Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 28)

9. Kế hoạch nghiên cứu

1.5.3. Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ

Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con ngƣời, hiện tƣợng đang xảy ra trƣớc mắt trẻ.

Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết nối kết giữa tình huống hiện tại với quá khứ thành một văn cảnh. Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ số lƣợng từ mà điều quan trọng là lĩnh hội đƣợc các cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu âm tiết…Tuy nhiên dƣới tác động cuả cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm nhầm.

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ: Từ 4- 5 tuổi là thời điểm quan trọng để dạy trẻ nói, vì vậy ở trƣờng mầm non các cô giáo cần tranh thủ lúc này để dạy trẻ nói. Không chỉ dạy trẻ nói rõ ràng, nói đúng câu mà các cô cần dạy

23

cho trẻ cả những lời nói đẹp, những cách ứng xử đẹp với mọi ngƣời xung quanh.

Trong khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi cũng nhƣ trong giao tiếp hàng ngày cô nên thƣờng xuyên nói chuyện với trẻ, đặt câu hỏi để gợi ý trẻ kể về các sự kiện diễn ra trong ngày, hay tổ chức các trò chơi đóng vai theo chủ đề mà trẻ đang đƣợc học.

Vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ tăng nhanh, trẻ hiểu đƣợc nghĩa và dùng từ đã chính sác hơn so với độ tổi mẫu giáo bé, trẻ đã sử dụng đƣợc nhiều mẫu câu đơn giản, đúng ngữ pháp; có thể kể một số truyện ngắn một cách tuần tự, kể chuyện theo tranh và đặc biệt trẻ có thể đóng vai mô phỏng các công việc của ngƣời lớn nhƣ: bán hàng, nấu ăn, bác sĩ…

Mặt âm thanh của lời nói cũng phát triển nhanh chóng. Trẻ lĩnh hội đƣợc và phát âm đúng đƣợc nhiều âm vị, phát âm từ, câu rõ nét hơn, trẻ mẫu giáo nhỡ đã bắt đầu biết điều chỉnh tốc độ, cƣờng độ giọng nói.

Ở lứa tuổi trƣớc, sử dụng rộng rãi biện pháp bắt chƣớc thì ở lứa tuổi này giáo viên sử dụng các biện pháp để tạo điều kiện cho trẻ tập phát âm nhƣ thông qua các trò chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tuần tự cho trẻ tập phát âm tất cả các âm vị trong Tiếng Việt. Các âm vị khó nhƣ: S, tr, r, x, ch, l,…nên chú ý cho trẻ nhiều hơn.

Ở lứa tuổi mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng trẻ phải nắm đƣợc các vốn từ cần thiết đủ để trẻ có thể giao tiếp với bạn bè và những ngƣời lớn xung quanh. Từ đó giúp trẻ tiếp thu đƣợc các tri thức trong trƣờng mầm non , khi xem các chƣơng trình truyền hình.

24

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TRÒ

CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH

YÊN – VĨNH PHÖC 2.1. Vài nét về phạm vi nghiên cứu

Để tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, tôi đã sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi, có kết hợp phƣơng pháp trò chuyện, phƣơng pháp quan sát về việc tổ chức giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên phụ trách lớp và quan sát những biểu hiện về kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ tại các trƣờng: Trƣờng mầm non Hoa Sen, Trƣờng mầm non Ngô Quyền và Trƣờng mầm non Đồng Tâm.

- Đối tƣợng điều tra: Giáo viên các lớp mẫu giáo nhỡ trƣờng mầm non

Hoa Sen, trƣờng mầm non Ngô Quyền và trƣờng mầm non Đồng Tâm thành phố Vĩnh Yên

- Thời gian tiến hành điều tra: Từ ngày 02/03/2015 – 10/04/2015

- Tổng số phiếu điều tra phát ra: là 22 phiếu trong đó trƣờng mầm non

Hoa Sen có 8 giáo viên, trƣờng mầm non Ngô Quyền có 8 giáo viên và trƣờng mầm non Đồng Tâm là 6 giáo viên.

- Tổng số phiếu thu lại là: 22 phiếu

2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng diễn đạt của trẻ mẫu giáo nhỡ mẫu giáo nhỡ

25

Câu hỏi 1: Theo thầy (cô) kĩ năng diễn đạt của trẻ mẫu giáo nhỡ đã đạt đến

mức độ nào? Đáp án: a. Rất tốt b. Tốt c. Bình thƣờng d. Không tốt Kết quả thu đƣợc:

Bảng 2.1. Thực trạng kỹ năng diễn đạt của trẻ mẫu giáo nhỡ

Trƣờng

Kết quả

Mầm non

Hoa Sen Mầm non Ngô Quyền

Mầm non Đồng Tâm Số

phiếu % Số phiếu % Số phiếu %

a 5 62,5% 3 37,5% 2 33%

b 2 25% 2 25% 3 50%

c 1 12,5% 3 37,5% 1 17%

d 0 0 0 0 0 0

Từ kết quả trên cho thấy, ở trƣờng mầm non Hoa Sen kĩ năng diễn đạt của trẻ mẫu giáo nhỡ rất tốt và tốt hơn nhiều so với trƣờng mầm non Ngô Quyền và trƣờng mầm non Đồng Tâm ( trƣờng mầm non Hoa Sen 62,5%, trƣờng mầm non Ngô Quyền 37,5% và trƣờng mầm non Đồng Tâm 33% ). Trẻ mẫu giáo nhỡ ở trƣờng mầm non Đồng Tâm kĩ năng diễn đạt ở mức độ bình thƣờng chiếm nhiều hơn trẻ mẫu giáo nhỡ ở trƣờng mầm non Hoa Sen và trƣờng mầm non Ngô Quyền ( Mầm non Đồng Tâm 50%, mầm non Hoa

26

Sen 25% và mầm non Ngô Quyền 25%). Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy mức độ kĩ năng diễn đạt của trẻ mẫu giáo nhỡ là không đồng đều giữa các trẻ ở các trƣờng khác nhau cũng nhƣ giữa các trẻ ở trong cùng một trƣờng.

2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng lắng nghe của trẻ mẫu giáo nhỡ

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi sau:

Câu hỏi 2: Theo thầy ( cô) việc hình thành kĩ năng lắng nghe cho trẻ mẫu

giáo nhỡ là? Đáp án: a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết Kết quả thu đƣợc:

Bảng 2.2. Thực trạng kỹ năng lắng nghe của trẻ mẫu giáo nhỡ

Trƣờng Kết quả

Mầm non Hoa Sen Mầm non Ngô Quyền Mầm non Đồng Tâm

Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu %

a 6 75% 7 87,5% 4 67%

b 2 25% 1 12,5% 2 33%

c 0 0 0 0 0 0

Kết quả trên cho thấy, tỉ lệ giáo viên đồng ý với ý kiến a : Rất cần thiết là rất cao ( trƣờng mầm non Hoa Sen 75%, trƣờng mầm non Ngô Quyền là 87,5 % và trƣờng mầm non Đồng Tâm là 67%). Số giáo viên đồng ý với ý kiến b: Cần thiết thấp hơn cụ thể là ( trƣờng mầm non Hoa Sen 25%, trƣờng mầm non Ngô Quyền 12,5% và trƣờng mầm non Đồng Tâm 33%). Nhƣ vậy các giáo viên của cả ba trƣờng mầm non đều nhận thấy rằng việc hình thành kĩ năng lắng nghe cho trẻ mẫu giáo nhỡ là rất quan trọng và không có giáo

27

viên nào cho rằng vấn đề này không cần thiết. Từ kết luận trên chúng ta có thể nhận thấy rằng đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng việc hình thành cho trẻ những kĩ năng lắng nghe là rất đúng đắn và cần thiết.

2.2.3. Thực trạng về kĩ năng hợp tác với ngƣời khác của trẻ mẫu giáo nhỡ nhỡ

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi sau đây:

Câu hỏi 3: Theo thầy ( cô) kĩ năng hợp tác với ngƣời khác của trẻ mẫu giáo

nhỡ cần đƣợc hình thành từ các hoạt động nào?

Đáp án:

a. Hoạt động học tập

b. Hoạt động vui chơi

c. Cả hai hoạt động trên

Kết quả thu đƣợc:

Bảng 2.3. Thực trạng kỹ năng hợp tác với người khác của trẻ mẫu giáo nhỡ

Trƣờng

Phƣơng án

Mầm non Hoa Sen Mầm non Ngô Quyền Mầm non Đồng Tâm

Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu %

a 2 25% 1 12,5% 2 33%

b 1 12,5% 3 37,5% 1 17%

c 5 62,5% 4 50% 3 50%

Từ kết quả trên có thể kết luận rằng đối với mỗi trƣờng mầm non việc hình thành cho trẻ những kĩ năng hợp tác với bạn bè xung quanh là rất cần thiết và hữa ích đối với trẻ. Các giáo viên ở trƣờng mầm non Hoa Sen, trƣờng mầm

28

non Ngô Quyền và trƣờng mầm non Đồng Tâm đã vận dụng có hiệu quả các hoạt động học tập lẫn hoạt động vui chơi để hình thành cho trẻ mẫu giáo nhỡ những kĩ năng hợp tác ban đầu với bạn bè và với mọi ngƣời xung quanh.

2.3. Thực trạng biểu hiện kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ tại một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc 2.3.1. Kĩ năng giao tiếp của trẻ biểu hiện qua việc sử dụng phƣơng

tiện giao tiếp

Bảng 2.4. Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ

STT Trƣờng Tiêu chí Mầm non Hoa Sen Mầm non Ngô Quyền Mầm non Đồng Tâm

Biết Chƣa biết Biết Chƣa biết Biết Chƣa biết

N % N % N % N % N % N % 1 Sử dụng vốn từ đa dạng 6 75% 2 25% 4 50% 4 50% 5 83% 1 17% 2 Diễn đạt ý nghĩ bản thân 5 62,5% 3 37,5% 6 75% 2 25% 3 50% 3 50% 3 Phát âm chính sác các âm vị 6 75% 2 25% 7 87,5% 1 12,5% 5 83% 1 17% 4 Thay đổi trạng thái tâm lí khi giao tiếp

4 50% 4 50% 6 75% 2 25% 2 33% 4 67%

5 Thay đổi cử chỉ, nét mặt khi giao tiếp

7 87,5% 1 12,5% 7 87,5% 1 12,5% 5 83% 1 17%

Có thể nhận thấy rằng điều đặc biệt ở cả ba trƣờng mầm non trong kĩ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp đó là khả năng diễn đạt ý nghĩ bản thân còn hạn

29

chế. Hầu hết các trẻ đã biết phát âm chính sác các âm vị, biết thay đổi cử chỉ, nét mặt của mình khi giao tiếp với ngƣời khác hoặc thay đổi trạng thái tâm lí khi giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh.

- Diễn đạt ý nghĩ bản thân:

+ Ở cả ba trƣờng mầm non trẻ đã biết bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình, trẻ nói đủ câu, đủ các thành phần chủ ngữ, vị ngữ khi tham gia các trò chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề nhƣ: trẻ thích đóng vai nào ( bác sĩ, đầu bếp, ngƣời bán hàng, kĩ sƣ xây dựng…), khi đã nhập vai trẻ biết mình đang làm gì và biết phân công công việc cho các bạn khác theo ý mình ( vai kĩ sƣ trƣởng). Tuy nhiên khi quan sát trẻ ở cả ba trƣờng mầm non thì số lƣợng trẻ khi tham gia chơi vẫn có những trẻ nói không đầy đủ ý, câu thiếu chủ ngữ - vị ngữ.

- Khả năng thay đổi nét mặt khi giao tiếp: Ở cả ba trƣờng trẻ có thể thể hiện đƣợc 6- 8 nét mặt khác nhau khi giao tiếp nhƣ: bối rối, vui vẻ, tức giận, nghi ngờ, ngạc nhiên, sợ hãi…)

- Phát âm chính sác các âm vị: Trẻ phát âm sai 0 – 1 lỗi về âm vị trong các lỗi hay gặp nhƣ: ( lỗi về thanh điệu, lỗi âm chính, lỗi âm đệm, lỗi âm cuối).

Nhƣ vậy từ bảng 2.4 cho thấy rằng đa số trẻ mẫu giáo nhỡ ở cả ba trƣờng mầm non đã có kĩ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp trong quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Trẻ đã biết phối hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ với giao tiếp phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.

2.3.2. Kĩ năng giao tiếp của trẻ biểu hiện qua khả năng thiết lập các mối quan hệ khi giao tiếp quan hệ khi giao tiếp

30

Bảng 2.5. Khả năng thiết lập các mối quan hệ khi giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ STT Trƣờng Tiêu chí Mầm non Hoa Sen Mầm non Ngô Quyền Mầm non Đồng Tâm

Biết Chƣa biết Biết Chƣa biết Biết Chƣa biết

N % N % N % N % N % N %

1 Lựa chọn bạn

cùng chơi 6 75% 2 25% 7 87,5% 1 12,5% 5 83% 1 17%

2 Vui chơi với các

bạn 7 87,5% 1 12,5% 5 62,5% 3 37,5% 4 67% 2 33%

3 Lựa chọn vai

chơi 3 37,5% 5 62,5% 4 50% 4 50% 4 67% 2 33%

4

Giao tiếp với mọi ngƣời xung

quanh

7 87,5% 1 12,5% 8 100% 0 0% 5 83% 1 17%

Đánh giá kết quả điều tra của cả ba trƣờng quan sát: Có thể nhận thấy rằng trẻ mẫu giáo nhỡ tại ba trƣờng mầm non trong khả năng thiết lập mối quan hệ khi giao tiếp đó là hầu hết các trẻ đều biết lựa chọn bạn cùng chơi, có thể giao tiếp tốt với mọi ngƣời xung quanh và vui chơi với các bạn. Tuy nhiên việc tự lựa chọn vai chơi cho mình trẻ ở cả ba trƣờng còn hạn chế. Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ hình thức giao tiếp với các bạn cùng tuổi đã lôi cuốn trẻ hơn. Hoạt động vui chơi mà đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động cùng nhau đầu tiên của trẻ. Nếu không có sự phối hợp với nhau giữa các thành viên thì không có trò chơi.

Vào lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, do thế giới nội tâm của trẻ đã phát triển phong phú nên cá tính của mỗi trẻ lại đƣợc bộc lộ ra rõ rệt, mỗi trẻ có mỗi tính, mỗi

31

nết riêng. Khi chơi trẻ phải phối hợp hành động, không phải đứa trẻ nào cũng có thể chơi với nhau đƣợc do đó trẻ phải lựa chọn bạn “ tâm đầu ý hợp” với mình.

Nhƣ chúng ta đã biết, trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện là để thỏa mãn nhu cầu của trẻ muốn đƣợc giống nhƣ ngƣời lớn, làm những công việc của ngƣời lớn. Vì thế trẻ đã lựa chọn cho mình một vai chơi và ƣớm mình vào vai đó. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng biết lựa chọn vai cho mình. Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ thích tìm hiểu về mọi thứ xung quanh mình,

sự tò mò, lòng ham hiểu biết này buộc đứa trẻ phải đặt ra cho mình những câu hỏi ngày càng phức tạp hơn để biết đƣợc những câu trả lời đó trẻ phải giao tiếp với ngƣời lớn và mọi ngƣời xung quanh.

2.3.3. Kĩ năng giao tiếp biểu hiện qua việc làm chủ xúc cảm và hành vi giao tiếp

Bảng 2.6. Kĩ năng làm chủ xúc cảm và hành vi giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ STT Trƣờng Tiêu chí Mầm non Hoa Sen Mầm non Ngô Quyền Mầm non Đồng Tâm

Biết Chƣa biết Biết Chƣa biết Biết Chƣa biết

N % N % N % N % N % N %

1 Tinh thần thủ lĩnh khi chơi 4 50% 4 50% 5 62,5% 3 37,5% 2 33% 4 67%

2 Tranh luận bảo vệ ý kiến của mình 2 32% 6 68% 3 37,5% 5 62,5% 1 17% 5 83%

32 Từ bảng 2.6 có thể nhận thấy rằng :

+ Tinh thần thủ lĩnh : Ở trƣờng mầm non Hoa Sen chiếm 50% , Trƣờng mầm non Ngô Quyền chiếm 62,5% và trƣờng mầm non Đồng Tâm chiếm 33% trẻ có tinh thần thủ lĩnh. Nhƣ vậy có thể thấy rằng hầu hết trẻ mẫu giáo nhỡ đã có sự xuất hiện thủ lĩnh trong khi chơi.

+ Tranh luận bảo vệ ý kiến của mình: Theo kết quả điều tra tại ba trƣờng mầm non cho thấy hầu hết trẻ còn hạn chế trong việc tranh luận bảo vệ ý kiến của mình khi chơi. Trƣờng mầm non Hoa Sen chiếm 68%, trƣờng mầm non Ngô Quyền chiếm 62,5% và trƣờng mầm non Đồng Tâm chiếm 83% số phiếu trẻ chƣa biết tranh luận bảo vệ ý kiến khi chơi với nhau.

+ Giao tiếp với ngƣời lạ: Hầu hết trẻ thích giao tiếp với ngƣời lạ. Tuy nhiên khi giao tiếp với ngƣời lạ có trẻ thƣờng tỏ ra bối rối, đỏ mặt và xấu hổ.

2.4. Thực trạng việc sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ

2.4.1. Nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)