Nội dung QLNN đối với công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 60)

Thực hiện chức năng QLNN về ĐTN cho LĐNT, UBND thị xã đã triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo 1956, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên liên quan đến chức năng nhiệm vụ công tác, trong đó có phân giao cơ quan thƣờng trực và tổ công tác giúp việc thực hiện đảm bảo công tác ĐTN cho LĐNT thực hiện đúng và đạt kế hoạch đã đề ra.

- Xây dựng Kế hoạch số 382/KH – UBND ngày 20/9/2010 của UBND thị xã Sơn Tây về triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” và triển khai đến các xã, phƣờng. Trên cơ sở đó mỗi năm xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu dạy nghề cho các xã, phƣờng.

- Tổ chức tuyển sinh mở lớp dạy nghề và mời các cơ sở dạy nghề nộp hồ sơ năng lực, đánh giá và ra quyết định chỉ định thầu, ký hợp đồng đặt hàng dạy nghề.

- Tổ chức hội nghị giao ban định kỳ, đột xuất để nắm tình hình và ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc.

- Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất, thực hiện giám sát công tác ĐTN từ khâu tuyển sinh, dạy –học, kiểm tra đánh giá tay nghề và hồ sơ thanh quyết toán.

- Khen thƣởng và xử lý các trƣờng hợp vi phạm. Báo cáo và đề nghị các cấp chính quyền, cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh, bổ sung những điểm chính sách bất cập, chƣa phù hợp với thực tế thông qua các hội nghị hoặc các báo cáo cụ thể.

Trên cơ sở nghiên cứu những văn bản quy định của Chính phủ, bộ ngành và căn cứ Kế hoạch số 150/KH – UBND ngày 26/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai

51

đoạn 2011 – 2015, UBND thị xã Sơn Tây giao phòng Lao động, Thƣơng binh & Xã hội là cơ quan thƣờng trực, phối hợp với phòng Kinh tế và các đơn vị liên quan tham mƣu UBND thị xã triển khai thực hiện những công việc cụ thể nhƣ sau:

- Ban hành Quyết định số 170/QĐ-UBND ngày 20/9/2010 thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của thị xã do đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách Văn hoá - Xã hội làm Trƣởng ban; đồng chí Trƣởng phòng Lao động TBXH làm Phó Trƣởng ban Thƣờng trực; Trƣởng phòng Kinh tế làm Phó trƣơng ban; Uỷ viên gồm các đồng chí là Trƣởng, Phó các phòng, ban, ngành, đoàn thể liên quan và Tổ thƣ ký giúp việc Ban chỉ đạo. Kiện toàn BCĐ khi có thay đổi thành viên nhƣng đôi khi chƣa kịp thời. Thời gian đầu, theo chỉ đạo từ Trung ƣơng công tác QLNN về ĐTN cho L ĐNT do ngành Lao động, Thƣơng binh & Xã hội thực hiện, tuy nhiên sau một thời gian triển khai thực hiện thấy có nhiều bất cập và thực hiện đạt hiệu quả không cao nên việc phân công đƣợc điều chỉnh lại. Trong đó phòng Lao động TBXH đƣợc giao phụ trách mảng đào tạo nghề phi nông nghiệp và Phòng Kinh tế phụ trách mảng đào tạo nghề nông nghiệp. Có 12/15 xã, phƣờng thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo 1956 để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.

- Xây dựng Kế hoạch số 382/KH-UBND ngày 20/9/2010 và tổ chức hội nghị quán triệt Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2010 đến thành viên Ban chỉ đạo, cán bộ chủ chốt các ban, ngành, đoàn thể của thị xã và Đảng uỷ, UBND các xã, phƣờng. Nội dung kế hoạch có đƣa ra mục tiêu, chỉ tiêu, thời gian, kinh phí thực hiện và phân công giao nhiệm vụ gắn trách nhiệm cá nhân, tập thể có liên quan để đảm bảo kế hoạch thực hiện thành công. Tuy nhiên trên thực tế, công tác ĐTN cho

52

LĐNT trên địa bàn thị xã vẫn do phòng Lao động, Thƣơng binh & Xã hội và phòng Kinh tế chủ động thực hiện.

- Ban hành Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 20/9/2010 về việc tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Sơn Tây và tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn cho cán bộ cấp xã. Việc điều tra nhu cầu học nghề chƣa sát với nhu cầu học nghề thực tế của ngƣời dân vì trong 5 năm triển khai thực hiện chỉ chi ít kinh phí cho 01 cuộc điều tra nhu cầu học nghề của LĐNT, mặt khác trong quá trình điều tra khảo sát, các điều tra viên là Trƣởng thôn với trình độ năng lực còn hạn chế nên việc khai thác thông tin, phỏng vấn chƣa rõ mục đích yêu cầu của cuộc điều tra, chƣa tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa của chính sách theo quy định của Quyết định 1956/QĐ-TTg. Mặt hạn chế này thị xã có nhận biết nhƣng chỉ dừng ở mức độ ghi nhận, chƣa quan tâm sâu công việc này.

- Giao Phòng Lao động TB&XH, Phòng Kinh tế, Đài Truyền thanh thị xã và các xã, phƣờng tổ chức tuyên truyền Quyết định 1956 của Thủ tƣớng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thành phố, Đề án và kế hoạch đào tạo nghề của thị xã trên hệ thống Đài truyền thanh thị xã và các xã, phƣờng, đồng thời kết hợp lồng ghép tuyên truyền trong hội nghị của các ban, ngành, đoàn thể từ thị xã đến xã, phƣờng, các hộ dân nắm bắt chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. In trên 2.000 tờ rơi phát tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đến các cấp, các ngành và ngƣời dân.

- Hàng năm, trên cơ sở đăng ký nhu cầu học nghề của LĐNT các xã, phƣờng đăng ký, UBND thị xã xây dựng Kế hoạch và giao chỉ tiêu dạy nghề cho các xã, phƣờng nhằm từng bƣớc giảm bớt tỷ lệ lao động không có trình độ, qua đó giúp ngƣời lao động tạo việc làm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống

53

nhân dân cũng là thực hiện đạt điểm trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới để các xã phấn đấu. Đồng thời UBND thị xã sẽ đánh giá, lựa chọn cơ sở ĐTN có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín để hợp đồng đặt hàng ĐTN. Các cơ sở dạy nghề đƣợc lựa chọn đều là những cơ sở đƣợc cấp có thẩm quyền chứng nhận, cấp phép, có đào tạo nghề phù hợp và có đội ngũ giảng viên có trình độ, kinh nghiệm. Trên địa bàn thị xã có 01 trƣờng Trung cấp nghề nhƣng không đáp ứng yêu cầu về ĐTN cho LĐNT nên Thị xã phải hợp đồng với các cơ sở dạy nghề ngoài Thị xã. Đây cũng là một trong những hạn chế và khó khăn trong công tác QLNN đối với các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề trên địa bàn Thị xã.

- Phòng Lao động, Thƣơng binh & Xã hội và phòng Kinh tế chủ động kiểm tra, giám sát công tác ĐTN tại các xã, phƣờng trên cơ sở lịch các lớp dạy nghề đăng ký và UBND thị xã ra Quyết định. Quá trình theo dõi, quản lý phát hiện những bất cập trong công tác dạy học từ địa điểm, cơ sở vật chất lớp học, thời gian học, vật liệu thực hành, ngƣời học, kỹ năng thuyết giảng và phƣơng pháp giảng của giáo viên, học liệu ... Mỗi năm UBND thị xã và các phòng chức năng ban hành hàng chụ văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác ĐTN. Tuy nhiên, do có nhiều lớp ở các xã, phƣờng khác nhau mở lớp cùng thời điểm, trong khi cán bộ thực hiện theo dõi quản lý thiếu và yếu nên công tác kiểm tra, giám sát có chỗ có khi còn buông lỏng.

Các cuối năm đều có báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện, rút kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT những năm tiếp theo, đề xuất kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc để công tác ĐTN cho LĐNT tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả.

3.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý

Thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, công tác ĐTN cho LĐNT do ngành Lao động – Thƣơng binh & Xã hội

54

thực hiện. Sau thời gian triển khai thực hiện, các cấp các ngành đều nhận thấy có sự bất cập nên năm 2013 các bộ ngành, cấp thành phố và cấp huyện

(UBND thị xã) đã điều chỉnh phân giao phòng Kinh tế thực hiện công tác dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT cho đúng chuyên môn, đảm bảo công tác thẩm định, quản lý thuận lợi và hiệu quả hơn. Phòng Kinh tế có tổng số 16 cán bộ công chức, trong đó có 3 cán bộ hợp đồng, 4 cán bộ lãnh đạo; phòng Lao động – Thƣơng binh & Xã hội có tổng số 12 cán bộ công chức, trong đó có 3 cán bộ hợp đồng, 3 cán bộ lãnh đạo.

Theo quy định tại Quyết định số 971/QĐ – TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”, phòng Lao động, Thƣơng binh & Xã hội bố trí 01 cán bộ chuyên trách theo dõi, quản lý công tác ĐTN cho LĐNT. Tuy nhiên do lƣợng công việc của mỗi phòng rất nhiều, thiếu cán bộ nên hiện tại các phòng đều bố trí cán bộ kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách.

Đối với cấp xã việc bố trí cán bộ gặp nhiều khó khăn hơn bởi hạn chế về trình độ năng lực. Theo dõi, quản lý các lớp dạy nghề phi nông nghiệp do cán bộ Lao động – Thƣơng binh & Xã hội xã, phƣờng thực hiện. Nhƣng với các lớp dạy nghề nông nghiệp, tùy từng xã, phƣờng có thể giao Hội nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ hoặc HTX thực hiện. Cán bộ thực hiện hoàn toàn kiêm nhiệm và thiếu chuyên môn do đó triển khai thực hiện công tác dạy nghề tại các địa phƣơng còn hạn chế, đôi khi không kịp thời đặc biệt là khâu tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của chính sách ĐTN cho LĐNT dẫn đến hiệu quả chính sách đạt chƣa cao.

Hạn chế lớn nhất ảnh hƣởng đến công tác QLNN đối với ĐTN cho LĐNT là thiếu cán bộ, cán bộ thực hiện kiêm nhiệm lại hay thay đổi dẫn đến việc theo dõi, quản lý kém hiệu quả là vấn đề cần sớm đƣợc khắc phục.

55

3.4.4. Đầu tư tài chính, trang bị phương tiện

Kinh phí hỗ trợ công tác ĐTN cho LĐNT do ngân sách Trung ƣơng cấp theo định mức hỗ trợ quy định tại Quyết định số 1956/QĐ – TTg và ngân sách địa phƣơng bố trí.

Trên cơ sở số kinh phí đƣợc cấp, Thành phố phân bổ cho các quận, huyện thị xã triển khai thực hiện. Thành phố và Thị xã không chi ngân sách hỗ trợ thêm cho công tác ĐTN cho LĐNT vì thế cán bộ thực hiện quản lý công tác ĐTN cho LĐNT không đƣợc hỗ trợ bất kỳ khoản nào, không đầu tƣ trang bị phƣơng tiện. Với những lớp học đƣợc thực hiện tại các nhà văn hóa thôn, cơ sở vật chất còn sơ sài, thiếu thốn phần nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy và học nhƣng do nguồn thu ngân sách còn khó khăn nên chƣa bố trí kinh phí đầu tƣ trang bị thiết bị, phƣơng tiện cho công tác ĐTN cho LĐNT.

Đây cũng là một khó khăn ảnh hƣởng đến công tác theo dõi, quản lý và chất lƣợng dạy nghề.

3.4.5. Kiểm tra, giám sát

- Đối với thành phố: UBND thành phố Hà Nội giao Sở Lao động – Thƣơng binh & Xã hội và Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện quản lý công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thành phố, trong đó Sở Lao động – Thƣơng binh & Xã hội quản lý công tác ĐTN phi nông nghiệp và Sở Nông nghiệp & PTNT quản lý công tác ĐTN nông nghiệp. Sở Nông nghiệp & PTNT giao Chi cục PTNT thực hiện, trong 4 năm Chi cục PTNT có thực hiện 02 cuộc giám sát các lớp dạy nghề tại một số xã, phƣờng nhƣng Sở Lao động – Thƣơng binh & Xã hội chƣa lần nào thực hiện kiểm tra, giám sát công tác ĐTN cho LĐNT tại thị xã Sơn Tây. Các sở nắm tình hình triển khai và kết quả thực hiện hàng năm qua các báo cáo của các quận, huyện, thị xã. Chính vì thế những vấn đề bức xúc, khó khăn tại địa phƣơng có đề nghị trong các báo cáo ít đƣợc quan tâm, chậm hoặc chƣa đƣợc giúp đỡ tháo gỡ.

56

- Đối với Thị xã: Thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ – TTg (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 1956) gồm 13 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thị xã phụ trách văn hóa, xã hội làm Trƣởng ban. Ban Chỉ đạo 1956 có xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Tuy nhiên việc duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo 1956 không đúng quy chế đã xây dựng, tổ chức họp Ban Chỉ đạo không thƣờng xuyên, có thành viên Ban Chỉ đạo không nắm bắt đƣợc tình hình và kết quả LĐNT bởi họ đƣợc đƣa vào Ban Chỉ đạo cho đủ thành phần cơ cấu theo chỉ đạo.

Thực tế việc triển khai, theo dõi, giám sát, quản lý công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn Thị xã cơ bản do phòng Lao động – Thƣơng binh & Xã hội và phòng Kinh tế thực hiện. Chƣa thành lập đoàn kiểm tra của thị xã để kiểm tra thực tế tại cơ sở. Sự phối hợp giữa 2 phòng và các cơ quan liên quan đôi khi chƣa nhịp nhàng, cán bộ thiếu nên kiêm nhiệm nhiều việc đó cũng là lý do ảnh hƣởng đến việc kiểm tra giám sát các xã, phƣờng đặc biệt là việc kiểm tra duy trì thời gian lớp học, số học viên tham gia lớp học còn phó mặc cho các xã, phƣờng và các cơ sở dạy nghề. Vì thế, thực tế xảy ra việc một ngƣời tham gia 2 lớp học (xã Cổ Đông) hoặc học hộ (xã Xuân Sơn, Sơn Đông) hoặc tham dự lớp học không đảm bảo thời gian quy định nhƣng chậm đƣợc phát hiện. Có lớp học kết thúc, bế giảng nhƣng cán bộ theo dõi không nắm đƣợc; số lƣợng ngƣời học là đối tƣợng chính sách đƣợc hỗ trợ cán bộ theo dõi nắm bắt không kịp thời …

Mặt khác, chƣơng trình dạy nghề sau khi thẩm duyệt xong cơ sở dạy nghề chủ động thực hiện, Thị xã (cơ quan chuyên môn) không kiểm tra đột xuất, hoặc kiểm duyệt lại do đó trƣờng hợp các cơ sở hoặc ngƣời dạy nghề thay đổi, cắt gọt nội dung chƣơng trình cán bộ và cơ quan quản lý không phát hiện, làm việc một cách thụ động, phụ thuộc báo cáo của các cơ sở dạy nghề.

57

Chính vì thế dẫn đến kết quả chất lƣợng dạy nghề đạt thấp, lòng tin của ngƣời học vào chƣơng trình dạy nghề nói riêng và chính sách của nhà nƣớc nói chung bị suy giảm.

- Đối với cấp xã: UBND các xã, phƣờng thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo 1956 theo sự chỉ đạo của UBND thị xã. Tƣơng tự nhƣ vậy, UBND các xã, phƣờng giao cán bộ phối hợp tuyển sinh, theo dõi và quản lý lớp học, không có sự kiểm tra chéo, chỉ khi có đoàn hoặc cán bộ Thị xã đặt lịch kiểm tra thì UBND xã, phƣờng sẽ phối hợp. Vì vậy công tác tuyên truyền đến ngƣời học rất hời hợt, công tác kiểm tra giám sát lỏng lẻo, công tác tƣ vấn học nghề yếu, công tác tuyển sinh khó khăn và hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT không cao.

3.5. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)