KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 29)

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI MỐ SỐ ĐỊA PHƢƠNG

1.4.1. Kinh nghiệm quản nhà nước về ĐTN cho LĐNT tại thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua, công tác ĐTN và giới thiệu việc làm cho hộ nghèo, LĐNT đã đƣợc ngành Lao động -Thƣơng binh& Xã hội thành phố thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, mỗi năm có hơn 3 ngàn lao động đƣợc ĐTN với kinh phí xấp xỉ 3 tỷ đồng, gần 80% số lao động đƣợc đào tạo đã có việc làm, nhiều hộ gia đình thoát nghèo vƣơn lên ổn định cuộc sống.

Để phát huy hiệu quả đầu tƣ cho công tác dạy nghề, vấn đề quan trọng chính là định hƣớng và gắn việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội cũng nhƣ thực hiện tốt công tác giới thiệu, giải quyết việc làm. Xác định tầm quan trọng đó, hàng năm, Đà Nẵng tổ chức định kỳ ngày hội giới thiệu việc làm với sự tham gia của các doanh nghiệp nhằm tạo sự gắn kết và thấu hiểu nhu cầu giữa nhà tuyển dụng với ngƣời lao động; thực hiện tƣ vấn tuyển sinh học nghề, phát hành sổ tay hƣớng dẫn ĐTN cho LĐNT. Trong giai đoạn 2009 - 2013, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội thành phố đã phối hợp tổ chức 91 phiên giao dịch việc làm, trong đó 14 phiên tổ chức tại vùng nông thôn, vùng di dời, giải tỏa, các trƣờng đại học, cao đẳng, với gần 105.000 lao động tham gia tuyển dụng.

Bên cạnh đó, thành phố đã đầu tƣ cho các cơ sở dạy nghề, nâng cấp cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động cho các doanh nghiệp, tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cơ sở ĐTN cho các giáo viên. Cụ thể: 1,2 tỷ đồng cho Trung tâm dạy nghề Hòa Vang nâng cấp phòng học với quy mô 450 m2 và mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy nghề; 3 tỷ đồng cho Trung tâm dạy nghề Liên Chiểu để cải tạo các phòng thực hành bếp, buồng phòng, lễ tân, nhà hàng, mua sắm trang thiết bị dạy nghề; 40 giáo viên tham gia bồi dƣỡng và nâng cao trình độ, 125 giáo viên và cán bộ quản lý tham gia học chứng chỉ sƣ phạm nghề, 72 giáo viên và cán bộ quản lý tham gia bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề.

Mặt khác, Thành phố chủ trƣơng xã hội hóa đối với công tác ĐTN, tạo điều kiện thuận lợi cho các trƣờng nghề tƣ thục phát triển, đến nay một số

20

trƣờng đã tạo đƣợc uy tín và thƣơng hiệu nhất định nhƣ: Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh Việt Tiến, Trung cấp nghề Viettin, Cao đẳng nghề Hoàng Diệu, Trung cấp nghề Việt - Úc…

Mô hình giải quyết việc làm, thoát nghèo bền vững: Trên địa bàn thành phố hiện có bốn hợp tác xã (HTX) nấm với hàng trăm hội viên làm ăn có hiệu quả bao gồm: HTX nấm An Hải Ðông, HTX nấm Hòa Khánh Bắc, HTX nấm Hòa Tiến, HTX nấm Hải Vân Nam. Nhiều hộ nông dân đã giàu lên nhờ nấm, lại tiếp tục giúp nhiều hộ gia đình trong diện giải tỏa có thêm việc làm.

Ðiển hình tiêu biểu trong số đó là HTX sản xuất giống và nuôi trồng nấm An Hải Đông ở quận Sơn Trà. Thành lập từ năm 2003, đến nay HTX có 32 hộ xã viên tham gia và doanh thu đạt khoảng 1 tỷ đồng. HTX hoạt động theo mô hình khép kín, từ khâu cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật trồng cho tới việc bao tiêu sản phẩm đầu ra. Các loại nấm của HTX chủ yếu là nấm Bào Ngƣ, nấm Rơm, nấm Linh Chi và Mộc Nhĩ. Với sự hỗ trợ của Sở Khoa học công nghệ Đà Nẵng, hợp tác xã đã sản xuất thành công nấm giống cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Hiện nay HTX là một trong những địa chỉ cung cấp nấm giống uy tín ở khu vực miền Trung và chủ yếu cung cấp nấm giống cho các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Quảng Ngãi. Bên cạnh việc sản xuất nấm giống, HTX còn đẩy mạnh sản xuất nấm thƣơng phẩm trong các hộ gia đình xã viên. Bên cạnh đó, các HTX còn tận dụng các bào thải trong sản xuất nấm từ các hộ gia đình xã viên để xử lý tạo thành đất sạch, cung cấp cho các nhà vƣờn trồng hoa, cây cảnh hoặc trồng rau mầm trong thành phố, vừa tạo thêm nguồn thu vừa giải quyết đƣợc vấn đề rác thải sau sản xuất ra môi trƣờng.

Cùng với mô hình trồng nấm, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chọn thí điểm áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất vào những mô hình nhà vƣờn ở quận Cẩm Lệ, Túy Loan (huyện Hòa Vang) góp phần tăng năng suất, chất lƣợng cao và không bị bệnh. Nhiều hộ dân sau khi học nghề đã tiến hành đầu tƣ, sản xuất và bƣớc đầu ổn định cuộc sống. Mặc dù tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ nhƣng đã giải quyết đƣợc phần nào kinh tế của gia đình”.

21

Nhân rộng mô hình dạy nghề cho LĐNT đạt hiệu quả tốt tại các địa bàn có lao động nông nghiệp, phát triển cơ sở dạy nghề cho LĐNT, bao gồm: cơ sở dạy nghề công lập, tƣ thục, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông lâm trƣờng, vùng chuyên canh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở dạy nghề tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ thành lập cơ sở dạy nghề cho LĐNT; thu hút cơ sở dạy nghề tƣ thục, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp tham gia dạy nghề cho LĐNT; khuyến khích các cơ sở dạy nghề tự chủ động liên kết với các doanh nghiệp để ĐTN, giải quyết việc làm, tìm đầu ra cho ngƣời lao động sau khi học….

1.4.2. Kinh nghiệm quản nhà nước về ĐTN cho LĐNT tại tỉnh Lào Cai

ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức rõ vai trò của công tác ĐTN cho LĐNT, đầu năm 2010 UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các cấp, các ngành tập trung lực lƣợng, phối hợp tổ chức khảo sát nhu cầu lao động qua ĐTN của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh và nhu cầu học các nghề của LĐNT. Bên cạnh đó tập trung tuyên truyền các chƣơng trình, chính sách ĐTN cho LĐNT đến ngƣời dân và các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp cận để có kế hoạch tham gia học nghề và sử dụng lao động qua ĐTN.

Đề án, chƣơng trình triển khai đã giúp cho nhiều ngƣời LĐNT, đặc biệt những lao động là ngƣời dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học nghề, đƣợc tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo việc làm, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống và xóa đói giảm nghèo bền vững. Đến hết năm 2014, tỉnh Lào Cai đã mở và đào tạo đƣợc 406 lớp với 12.292 học viên, trong đó đào tạo đƣợc 118 lớp trình độ sơ cấp nghề và 287 lớp học nghề dƣới 3 tháng. Trong số học viên đó có 4.511 ngƣời thuộc hộ nghèo, 275 ngƣời thuộc hộ cận nghèo, 9.614 ngƣời dân tộc thiểu số, 119 ngƣời thuộc gia đình có công với cách mạng … Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 70 - 75%, số lao động đƣợc doanh nghiệp tuyển dụng là 1.631 ngƣời, lao động

22

đƣợc doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm là 169 ngƣời, số lao động tự tạo việc làm là 5.923 ngƣời … ; số hộ thoát nghèo sau học nghề là 1.170 hộ.

Bên cạnh những lớp ĐTN cho LĐNT phát triển kinh tế hộ gia đình, các cơ sở dạy nghề cung cấp nguồn nhân lực theo cơ cấu thợ, theo trình độ và theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp: Đào tạo 350 lao động cho Công ty CP Vàng Lào Cai; 160 lao động sửa chữa xe máy cho Công ty TNHH Tiến Thành và Hoàng Liên; 35 Lao động sản xuất nhôm kính cho Công ty Việt Tình; Trên 300 lao động cho Công ty TNHH Nguyễn Hoàng, khoảng 1.000 lao động cho các doanh nghiệp xây dựng …

Để đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận và nhằm đáp ứng yêu cầu ĐTN cho LĐNT, tỉnh Lào Cai đã tập trun tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề công lập và tƣ thục với tổng số 17 trƣờng, trung tâm dạy nghề (trong đó có 1 trƣờng Cao Đẳng Nghề, 1 trƣờng Trung cấp Nghề, 2 trƣờng chuyên nghiệp có hoạt động dạy nghề và 14 Trung tâm dạy nghề) và trên 30 cơ sở sản xuất kinh doanh, HTX tham gia dạy nghề; 9/9 huyện, thành phố của tỉnh đều có Trung tâm dạy nghề. Tổng số giáo viên của các cơ sở dạy nghề có 359 ngƣời, trong đó số giáo viên cơ hữu 249 ngƣời chiếm 69,4%; số giáo viên có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học là 144 ngƣời chiếm 57,8%. Hàng năm tỉnh Lào Cai đều phối hợp với các trƣờng dạy nghề của Trung ƣơng bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên cập nhật thông tin và nâng cao trình độ, kiến thức cũng nhƣ nghiệp vụ sƣ phạm để thực hiện giảng dạy hiệu quả hơn. Ông Vũ Viết Trƣờng – Phó Cục trƣởng Cục thống kê tỉnh Lào Cai cho biết: Tỉnh Lào Cai xác định công tác ĐTN cho LĐNT cần huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, huy động đông đảo các nguồn lực xã hội tham gia dạy nghề, hỗ trợ và tạo điều kiện cho ngƣời học sau khi học nghề. Đồng thời việc triển khai ĐTN cần đƣợc lồng ghép với các chƣơng trình mục tiêu quốc gia khác, đặc biệt là gắn chặt với việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

23

1.4.3. Kinh nghiệm quản nhà nước về ĐTN cho LĐNT tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Phú Thọ, trên trục hành lang kinh tế Hải phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh. Diện tích tự nhiên 64,6 km2 với 10 xã phƣờng (4 phường, 6 xã). Trong đó, đất sản xuất nông

nghiệp là 3.404,2ha, chiếm 52,7%; đất lâm nghiệp 700,25ha chiếm 10,84%; đất nuôi trồng thuỷ sản 128,45% chiếm 1,99%. Đất đô thị và đất khác 2.008,18ha chiếm 31,08%. Thị xã hiện có gần 200 doanh nghiệp với hơn 5.000 lao động và gần 1.000 hộ kinh doanh cá thể và 12 hợp tác xã. Có 01 trƣờng Đại học, 01 viện nghiên cứu, 03 trƣờng cao đẳng, 05 trƣờng dạy nghề. Quy mô đào tạo khoảng 15.000 SV/năm. Cơ cấu lao động CN-XD 25,8%, TM-DV 26,6%, NLN 47,6%.

Tổng dân số có mặt tại thị xã khoảng 91.650 ngƣời, trong đó: Dân số thƣờng trú 71.650 ngƣời, dân số tạm trú bao gồm dân nhập cƣ, học sinh, sinh viên và lao động tại các nhà máy, xí nghiệp 20.000 ngƣời. Cơ cấu dân số thành thị 36%, nông thôn chiếm 64%. Lao động trong độ tuổi 43.700 ngƣời chiếm 58%, trong đó, lao động ở lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm tới 47,6% so với các lĩnh vực ngành, nghề khác; năm 2014 lao động qua đào tạo nghề đạt 60%, trong đó đào tạo nghề có chứng chỉ trở lên chiếm 48,5% số lao động trong nền KTQD. Từ các mục tiêu của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh, UBND thị xã đã xây dựng mục tiêu cụ thể triển khai thực hiện trên địa bàn.

Ông Nguyễn Hoàng Thu - Trƣởng phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thị xã cho biết: Qua kết quả điều tra, khảo sát xác định danh mục nghề đào tạo; nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và năng lực đáp ứng của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, thị xã đã tổ chức tốt công tác triển khai thực hiện có hiệu quả “Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông

24

thôn và nhu cầu của thị trƣờng lao động, tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình theo hƣớng đào tạo nghề nông nghiệp giảm dần, tăng đào tạo nghề phi nông nghiệp. Bình quân mỗi năm thị xã đào tạo từ 1.000 lao động trở lên.

Sau 4 năm (2010-2014), thị xã đã đào tạo đƣợc gần 4.000 lao động, nâng tổng số lao động qua đào tạo nghề của huyện đƣợc gần 24 nghìn ngƣời, đạt chỉ tiêu trên 60% lao động trong độ tuổi đƣợc đào tạo nghề theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XXI đề ra.

Năm 2010, thị xã mới có 3/7 xã, phƣờng tổ chức đƣợc 6 lớp ngắn hạn đào tạo lĩnh vực chăn nuôi cho 230 ngƣời tham gia. Ngoài ra, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã tuyển và đào tạo trực tiếp cho hơn 850 lao động nhƣ: Công ty CP may Phú Thọ; Công ty may Thành Nam; Công ty TNHH may Phú Thọ, Công ty VinaKyung Seung; Công ty CP gốm sứ Thanh Hà. Lần lƣợt những năm tiếp theo, thị xã tiếp tục tăng cƣờng mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cùng các lớp kỹ thuật trồng hoa đào và chăm sóc cây cảnh. Đây là những mô hình chọn thí điểm nhằm phát huy lợi thế cận đô thị phục vụ nhu cầu ngƣời tiêu dùng trên địa bàn và các vùng lân cận. Ngoài ra, thị xã đã lựa chọn đơn vị làm điểm là xã Thanh Minh xây dựng nông thôn mới để triển khai tổ chức mô hình thí điểm dạy nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp; tổ chức thí điểm tại mô hình dạy nghề và đặt hàng dạy nghề gắn với việc làm hoặc nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp chuyển sang làm công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phƣơng. Để có đƣợc những kết quả đó, thị xã đã tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giúp ngƣời dân giảm nghèo bền vững. Cùng với đó UBND thị xã tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về học nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về đào tạo nghề giúp lao động nông thôn biết và tích cực

25

tham gia học nghề; nâng cao vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm đào tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân; tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để xác định danh mục đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, để ngƣời dân xác định, lựa chọn nghề học phù hợp. Đồng thời việc nắm bắt kịp thời những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện ĐTN cho LĐNT cũng đƣợc quan tâm để có biện pháp giải quyết hiệu quả. Một việc nữa thị xã coi trọng để nâng cao hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT là giám sát việc thực hiện cam kết 3 bên về việc tạo việc làm sau đào tạo cho ngƣời học giữa doanh nghiệp, ngƣời học nghề và đơn vị đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học nghề đƣợc tiếp cận nguồn vốn của ngân hành chính sách xã hội vay vốn tổ chức sản xuất kinh doanh theo nghề đã học, hỗ trợ thành lập các tổ sản xuất tự tạo việc làm sau học nghề.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu về ĐTN cho LĐNT đến năm 2020 thị xã đã đề ra sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến việc ĐTN gắn với hỗ trợ giải

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)