Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chợ bưởi đến năm 2020 (Trang 62 - 68)

- Tập hợp có hệ thống cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh

3.3.2.Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

c. Sản phẩm thay thế

3.3.2.Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Chợ là một loại hình thƣơng mại có từ rất lâu đời của nƣớc ta, nó đang nắm thị phần chủ yếu trong kênh phân phối hàng hoá của toàn xã hội, nó vẫn là nơi giao lƣu buôn bán duy nhất của một số địa phƣơng trong nƣớc ta. Trên địa bàn quận Tây Hồ hiện nay hàng hoá đên với ngƣời tiêu dùng thông qua hệ thống chợ vẫn chiếm tới 60%, còn lại là qua các kênh phân phối khác. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ rất quan trọng, tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tƣ, xây dựng, kinh doanh và quản lý chợ. Và Chợ Bƣởi là minh chứng cho việc chuyển đổi thành công từ ban quản lý sang mô hình công ty.

Căn cứ vào tình hình thực tế về phát triển của Công ty CP Chợ Bƣởi hiện nay, có thể đƣa ra một số kiến nghị sau:

Việc đầu tƣ, xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà nó còn mang tính chất xã hội, nó còn rất mới mẻ ở nƣớc ta. Do đó, Nhà nƣớc nên có những chính sách ƣu đãi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh chợ nhƣ:

 Một là, Nhà nƣớc cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ƣu đãi để đầu tƣ, xây dựng chợ.

 Hai là, áp dụng mức thuế Thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với mức hiện hành áp dụng cho các loại hình kinh doanh khác hay miễn thuế trong một thời gian nhất định cho doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh chợ.

 Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác dự báo thị trƣờng. Hoạt động quản lý và kinh doanh của ngành thƣơng mại không chỉ đơn thuần dựa vào kinh nghiệm và cần phải nắm chắc phƣơng hƣớng vận động và phát triển của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Muốn tham gia thâm nhập và phát triển thị trƣờng thì các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, dự báo đƣợc khuynh hƣớng và sự phát triển của thị trƣờng. Tuy nhiên, công tác dự báo này sẽ mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp và đôi khi doanh nghiệp không có đủ năng lực để thực hiện. Do đó doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ hơn thông tin về thị trƣờng mà doanh nghiệp tham gia.

 Bốn là hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển thƣơng mại.

Môi trƣờng kinh doanh là toàn bộ các điều kiện trong đó các hoạt động kinh doanh nhƣ: thị trƣờng, hạ tầng cơ sở, hệ thống luật pháp, hệ thống chính sách của nhà nƣớc và các yếu tố tổ chức…ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh. Hoạt động thƣơng mại mặc dù đã chuyển sang môi trƣờng kinh doanh theo cơ thế thị trƣờng, nhƣng do thị trƣờng và các yếu tố của môi trƣờng kinh doanh hình thành chƣa đồng bộ, kém phát triển và còn bị ảnh hƣởng môi trƣờng cũ khá nặng nề. Vì vậy chƣa tạo điều kiện bình đẳng trong kinh doanh, hạn chế sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Do đó việc hình thành môi trƣờng kinh doanh có vai trò rất quan trọng

đối với việc khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh

3.3.2.2. Kiến nghị với thành phố Hà Nội, Quận Tây Hồ và Tổng Công ty Thương Mại Hà Nội

Căn cứ vào nghị định số 02/2003NĐ-CP ngày 14/12/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Quyết định số 142/2004/QĐ-UB ngày 09/09/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành “ Quy định về quy hoạch phát triển, đầu tƣ xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà nội”, ngày 5/10/2006 UBND Thành phố Hà nội có quyết định số 4410/QĐ-UBND về việc thí điểm chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Bƣởi và giao cho Tổng Công ty Thƣơng mai Hà nội có trách nhiệm thành lập Công ty CP quản lý kinh doanh khai thác chợ Bƣởi theo quy định của pháp luật, nắm cổ phần chi phối của công ty CP. Mặc dù chủ chƣơng đƣờng lối của UBND Thánh phố Hà nội là rất rõ ràng, nhƣng trong quá trình thực hiện do chu quan nên UBND Quận Tây Hồ và Tổng Công ty Thƣơng Mại Hà Nội đã bỏ qua một số bƣớc, vì vậy khi thành lập Công ty CP Chợ Bƣởi đã dẫn đến khiếu kiện của các tiểu thƣơng tại chợ Bƣởi. Việc khiếu kiện của các tiểu thƣơng tại chợ Bƣởi đã dẫn đến ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm gần đây. Trƣớc vấn đề khiếu kiện kéo dài của bà con tiểu thƣơng tại chợ Bƣởi đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty. Để hoàn thiện cho chiến lƣợc kinh doanh đến 2015, Công ty cần phải đề xuất kiến nghị với UBND Quận Tây Hồ và Tổng Công ty Thƣơng Mại Hà Nội cần có sự thống nhất báo cáo trực tiếp UBND Thành phố Hà Nội giải quyết dứt điểm thắc mắc khiếu nại của các tiểu thƣơng tại chợ Bƣởi từ đó làm tiền đề cho sự phát triển của Công ty CP Chợ Bƣởi trong những giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh đó, công ty CP chợ Bƣởi cũng kiến nghị với các cấp tiến hành xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm trong khu vực gây ra sự xáo trộn trong khu vực và ảnh hƣởng đến việc kinh doanh của các tiểu thƣơng trong chợ.Chợ cóc, chợ tạm mọc tràn lan

khắp đƣờng phố, ngõ ngách, khu dân cƣ là thực trạng tồn tại nhiều năm nay ở Hà Nội mà chƣa có giải pháp nào khắc phục triệt để. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo "Năm trật tự và văn minh đô thị" thành phố Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 209 tụ điểm chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng. Thời gian qua, chính quyền các quận, huyện đã giải tỏa 97 tụ điểm, còn lại 112 tụ điểm chợ, trong đó có cả những tụ điểm chƣa giải tỏa đƣợc và những tụ điểm đã giải tỏa nhƣng hoạt động trở lại.

So với các khu chợ chính, siêu thị thì ngƣời tiêu dùng mua sắm ở chợ cóc, chợ tạm rất nhanh chóng và thuận tiện, bởi ở đó tập trung từ các mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm cho đến các mặt hàng khác phục vụ những nhu cầu thiết yếu hằng ngày của ngƣời dân, giá cả luôn thấp hơn hàng hóa cùng chủng loại trong chợ lớn hoặc các siêu thị, giờ giấc họp chợ rất linh hoạt. Nhƣng cũng do tính chất "tự do", không chịu sự quản lý của các lực lƣợng chức năng, cho nên hàng hóa kinh doanh ở chợ cóc, chợ tạm luôn tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Và điều dễ nhận thấy nhất chợ cóc là thủ phạm gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, làm nhếch nhác cảnh quan, ùn tắc giao thông cục bộ tại các khu vực.

Không biết bao nhiêu lần, các lực lƣợng chức năng, chính quyền các quận, huyện của thành phố ra quân giải tỏa chợ cóc, nhƣng hiệu quả đạt đƣợc không đáng kể. Chợ cóc ở khu vực này đƣợc giải tỏa thì lại mọc lên chợ cóc ở khu vực khác. Bên cạnh những giải pháp tình thế nhƣ vậy, thành phố, các doanh nghiệp đã đầu tƣ khoản kinh phí lớn để cải tạo, xây dựng các khu chợ cũ tại khu vực trung tâm thành các trung tâm thƣơng mại hiện đại, trong đó bố trí một phần diện tích thỏa đáng làm chợ dân sinh, vừa tạo việc làm cho các hộ kinh doanh khu chợ cũ, vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm hằng ngày của nhân dân, nhằm xóa bỏ các khu chợ cóc, chợ tạm. Nhƣng chủ trƣơng này đã hoàn toàn thất bại. Từ khi phá khu chợ cũ để xây dựng công trình mới, chợ cóc mọc ngay cạnh khu vực đó và ngày càng phát triển, đến nỗi "đánh bật" cả chợ mới ở trung tâm thƣơng mại.

KẾT LUẬN

Chiến lƣợc kinh doanh của một doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng trong tình hình nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt, nó quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Vì vậy, đề ra một chiến lƣợc kinh doanh hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh tổng thể của mỗi doanh nghiệp.

Với đề tài của luận văn: "Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của Công

ty CP Chợ Bƣởi đến năm 2020". Hy vọng nâng cao kiến thức cũng nhƣ đóng

góp một số ý kiến nhằm lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh của Công ty CP Chợ Bƣởi.

Theo em để đề ra đƣợc một chiến lƣợc kinh doanh hợp lý cho công ty, chúng ta cần phải hiểu nhiều khía cạnh nhƣ lý luận chiến lƣợc kinh doanh; môi trƣờng kinh doanh; thực tế thế mạnh, điểm yếu của công ty… Vì vậy phần giải pháp em đã mạnh dạn đƣa ra một số đề xuất nhỏ với mong muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Những giải pháp này chủ yếu dựa vào kiến thức đã học, qua quan sát thực tế…

Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh là đề tài rất hấp dẫn và cần thiết với mọi loại hình doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn cho công ty mình là vô cùng quan trọng.

Đây là một đề tài khó, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng cả về lý thuyết cũng nhƣ kinh nghiệm về thực tế. Dù đã cố gắng và cũng có những kinh nghiệm nhất định trong công tác quản lý kinh doanh khai thác chợ nhƣng chắc chắn đề tài cũng không thể tránh đƣợc những thiếu sót vì vậy em rất mong nhận đựơc ý kiến đóng góp của thầy giáo và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Hải (Chủ biên), Quản trị chiến lược, NXB. ĐHQGHN, Hà Nội, 2010.

2. Phan Phúc Hiếu, Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2007.

3. 3. W. Chan Kim, Renee Mauborgne (Phƣơng Thuý dịch), Chiến lược đại dương xanh, NXB Tri thức, Hà Nội, 2007.

4. Philippe Lasserre, Joseph Putti, Chiến lược quản lý và kinh doanh, Tập I, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996

5. Phạm Vũ Luận, Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005

6. Morita Akio (Nhóm Alpha Book dịch), Chế tạo tại Nhật Bản, NXB Tri Thức, Hà Nội, 2006.

7. Niven P.R (Dƣơng Thị Thu Hiền dịch), Thẻ điểm cân bằng, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Porter M.E (Nguyễn Ngọc Toàn dịch), Chiến lược cạnh tranh, NXB. Trẻ, TP.HCM, 2009.

9. Porter M.E (Nguyễn Phúc Hoàng dịch), Lợi thế cạnh tranh, NXB. Trẻ,TP.HCM, 2009.

10. Trần Anh Tài, Quản trị học, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. 11. Raymond Alain- Thiétart, Chiến lược doanh nghiệp, NXB Thanh

MỤC LỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 ………..Trang 14 Sơ đồ 2.1 ………..Trang 30 Sơ đồ 2.2 ………..Trang 30 Bảng 2.1………Trang 35 Biểu đồ 2.1………Trang 37 Biểu đồ 2.2………Trang 39 Bảng 2.2………Trang 39 Bảng 3.1………Trang 56

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chợ bưởi đến năm 2020 (Trang 62 - 68)