Kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 65 - 67)

- Đối với thành phố: UBND thành phố Hà Nội giao Sở Lao động – Thƣơng binh & Xã hội và Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện quản lý công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thành phố, trong đó Sở Lao động – Thƣơng binh & Xã hội quản lý công tác ĐTN phi nông nghiệp và Sở Nông nghiệp & PTNT quản lý công tác ĐTN nông nghiệp. Sở Nông nghiệp & PTNT giao Chi cục PTNT thực hiện, trong 4 năm Chi cục PTNT có thực hiện 02 cuộc giám sát các lớp dạy nghề tại một số xã, phƣờng nhƣng Sở Lao động – Thƣơng binh & Xã hội chƣa lần nào thực hiện kiểm tra, giám sát công tác ĐTN cho LĐNT tại thị xã Sơn Tây. Các sở nắm tình hình triển khai và kết quả thực hiện hàng năm qua các báo cáo của các quận, huyện, thị xã. Chính vì thế những vấn đề bức xúc, khó khăn tại địa phƣơng có đề nghị trong các báo cáo ít đƣợc quan tâm, chậm hoặc chƣa đƣợc giúp đỡ tháo gỡ.

56

- Đối với Thị xã: Thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ – TTg (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 1956) gồm 13 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thị xã phụ trách văn hóa, xã hội làm Trƣởng ban. Ban Chỉ đạo 1956 có xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Tuy nhiên việc duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo 1956 không đúng quy chế đã xây dựng, tổ chức họp Ban Chỉ đạo không thƣờng xuyên, có thành viên Ban Chỉ đạo không nắm bắt đƣợc tình hình và kết quả LĐNT bởi họ đƣợc đƣa vào Ban Chỉ đạo cho đủ thành phần cơ cấu theo chỉ đạo.

Thực tế việc triển khai, theo dõi, giám sát, quản lý công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn Thị xã cơ bản do phòng Lao động – Thƣơng binh & Xã hội và phòng Kinh tế thực hiện. Chƣa thành lập đoàn kiểm tra của thị xã để kiểm tra thực tế tại cơ sở. Sự phối hợp giữa 2 phòng và các cơ quan liên quan đôi khi chƣa nhịp nhàng, cán bộ thiếu nên kiêm nhiệm nhiều việc đó cũng là lý do ảnh hƣởng đến việc kiểm tra giám sát các xã, phƣờng đặc biệt là việc kiểm tra duy trì thời gian lớp học, số học viên tham gia lớp học còn phó mặc cho các xã, phƣờng và các cơ sở dạy nghề. Vì thế, thực tế xảy ra việc một ngƣời tham gia 2 lớp học (xã Cổ Đông) hoặc học hộ (xã Xuân Sơn, Sơn Đông) hoặc tham dự lớp học không đảm bảo thời gian quy định nhƣng chậm đƣợc phát hiện. Có lớp học kết thúc, bế giảng nhƣng cán bộ theo dõi không nắm đƣợc; số lƣợng ngƣời học là đối tƣợng chính sách đƣợc hỗ trợ cán bộ theo dõi nắm bắt không kịp thời …

Mặt khác, chƣơng trình dạy nghề sau khi thẩm duyệt xong cơ sở dạy nghề chủ động thực hiện, Thị xã (cơ quan chuyên môn) không kiểm tra đột xuất, hoặc kiểm duyệt lại do đó trƣờng hợp các cơ sở hoặc ngƣời dạy nghề thay đổi, cắt gọt nội dung chƣơng trình cán bộ và cơ quan quản lý không phát hiện, làm việc một cách thụ động, phụ thuộc báo cáo của các cơ sở dạy nghề.

57

Chính vì thế dẫn đến kết quả chất lƣợng dạy nghề đạt thấp, lòng tin của ngƣời học vào chƣơng trình dạy nghề nói riêng và chính sách của nhà nƣớc nói chung bị suy giảm.

- Đối với cấp xã: UBND các xã, phƣờng thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo 1956 theo sự chỉ đạo của UBND thị xã. Tƣơng tự nhƣ vậy, UBND các xã, phƣờng giao cán bộ phối hợp tuyển sinh, theo dõi và quản lý lớp học, không có sự kiểm tra chéo, chỉ khi có đoàn hoặc cán bộ Thị xã đặt lịch kiểm tra thì UBND xã, phƣờng sẽ phối hợp. Vì vậy công tác tuyên truyền đến ngƣời học rất hời hợt, công tác kiểm tra giám sát lỏng lẻo, công tác tƣ vấn học nghề yếu, công tác tuyển sinh khó khăn và hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT không cao.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)