Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 48 - 50)

9. Kế hoạch nghiên cứu

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề thì cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Những kiến thức cung cấp cho trẻ phải chính xác, phải đúng với ngoài thực tế, có lôgic, có hệ thống và phải phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ.Trong quá trình tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ trƣớc tiên phải cho trẻ làm quen và chơi với những nội dung quen thuộc trƣớc sau đó mới mở rộng đến các nội dung khác sau.

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trong nguyên tắc này, giáo viên phải lựa chọn các hiện tƣợng điển hình, các hiện tƣợng này phải gần gũi với cuộc sống của trẻ sau đó mới mở rộng ra các hiện tƣợng khác và phải xuất phát từ thực tiễn tự nhiên và cuộc sống xã hội xung quanh trẻ.

Trên cơ sở gợi ý của chƣơng trình, khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ giáo viên cần lựa chọn các trò chơi gần gũi và gắn với cuộc sống của trẻ ( mẹ - con, cô – cháu, bác sĩ – bệnh nhân, ngƣời mua – kẻ bán…), cần lựa chọn trò chơi có nội dung lành mạnh, bổ ích, phản ánh những mối quan hệ tích cực giữa ngƣời với ngƣời. Tránh những trò chơi bạo lực hung hãn hoặc những trò chơi phản ánh hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội. Vì khi

43

tham gia vào những trò chơi này trẻ sẽ nhiễm những thói hƣ tật xấu một cách tự nhiên. Thông qua đó giúp trẻ củng cố hiểu biết về các mối quan hệ trong xã hội và vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục

Nhiệm vụ của dạy học không chỉ cung cấp hệ thống tri thức mà thông qua đó hình thành thái độ đúng đắn cho ngƣời học đối với cuộc sống, đối với lao động và đối với thực tiễn xung quanh. Nó là phƣơng tiện để hình thành nhân cách con ngƣời mới. Dạy học và giáo dục là hai quá trình thống nhất. Dạy học ở mầm non phải thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của bậc học mầm non.

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xác định nội dung học tập, giáo viên phải vạch ra những nhiệm vụ giáo dục cần giải quyết.

- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

Nguyên tắc này yêu cầu mọi hoạt động tổ chức cho trẻ phải đảm bảo vừa sức, dễ hiểu đối với trẻ. Theo I.A.Cômenxki đảm bảo tính vừa sức có nghĩa là đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến cái chƣa biết [5, Tr 9]. Tính vừa sức phải đƣợc thể hiện trong nội dung và phƣơng pháp dạy học. Khi cho trẻ lĩnh hội những tri thức mới phải dựa trên cơ sở những cái trẻ đã đƣợc quan sát, đã biết, đã có trong kinh nghiệm của chúng.

- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển

Giáo dục là để phát triển các phẩm chát và năng lực vốn có của trẻ. Tƣ tƣởng dạy học mang tính phát triển do nhà tâm lí học L.X. Vƣgôtxki đề ra, trong đó yêu cầu việc dạy học luôn đi trƣớc một bƣớc, luôn đòi hỏi ở trẻ sự nỗ lực, cố gắng khi nắm tri thức mới.

44

Theo nguyên tắc này, khi dạy học không chỉ ra cho trẻ những nhiệm vụ dễ dàng, quen thuộc mà phải đƣa ra cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động trí tuệ.

- Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan

Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình dạy học cho trẻ phải xuất phát từ tri giác, sự vật hiện tƣợng cụ thể cảm tính ( thông qua trực quan hay hành động trực tiếp với đối tƣợng) hay từ những biểu tƣợng đã có về sự vật, hiện tƣợng để nhận thức cái trừu tƣợng, khái quát. Để nhận thức sự vật, hiện tƣợng trẻ cần chính mắt mình nhìn, chính tai mình nghe, chính mũi mình ngửi, chính tay mình sờ…

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)