần số mua sắm sẽ giảm bớt vì ngày càng ít ngƣời tiêu dùng mua sắm hàng ngày ở các chợ và bắt đầu mua khối lƣợng lớn theo tuần. Dự báo, các đại lý thƣơng mại hiện đại sẽ cách mạng hóa thói quen tiêu dùng bằng việc giảm tần số mua sắm và tăng giá trị mua sắm. Xu hƣớng này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lƣợng khách hàng cũng nhƣ doanh thu của chợ truyền thống nói chung và chợ Bƣởi nói riêng.

Vì vậy, điều này cũng đặt ra các yêu cầu cấp thiết về thay đổi chiến lƣợc kinh doanh của chợ Bƣởi cũng nhƣ các chợ truyền thống khác để giữ đƣợc chân các khách hàng, gia tăng doanh số và lợi nhuận cho các tiểu thƣơng, nhờ đó mới giữ vững đƣợc sự phát triển bền vững của chợ.

2.3.2.2. Môi trường chính trị và pháp lý

Thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ; quyết định số 63/QĐ-UB ngày 29/04/2005 và Đề án số 1718/UB-SNV ngày 04/05/2005 của UBND thành phố Hà Nội là những nhân tố căn bản thuận lợi cho mô hình chuyển đổi phƣơng thức quản lý chợ trong giai đoạn hiện nay đƣợc quy định nhƣ sau:

- Đối với chợ xây dựng mới, giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

- Đối với chợ đang hoạt động do Ban quản lý chợ điều hành, từng bƣớc chuyển sang thực hiện giao quyền cho doanh nghiệp đã đƣợc lựa chọn.

- Đối với chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo có thể giao cho doanh nghiệp Hợp tác xã thƣơng mại – dịch vụ tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

- Trƣờng hợp do Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng có vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ mức độ, tỷ lệ góp vốn để lựa chọn chủ thể kinh doanh khai thác và quản lý chợ (Ban quản lý chợ, doanh nghiệp, Hợp tác xã thƣơng mại – dịch vụ hoặc thành lập công ty cổ phần theo quy định của pháp luật).

- Chợ do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đó tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ dƣới hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nƣớc.

- Ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nƣớc và các hoạt động trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký hợp đồng với thƣơng nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ; tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây dựng Nội quy của chợ theo quy định; tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về nội quy chợ; điều hành chợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kì cho cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Nhƣ vậy, Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ cùng với Ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nƣớc và các hoạt động trong phạm vi của chợ theoquy định của pháp luật. Nhờ đó, việc quản lý chợ sẽ trở nên sát sao và hợp lý hơn.

2.3.2.3. Môi trường văn hoá - xã hội

Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phƣơng và là nơi phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một vùng dân cƣ. Tính văn hoá ở chợ đƣợc thể hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng sâu,

Đối với ngƣời dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấy chợ làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi ngƣời thân, trao đổi công việc, kể cả việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Chợ còn là nơi hò hẹn của lứa đôi, vì vậy ngƣời dân miền núi thƣờng gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm nhƣ là ngƣời dƣới xuôi

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chợ bưởi đến năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)