NHẬN THỨC XÃ HỘI VỀ CÔNG TÁC ĐTN CHO LĐNT

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 69 - 75)

Về nhận thức xã hội: Nƣớc ta đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Trong bối cảnh đó nƣớc ta có những cơ hội để phát triển đồng thời đang và sẽ gặp không ít khó khăn thách thức. Vì thế Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ, trong đó quan trọng nhất là đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực khu vực nông thôn.

Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ- TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ƣơng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, ngày 27/11/2009 Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ – TTg phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020. Đề án 1956 đề ra mục tiêu tổng quát “Bình quân mỗi năm ĐTN cho khoảng 1 triệu LĐNT, trong đó đào tạo, bồi dƣỡng 100.000 lƣợt cán bộ công chức xã. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả ĐTN, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn …” Đề án đã đề ra đồng bộ các chính sách đối với ngƣời học nghề, ngƣời dạy nghề và chính sách đối với cơ sở dạy nghề cho LĐNT. Đồng thời Đề án cũng đề ra đồng bộ 5 nhóm giải pháp trong đó giải pháp đầu tiên là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, cán bộ và LĐNT về vai trò của ĐTN với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn.

Có thể nói, chƣa bao giờ vấn đề ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT lại đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm nhƣ hiện nay. ĐTN cho LĐNT là việc làm có tính xã hội và nhân văn sâu sắc, nó góp phần tạo ra lực lƣợng sản xuất hiện đại trong nông nghiệp, tạo ra những lao động có kiến thức, có kỹ năng sản xuất hiện đại, có khả năng thích ứng với sự cạnh tranh quốc tế trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, để triển khai thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra thì giải pháp đầu tiên, quan trọng nhất là làm thông suy nghĩ, tƣ tƣởng của mọi

60

tầng lớp cán bộ và nhân dân để tạo sự đồng thuận, đồng lòng thống nhất từ tƣ tƣởng đến hành động của cả hệ thống chính trị, thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu đã đề ra.

Nhận thức của xã hội về ĐTN tác động mạnh đến công tác ĐTN, ảnh hƣởng rõ rệt nhất tới lƣợng học viên đầu vào cho các cơ sở dạy nghề. Thực tế công tác ĐTN hiện nay chƣa đƣợc xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Thứ nhất, vì những hạn chế, những rào cản của ĐTN. Thứ hai, do tâm lý ƣa chuộng khoa bảng, bằng cấp của gia đình, ngƣời học nghề và xã hội. Không ít các gia đình coi việc vào đại học nhƣ là con đƣờng duy nhất để tiến thân, kiếm đƣợc việc nhàn hạ.

Nếu ngƣời lao động trong xã hội đánh giá đúng đắn hơn tầm quan trọng của việc học nghề thì lƣợng lao động tham gia học nghề sẽ chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với toàn bộ số lao động trên thị trƣờng và sẽ có cơ cấu trẻ hơn, đa dạng hơn. Hơn nữa, nếu ngƣời lao động nhận thức đƣợc rằng giỏi nghề là một phẩm chất quý giá của mình, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định thì công tác ĐTN sẽ nhận đƣợc thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết từ xã hội.

Đối với thị xã Sơn Tây: Đề án ĐTN cho LĐNT đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956 là chính sách rất ý nghĩa, nó gắn liền với việc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Vì thế để thực hiện tốt sự chỉ đạo của Chính phủ, các cấp các ngành, Lãnh đạo Thị xã chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về công tác ĐTN cho LĐNT bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣng vì nhiều lý do và yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả và hiệu quả công tác ĐTN nên việc nhận thức của cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp xã và nhân dân về công tác ĐTN cho LĐNT còn hạn chế, chƣa đúng. Phía ngƣời lao động tham gia học nghề, có trƣờng hợp đăng ký đi học để đƣợc nhận kinh phí hỗ trợ vì có thời gian rỗi, học nghề xong không xin

61

đƣợc việc làm hoặc thu nhập ít cải thiện nên họ cũng không nhiệt tình và mặn mà với các ĐTN ngắn hạn nhƣ hiện nay. Về phía các doanh nghiệp có tuyển dụng lao động qua ĐTN thấy chất lƣợng lao động chỉ đạt mức trung bình và không đạt yêu cầu nên cũng nghi ngại đối với chƣơng trình ĐTN cho LĐNT.

3.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐTN CHO LĐNT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ

3.7.1. Những kết quả đạt được

Trong 4 năm, từ năm 2011 đến 2014, số LĐNT của Thị xã đƣợc ĐTN và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt bình quân 674ngƣời/năm, năm 2011 chỉ mở đƣợc 9 lớp cho 315 ngƣời, số LĐNT đƣợc đào tạo còn lại tập trung trong năm 2013 (33 lớp) và năm 2014 (42 lớp). Tỷ lệ lao động qua ĐTN đạt khoảng 40%. Triển khai thực hiện công tác ĐTN và giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn Thị xã đã có những chuyển biến tích cực, có xu hƣớng chuyển dần lao động ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, xóa đói giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng.

Các loại hình và ngành nghề đào tạo từng bƣớc đƣợc bổ sung, bám sát vào nhu cầu thực tế của LĐNT và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thị xã. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dƣỡng và có việc làm tăng hơn; ý thức tự đào tạo, tự bồi dƣỡng của một bộ phận ngƣời lao động có chuyển biến.

Các chƣơng trình hỗ trợ ĐTN cho ngƣời lao động thuộc các đối tƣợng ƣu tiên nhƣ ngƣời nghèo, ngƣời thuộc gia đình chính sách đƣợc triển khai rộng. Công tác hƣớng nghiệp và tổ chức hội chợ việc làm… bƣớc đầu đƣợc quan tâm. Song song với công tác ĐTN, vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động cũng đƣợc Thị xã quan tâm và triển khai theo hƣớng tích cực. Bình quân hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 2.900 lao động, trong đó lao động ở các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm trên 60% tổng số lao động. Thu

62

nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn tăng từ 16,4 triệu đồng năm 2011 lên 24 triệu đồng năm 2014.

Từ quá trình thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT thời gian qua trên địa bàn thị xã, cơ quan chức năng nhận thức đƣợc vấn đề còn tồn tại, ảnh hƣởng đến kết quả công tác ĐTN cho LĐNT. Trình độ năng lực của cán bộ đƣợc nâng lên, kinh nghiệm đƣợc tích lũy. Rút ra những bài học kinh nghiệm gắn với thực tiễn để chỉ đạo thực hiện tốt hơn về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, công tác cán bộ đƣợc điều chỉnh, công tác kiểm tra giám sát đƣợc tăng cƣờng, công tác tuyển sinh mở lớp dạy nghề gắn với giải quyết việc làm sau học nghề và công tác đầu tƣ đƣợc chú trọng, công tác thanh quyết toán đƣợc cải tiến, xây dựng kế hoạch … từng bƣớc đƣợc điều chỉnh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó còn phát hiện những điểm bất cập trong quy định, chính sách của chính phủ và UBND thành phố Hà Nội về định mức hỗ trợ, về danh mục ngành nghề đƣợc hỗ trợ đào tạo, về hỗ trợ vay vốn phát triển nghề sau học nghề … đề nghị các cấp, các ngành quan tâm sớm sửa đổi bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng, nâng cao hiệu quả công tác ĐTN.

Bằng sự quan tâm đầu tƣ của Nhà nƣớc, sự quyết tâm của các cấp, chính quyền và tổ chức đoàn thể cùng với sự vƣơn lên của bản thân ngƣời lao động, đặc biệt là lao động trong độ tuổi thanh niên, công tác ĐTN và giải quyết việc làm sau ĐTN của Thị xã thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.

3.7.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong công tác ĐTN cho LĐNT trên bàn Thị xã thời gian quan còn có những tồn tại, hạn chế nhƣ sau:

- Công tác tuyên truyền, vận động và tƣ vấn về nghề đào tạo, cơ hội việc làm, thu nhập … cho LĐNT còn hạn chế. Chƣa xác định trọng tâm công tác tuyên truyền, vận động, tƣ vấn học nghề; chƣa gắn kết công tác tuyển sinh

63

với cơ hội tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng; chƣa có sự vào cuộc thực sự của cả hệ thống chính trị.

- Một số quy định, định mức về hỗ trợ ĐTN cho LĐNT trong Đề án 1956 chƣa phù hợp, chƣa đáp ứng nhu cầu ĐTN tại địa phƣơng nhƣng chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung: Các quy định về mức chi hỗ trợ tiền ăn, chi phí đi lại quá thấp và bất cập về cự ly từ nơi cƣ trú đến cơ sở ĐTN.

- Chƣa phát huy tốt vai trò các doanh nghiệp tham gia đào tạo và dạy nghề, thu hút và giải quyết việc làm cho LĐNT cho nên phần đa ngƣời lao động sau khi học nghề vẫn làm nghề cũ (nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 80%).

- Cán bộ triển khai thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT còn thiếu, kiêm nhiệm nhiều việc nên công tác kiểm tra giám sát còn thiếu chặt chẽ, thay đổi nhiều cán bộ theo dõi quản lý và sự phân công cán bộ thực hiện công tác này tại cấp xã còn chƣa thống nhất cũng ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác ĐTN cho LĐNT.

- Kinh phí đầu tƣ chƣa tƣơng xứng với số lƣợng LĐNT cần đào tạo theo độ khó của từng nghề, công tác điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của ngƣời lao động và khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, cơ sở dạy nghề trên địa bàn thị xã yếu; Thủ tục hồ sơ thanh quyết toán kinh phí rƣờm rà.

3.7.3. Nguyên nhân

- Tác động, ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong nƣớc, hầu hết các lĩnh vực sản xuất đều sụt giảm, đình trệ, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả đã ảnh hƣởng rất lớn đến thị trƣờng lao động, việc làm.

- Nhận thức của cán bộ và nhân dân chƣa đầy đủ đặc biệt là cán bộ cấp xã, chƣa quan tâm đúng mức đến công tác ĐTN, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho nông thôn trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh

64

tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng. Tƣ tƣởng trông chờ, ỉ lại vào sự bao cấp còn nặng nề.

- Bản thân ngƣời lao động chƣa nhận thức đúng, chƣa hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc học nghề để lập nghiệp, chƣa mạnh dạn tham gia, động viên con em học nghề, chủ yếu tham gia các lớp học ngắn hạn dƣới 3 tháng và tập trung vào nghề nông nghiệp. Chƣa coi việc học nghề là yếu tố cần thiết để tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình.

- Tổng số biên chế của Thị xã đƣợc thành phố khống chế vì thế biên chế của các phòng chuyên môn của Thị xã cũng đƣợc giao khống chế, do đó không thể bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi, quản lý công tác ĐTN dễ dàng.

65

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG

NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)