THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐTN CHO LĐNT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 46 - 58)

Thị xã Sơn Tây cách trung tâm Hà Nội 42km theo quốc lộ 32, đƣợc thành phố Hà Nội quy hoạch là đô thị vệ tinh nhƣng hiện nay Thị xã vẫn còn 12/15 xã, phƣờng có sản xuất nông nghiệp, số dân sống bằng nghề nông vẫn chiếm cao. Song với định hƣớng phát triển đô thị vệ tinh nên diện tích đất nông nghiệp của thị xã ngày càng giảm, kéo theo đó là việc chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành nghề dịch vụ khác. Do đó LĐNT có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề rất cao và việc hỗ trợ, tƣ vấn định hƣớng cho LĐNT học nghề gắn với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã rất quan trọng và hết sức cần thiết.

3.3.1. LĐNT học nghề:

Để xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã sát thực tế và đề ra những giải pháp khả thi, hiệu quả, năm 2010 UBND thị xã Sơn Tây đã tổ chức 01 cuộc điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT. Tổng số 18.299 hộ thuộc diện điều tra với 70.871 nhân khẩu, trong đó có 40.034 ngƣời trong độ tuổi lao động. Kết quả khảo sát có 1.068 ngƣời có nhu cầu học nghề. Bên cạnh đó các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã cũng đƣợc khảo sát, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nhƣng họ chƣa tin tƣởng tay nghề lao động sau 3 tháng học nghề, mặt khác các doanh nghiệp ngại mất thời gian hoàn thiện thủ tục, hồ sơ theo yêu cầu nên ít quan tâm đến sự phối hợp dạy nghề cho LĐNT. Vì thế trên địa bàn thị xã chỉ có 01 doanh nghiệp – Công ty CP may Sơn Hà tham gia dạy nghề may công nghiệp cho

37

LĐNT và tuyển dụng số lao động đào tạo bởi Công ty CP may Sơn Hà có 2 cơ sở với khoảng 5.000 công nhân nên hàng năm đều có nhu cầu tuyển thêm nhiều lao động.

LĐNT tham gia các lớp đào tạo nghề với nhiều độ tuổi và trình độ văn hóa khác nhau. Qua điều tra cho thấy LĐNT tham gia học nghề tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 30 đến 50; chủ yếu là nữ giới (chiếm 65% số LĐNT tham gia học nghề), trừ một số nghề nhƣ nghề hàn, điện dân dụng, trồng và chăm sóc cây cảnh. Trình độ văn hóa phần đa ở mức Trung học cơ sở chiếm 48,3%, trình độ Trung học phổ thông chiếm 31,9%, nhóm LĐNT trên 50 tuổi có trình độ văn hoá thấp nhất, chi tiết xem bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát độ tuổi và trình độ văn hóa của LĐNT tham gia học nghề

TT Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ %

1 Độ tuổi 150 100

- Từ 18 -30 41 27,33

- Từ >30 đến 50 83 55,33

- Trên 50 26 17,33

2 Trình độ học vấn 116 100

- Dƣới Trung học cơ sở 23 19,8

- Trung học cơ sở 56 48,3

- Trung học phổ thông 37 31,9

- Trung cấp nghề trở lên 0 0

Nguồn: Điều tra LĐNT trên địa bàn thị xã Sơn Tây 3.3.2. Nghề đào tạo:

Lựa chọn ngành nghề đào tạo rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Nếu lựa chọn ngành nghề đào tạo một cách ồ ạt không những làm tốn kém tiền của của Nhà nƣớc, của ngƣời học nghề mà còn làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của ngƣời học nghề bị hạn chế. Không những

38

thế, ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu thị trƣờng sẽ dẫn đến tình trạng ngƣời lao động đƣợc đào tạo ra nhƣng lại không tìm đƣợc việc làm.

Với danh mục 170 nghề đào tạo ban hành kèm theo Kế hoạch số 150/KH – UBND ngày 26/12/2011 và đƣợc UBND thành phố Hà Nội phê duyệt định mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho 49 nghề. Phù hợp với đặc điểm của thị xã có 13 nghề đƣợc lựa chọn đào tạo và đã đƣợc UBND thị xã phê duyệt, đặt hàng dạy nghề, trong đó có 5 nghề phi nông nghiệp và 8 nghề nông nghiệp. Trong 5 nghề phi nông nghiệp đƣợc ngƣời lao động lựa chọn nhiều nhất là nghề may công nghiệp bởi trên địa bàn thị xã có Công ty CP may Sơn Hà và một số cơ sở may mặc, may gia công khác hàng năm đều có nhu cầu tuyển lao động. Trong số nghề nông nghiệp có nghề chăn nuôi thú y và trồng rau an toàn là nghề đƣợc nhiều nông dân lựa chọn vì thiết thực, dễ làm và hiệu quả. Tuy nhiên có nghề nông dân muốn học lại không có trong danh mục nghề đƣợc hỗ trợ đào tạo nhƣ nghề nuôi bò sữa, nghề nuôi ong mật ... hoặc không đủ 35 học viên/lớp sẽ không tổ chức mở lớp dạy nghề.

Bảng 3.4: Kết quả các nghề đƣợc đào tạo cho LĐNT

TT Nghề đào tạo Số lớp Số ngƣời học

(ngƣời)

I Nghề phi nông nghiệp 37 1.278

1 May công nghiệp 24 827

2 Hàn 2 70

3 Điện dân dụng 2 70

4 Tin học văn phòng 2 70

5 Kỹ thuật chế biến món ăn 7 241 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II Nghề nông nghiệp 62 2.092

1 Chăn nuôi thú y 26 882

2 KT nuôi cá nƣớc ngọt 1 31

39 4 Trồng lúa chất lƣợng cao 5 175 5 KT trồng và chế biến nấm ăn 11 354 6 KT nuôi lợn 3 95 7 KT trồng hoa 2 70 8 KT trồng và chăm sóc cây cảnh 4 140 Cộng 13 nghề 99 3.370

Từ kết quả ĐTN cho LĐNT những năm qua cho thấy trong 13 nghề đƣợc đào tạo trên địa bàn thị xã đƣợc LĐNT lựa chọn khác nhau, trong đó nghề nông nghiệp đƣợc LĐNT lựa chọn nhiều hơn so với nghề phi nông nghiệp . Mặt khác, qua bảng số liệu còn cho thấy việc điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chƣa sát thực tế, công tác tuyên truyền tƣ vấn cho ngƣời lao động còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ và nhân dân chƣa nhận thức và chƣa hiểu đúng, hiểu sâu sắc mục đích, ý nghĩa chính sách của Nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT nên có những ngƣời đã đăng ký học lại bỏ dở chừng hoặc theo học nhƣng không tập trung nên kết quả sát hạch không đạt.

3.3.3. Cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề:

Trên địa bàn thị xã có 1 Trƣờng Trung cấp Nghề và 11 Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phƣờng. Tuy nhiên Trƣờng Trung cấp nghề Sơn Tây chỉ chuyên đào tạo các nghề kỹ thuật công nghiệp nhƣ sửa chữa ô tô, máy xúc, máy ủi ... không phù hợp đào tạo các nghề mà ngƣời học lựa chọn; các Trung tâm học tập cộng đồng chỉ có một số Trung tâm hoạt động khá nhƣng cũng không đủ năng lực và đáp ứng các yêu cầu đơn vị dạy nghề nên không tham gia công tác ĐTN cho LĐNT. Do đó việc ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã cơ bản phải hợp đồng với các cơ sở dạy nghề năng lực, uy tín ngoài Thị xã thực hiện. Trong 4 năm Thị xã đã phê duyệt đề nghị đặt hàng dạy nghề của

40

9 cơ sở dạy nghề, chỉ có Công ty CP may Sơn Hà là đơn vị dạy nghề đóng trên địa bàn Thị xã.

Các cơ sở dạy nghề đƣợc Thị xã phê duyệt, hợp đồng đều đƣợc thẩm duyệt về hồ sơ pháp lý theo yêu cầu, tiêu chuẩn giáo viên, nội dung chƣơng trình dạy từng nghề, phân chia thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành, hình thức đào tạo theo kiểu vừa học vừa làm, cầm tay chỉ việc, phƣơng pháp giảng với ngôn từ đơn giản, hạn chế từ ngữ chuyên môn, phƣơng tiện giảng dạy phù hợp với thực tại …Với 9 cơ sở dạy nghề tham gia ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã có tổng số 218 giáo viên cơ hữu và 27 giáo viên thỉnh giảng, trong đó có 99 ngƣời tham gia dạy nghề cho LĐNT; 100% giáo viên và ngƣời dạy nghề tham gia ĐTN cho LĐNT đều đƣợc đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng nghề hoặc đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng dạy học, chi tiết xem bảng 3.5.

41

Bảng 3.5: Các cơ sở dạy nghề tham gia ĐTN cho LĐNT

ĐVT: Người

TT Cơ sở dạy nghề

Số giáo viên tham gia dạy

nghề Số ngƣời dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT Số giáo viên đƣợc đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng nghề Số ngƣời dạy nghề đƣợc đào tạo bồi dƣỡng kỹ năng dạy học Giáo viên hữu Giáo viên thỉnh giảng 1 Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp & PTNT Bắc Bộ 31 0 31 31 - 2 Trƣờng Trung cấp nghề Giao thông vận tải

8 4 12 12 -

3 Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật – Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam

12 0 12 - 12

4 Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm nông dân – Hội Nông dân TP Hà Nội

4 16 4 20 -

5 Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây

30 0 2 30 -

6 Công ty CP may Sơn Hà 4 0 4 - 4

7 Công ty Đào tạo nghề xuất khẩu lao động – Bộ Quốc phòng

16 0 8 - 16

8 Trƣờng Trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân

16 0 16 16 -

9 Trƣờng Cao đẳng Thủy sản 97 7 10 10 -

42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Các cơ sở dạy nghề báo cáo

Trong 4 năm từ 2011 đến 2014 Thị xã đã tổ chức đƣợc 99 lớp dạy nghề cho 3.370 LĐNT trong đó dạy nghề nông nghiệp 62 lớp cho 2.092 ngƣời, dạy nghề phi nông nghiệp 37 lớp cho 1.278 ngƣời, chi tiết xem bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kết quả ĐTN cho LĐNT qua các năm

TT Nghề đào tạo Số lớp Số ngƣời học

(ngƣời)

I Nghề phi nông nghiệp 37 1.278

1 Năm 2011 2 60 2 Năm 2012 5 175 3 Năm 2013 22 763 4 Năm 2014 8 280 II Nghề nông nghiệp 62 2.092 1 Năm 2011 7 240 2 Năm 2012 10 336 3 Năm 2013 11 372 4 Năm 2014 34 1.144 Cộng 99 3.370

Nguồn: Phòng Lao động Thương binh & Xã hội và phòng Kinh tế Sơn Tây 3.3.4. Giải quyết việc làm sau ĐTN

Công tác hỗ trợ tìm kiếm việc làm đối với ngƣời tham gia ĐTN cho LĐNT còn hạn chế. Nên vẫn còn một bộ phận khá lớn ngƣời lao động chƣa nhận đƣợc thông tin hỗ trợ việc làm, chƣa tìm đƣợc việc làm, hoặc phải đào tạo lại khi vào làm việc tại doanh nghiệp. Các hình thức hỗ trợ liên kết đào tạo gắn với giải quyết việc làm chƣa tốt, chƣa thực hiện tốt tƣ vấn hƣớng nghiệp cho các học viên khi đăng ký học nghề nên học xong nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội. Tỷ lệ lao động sau học nghề đƣợc các doanh nghiệp

43

tuyển dụng (23,4%) hoặc đƣợc các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra (2,7%) khá khiêm tốn và chủ yếu là nghề phi nông nghiệp, nghề nông nghiệp phần lớn là tự tạo việc làm, chi tiết xem bảng 3.7. Mặt khác những ngƣời có thể tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm nhƣng mức thu nhập còn khá khiêm tốn, các nghề phi nông nghiệp thì thu nhập ngƣời lao động sau học nghề đa số đều tăng, các nghề nông nghiệp thì thu nhập ngƣời lao động sau học nghề đa số có tăng nhƣng không đáng kể thậm chí có ngƣời không xác định đƣợc, chi tiết xem bảng 3.8.

Bảng 3.7: Kết quả ĐTN và giải quyết việc làm cho LĐNT

ĐVT: Người

TT Nghề đào tạo ngƣời Số học

Hiệu quả sau học nghề T. số, (%) Đƣợc DN tuyển dụng Đƣợc bao tiêu sản phẩm Tự tạo việc làm I Nghề phi nông nghiệp 1.278 1.092 (85,4) 634 (58%) 64 (5,9%) 394 (36,1%) 1 Năm 2011 60 60 (100) 60 0 0 2 Năm 2012 175 145 (82,9) 92 23 30 3 Năm 2013 763 633 (83) 272 41 320 4 Năm 2014 280 254 (90,7) 210 0 44 II Nghề nông nghiệp 2.092 1.617 (77,3) 0 9 1.608 1 Năm 2011 240 150 (62,5) 0 0 150 2 Năm 2012 336 260 (77,4) 0 0 260 3 Năm 2013 372 300 (80,6) 0 9 291 4 Năm 2014 1.144 907 (79,3) 0 0 907 Cộng 3.370 2.709 (80,4) 634 (23,4%) 73 (2,7%) 2.002 (73,9%)

44

Bảng 3.8 :Kết quả điều tra thu nhập của LĐNT sau học nghề

TT Nghề đào tạo Số ý kiến Tỷ lệ %

I Nghề phi nông nghiệp 47 100

1 Thu nhập có tăng 35 74,5

2 Thu nhập có tăng không đáng kể 10 21,3

3 Thu nhập không tăng 2 4,2

4 Không xác định 0 0

II Nghề nông nghiệp 103 100

1 Thu nhập có tăng 21 20,4

2 Thu nhập có tăng không đáng kể 45 43,7

3 Thu nhập không tăng 26 25,2

4 Không xác định 11 10,7

Cộng 150

Nguồn: Điều tra LĐNT trên địa bàn thị xã Sơn Tây 3.3.5. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về ĐTN cho LĐNT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.5.1. Chính sách đối với người học

+ LĐNT thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật, ngƣời bị thu hồi

đất canh tác đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và

dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/ngƣời/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/ngƣời; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với ngƣời học nghề xa nơi cƣ trú từ 15 km trở lên.

+ LĐNT thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ

45

nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/ngƣời/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).

+ LĐNT khác đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp

nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/ngƣời/khóa học

(mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).

+ LĐNT học nghề đƣợc vay tiền để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. LĐNT làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề đƣợc ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề. + LĐNT là ngƣời dân tộc thiểu số thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề đƣợc hƣởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.

+ LĐNT sau khi học nghề đƣợc vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Mỗi LĐNT chỉ đƣợc hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án. Những ngƣời đã đƣợc hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nƣớc thì không đƣợc tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những ngƣời đã đƣợc hỗ trợ học nghề nhƣng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án nhƣng tối đa không quá 03 lần.

Trên thực tế số kinh phí hỗ trợ cho mỗi học viên theo quy định về ngành nghề đào tạo đƣợc chuyển toàn bộ cho các cơ sở dạy nghề theo hợp đồng giữa cơ sở dạy nghề và cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc giao nhiệm vụ. Việc tuyển sinh do cơ sở đào tạo nghề phối hợp với UBND các xã, phƣờng triển khai thực hiện và việc tổ chức lớp học đƣợc thực hiện tại địa bàn xã,

46

phƣờng do đó không phải thực hiện việc hỗ trợ tiền đi lại đối với các học viên. Còn việc hỗ trợ tiền ăn đối với học viên thuộc diện hƣởng các chính sách ƣu đãi không nhiều, chủ yếu hỗ trợ cho học viên thuộc hộ nghèo, ngƣời bị thu hồi đất. Thủ tục vay tiền học nghề và phát triển nghề đƣợc học không

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 46 - 58)