Khảnăng thanh toán lãi vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vận tải an giang (Trang 62)

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty có nhiều biến động lớn qua các năm, nhưng nhìn chung thì khả năng thanh toán lãi vay của công ty là khá cao.

> Năm 2009 khả năng thanh toán lãi vay là 2,5 lần.

> Năm 2010 khă năng thanh toán lãi vay là 1,81 lần, giảm 0,69 lần so vơi năm 2009. Do lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm nhanh hơn so với mức giảm của lãi vay, tuy có sự suy giảm nhưng khả năng thanh toán lại vay của công ty vẫn còn khá cao.

> Năm 2011 khả năng thanh toán lãi vay là 2,10 lần, tăng 0,29 lần so với năm 2010. Do lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng nhanh hơn so với mức tăng của lãi vãy, khả năng đảm bảo thanh toán lãi vay của công ty ứong năm là khá cao.

> 6 tháng đầu năm 2011 khả năng thanh toán lãi vay là 1,76 lần. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2012 khả năng thanh toán lãi vay là 1,72 lần, giảm 0,04 lần so với 6 tháng đầu năm 2011. Do lại nhuận trước thuế và lãi vay giảm nhưng giảm nhanh hơn so với mức giảm của lãi vay.

Nhận xét: Khả năng thanh toán lãi vay của công ty nhìn chung có xu hướng giảm dần qua các năm. Nhưng khả năng thanh toán lãi vay tương đối lớn, giúp công ty luôn đảm bảo khả năng trả lãi vay cho các chủ nợ.

4.2.7.I. Mối quan hệ giữa ROE với vốn chủ sở hữu

Tỷ số ROE còn được xác định bằng cách sau:

ROE = ROA : (1- Hệ số nợ tổng tài sản)

Năm 2010: Như đã phân tích thì hệ số nợ tổng tài sản năm 2010 giảm so với năm 2009, cụ thể giảm từ 74,54% năm 2009 xuống còn 70,98% năm 2010 do nợ phải trả giảm nhanh hơn mức giảm của tổng tài sản. Từ đó ta thấy, hiệu số 1- hệ số nợ tổng tài sản tăng từ 25,46% năm 2009 lên 29,02% năm 2010. Bên cạnh đó, ROA năm 2010 giảm so với năm 2009, cụ thể giảm từ 6,27% xuống còn 3,05%. Và ROE năm 2010 giảm so với năm 2009, giảm từ 24,64% năm 2009 xuống còn 10,51% năm 2010. Nên nguyên nhân làm cho ROE giảm vào năm 2010 là do ROA và hệ số nợ tổng tài sản.

Mức độ ảnh hưởng của ROA và (1- hệ số nợ tổng tài sản) đến ROE: +Ảnh hưởng của ROA:

(ROA2010 - ROA2009)/Re;2009=-12,65%

+Ảnh hưởng của 1- hệ số nợ tổng tài sản:

(ROA2oio/Re;201oMROA20lo/Re;2009)= ‘1>47 %

(Với Re là 1-hệ số nợ tổng tài sản)

+Chênh lệch của ROE 2010 so với 2009 : ROE2010 - ROE2009 = -14,13% Năm 2011: Như đã phân tích thì hệ số nợ tổng tài sản năm 2011 giảm so với năm 2010, cụ thể giảm từ 70,98% năm 2010 xuống còn 69,63% năm 2011 do tổng tài sản tăng nhanh hơn mức tăng của nợ phải trả. Từ đó ta thấy, hiệu số 1- hệ số nợ tổng tài sản tăng từ 29,02% năm 2010 lên thành 30,37% năm 2011. Bên cạnh đó, ROA năm 2011 tăng so với năm 2010, cụ thể tăng từ 3,05% lên thành 5,45%. Và ROE năm 2011 tăng so với năm 2010, tăng từ 10,51% năm 2010 lên thành 17,93% năm 2011. Do đó, ta có thể suy ra động lực thúc đẩy ROE tăng vào năm 2011 là do ROA và không do hệ số nợ tổng tài sản.

Mức độ ảnh hưởng của ROA và (1- hệ số nợ tổng tài sản) đến ROE: +Ảnh hưởng của ROA:

(ROA2011ROA20lo)/Re;2010=8,27%

+Ảnh hưởng của 1- hệ số nợ tổng tài sản:

(ROA201 l/Re;201l)-(ROA201 l/Re;201o)= -0,84 %

+Chênh lệch của ROE 2010 so với 2009 : ROE2011 - ROE2010 = 7,42%

Nhận xét: Ta thấy sự biến động của ROA có sự ảnh hưởng mạnh đến sự

tăng giảm của ROE qua 2 năm 2010 và 2011. Còn sự suy tỷ trọng giảm sợ của công ty qua 2 năm 2010 và 2011 làm giảm khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE, nhưng ảnh hưởng tương đối ít tới sự làm giảm ROE. Vì vậy đối với công ty để tăng ROE ta cần tăng ROA và giữ cố định hoặc giảm nhẹ hệ số nợ.

4.2.7.2. Mối quan hệ giữa ROA và tài sản

Tỷ số ROA còn được xác định bằng cách sau:

ROA = ROS X Vòng quay tài sản = Lợi nhuận thuầnDoan h thu thuần X

Doan h thu thuần Tông tài sản

Năm 2010 tỷ số ROS giảm so với năm 2009, cụ thể giảm từ 3,27% năm 2009 xuống còn 1,23% năm 2010. Bên cạnh đó vòng quay tài sản năm 2010 tăng

so với năm 2009, cụ thể tăng từ 1,98 vòng năm 2009 lên 2,40 vòng năm 2010. Còn ROA thì lại giảm từ 6,27% năm 2009 xuống còn 3,05% năm 2010. Vì vậy

nguyên nhân là cho ROA giảm trong năm 2010 là do ROS, không do vòng quay tài sản.

Mức độ ảnh hưởng của ROS và vòng quay tài sản đến ROA: +Ảnh hưởng của ROS:

(ROS2010 - ROS2009) X Ra;2009— -3,86%

+Ảnh hưởng của vòng quay tài sản:

ROS2010 X (Ra;2010 — Ra;2009)- 0,63%

(Với Ra là vòng quay tài sản)

+ Chênh lệch của ROA 2010 so VỚĨ2009: ROA2010-ROA2009= -3,22%

Năm 2011 tỷ số ROS tăng so với năm 2010, cụ thể tăng từ 1,23% năm 2010 lên thành 2,20% năm 2011. Bên cạnh đó vòng quay tài sản năm 2011 tăng so với năm 2010, cụ thể tăng từ 2,40 vòng năm 2010 lên 2,42 vòng năm 2011. Còn ROA thì lại tăng từ 3,05% năm 2010 lên thành 5,45% năm 2011. Động lực làm cho ROA tăng trong năm 2011 là do ROS và vòng quay tài sản.

Mức độ ảnh hưởng của ROS và vòng quay tài sản đến ROA: +Ảnh hưởng của ROS:

(ROS2011 — ROS2010) x Ra;2010- 2,33%

+Ảnh hưởng của vòng quay tài sản:

(Với Ra là vòng quay tài sản)

+ Chênh lệch của ROA 2010 so VỚÍ2009: ROA2011-ROA2010= 2,40%

Nhận xét: Ta thấy sự biến động của ROS có sự ảnh hưởng tương đối mạnh

đến sự tăng giảm của ROA qua 2 năm 2010 và 2011. Vòng quay tài sản của công ty tăng qua 2 năm 2010 và 2011 làm tăng khả năng sinh lợi trên tổng tài sản ROA, nhưng ảnh hưởng tương đối ít tới sự gia tăng của ROA. Vì vậy đối với công ty để tăng lợi nhuận trên tổng tài sản RO A thì cần tăng lợi nhuận trên doanh thu ROS. Để tăng ROS ta cần giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu, đó cần có những, do đó cần phải giảm chi phí giá vốn hàng bán. (trong phần giải pháp)

TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.

> Quy mô công ty còn nhiều biến động, giảm trong năm 2010 sau đó lại tăng vào năm 2011, do công ty không tăng cường nhiều vào việc đầu tư mở rộng công ty. Các khoản hàng tồn kho còn nhiều biến động chưa thật sự hợp lí. Nguồn tài trợ chủ yếu của công ty là vốn vay chiếm gần 3/4 tổng nguồn vốn, và qua các năm công ty đã giảm dần vốn vay để giảm dần sự rủi ro trong sử dụng vốn, nhưng mức giảm vẫn còn rất thấp.

>• Việc kinh doanh của công ty chưa thật sự ổn định qua các năm, doanh thu và chi phí qua các năm đều tăng nhưng mức tăng không đồng đều làm cho lợi nhuận có nhiều biến đổi, giảm mạnh trong năm 2010 sau đó lại tăng đột biến vào năm 2011.

> Nguồn vốn dài hạn của công ty không đủ đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư tài sản cố định mà phải sử dụng phần dư của vốn lưu động để lấp vào khoản thiếu hụt này, làm cho tình hình tài chính mất cân bằng, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh. Nhưng nguồn vốn dài hạn của công ty đã tăng qua các năm.

> Lưu chuyển tiền thuần qua các năm có chiều hướng ngày càng tốt, công ty đã cải thiện rất tốt dòng tiền thuần qua các năm, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu chi trong năm.

> Tỷ suất đầu tư vào tổng tài sản và tài sản cố định ngày càng giảm, tốc độ đầu tư vào cơ sở vật chất, kĩ thuật ngày càng giảm, có thể ảnh hưởng đến năng

-Tỷ trọng vốn vay lớn, dẫn đến chi phí lãi vay cao.

-Khoản phải thu ngắn hạn ngày càng tăng, dẫn đến nguồn vốn ngày càng bị chiếm dụng. -Hàng tồn kho có xu hướng tăng nhanh, dẫn đến nguồn vốn kinh doanh bị ứ động.

-Giá vốn hàng bán có tốc độ tăng nhanh hon doanh thu, làm giảm lợi nhuận gộp.

Quản lí và kiểm soát chi phí hiệu quả hon.

-Doanh thu tăng chậm qua các năm -Việc đầu tư mới vào tài sản cố định rất thấp, năng lực cạnh tranh giảm.

-Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư chưa được cải thiện qua các năm.

-Tăng doanh thu, tăng năng lực cạnh tranh.

-Tỷ suất tự tài trợ còn rất thấp.

-Tỷ lệ nợ trên tài sản, vốn chủ sở hữu cao. -Khả năng thanh toán lãi vay giảm dần.

-Hệ số thanh toán nhanh rất thấp.

-Vốn dài hạn không đủ đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư tài sản cố định.

-Tăng cường huy động vốn chủ sở hữu.

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cỗ Phần Vận Tải An Gmng__________ lực canh tranh của công ty với các đối thủ cùng ngành. Công ty chủ yếu chỉ quan

tâm đầu tư nội bộ, ít quan tâm đến việc đầu tư bên ngoài.

> Sự tự tài trợ của tổng tài sản và tài sản cố định của công ty được cải thiện qua các năm, do công ty ngày tăng cường vốn chủ sở hữu, giảm nợ vay, nhưng mức tài trợ qua các năm còn rất thấp, cần phải cải thiện sự tự tài trợ này nhiều hơn nữa.

> Khả năng thanh toán nhanh của công ty là rất thấp, do đó cần phải có biện pháp cải thiện hệ số này, đặc biệt là mức độ tồn kho của công ty ảnh hưởng rất lớn khả năng thanh toán. Tình hình công nợ ngày càng tăng cho thấy nguồn vốn của công ty đang ngày càng bị chiếm dụng.

> Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, tài sản cố định và vốn chủ hữu ngày càng tăng qua các năm, còn vòng quay hàng tồn kho có nhiều biến động qua các năm nhưng rất lớn, không làm ảnh hưởng nhiều đến tình hoạt động của công ty, cho thấy tình hình hoạt động của công ty ngày càng tốt, nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm còn tương đối thấp, cần được cải thiện tốt hơn nữa.

> Khả năng sinh lợi trên doanh thu có nhiều biến động, và nhìn chung thấp hơn so với mức trung bình ngành. Còn khả năng sinh lợi trên tổng tài sàn và vốn chủ sở hữu cũng có nhiều biến động qua các năm nhưng nhìn chung cao hơn mức trung bình ngành, khả năng sinh lợi của công ty là rất tốt, cần phát huy hơn nữa.

> Cơ cấu tài chính của công ty chưa thật sự tốt, khả năng tự tài trợ của của công ty là rất thấp, chủ yếu là tài trợ từ vốn vay, tạo cho công ty rủi ro rất lớn trong việc sử dụng vốn.

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cỗ Phần Vận Tải An Gmng_______

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP VẬN TẢI AN GIANG

5.1. NHỮNG Cơ SỞ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO TÌNH HÌNH

TÀI

CHÍNH CỦA CÔNG TY.

(Nguồn: Tổng hợp từ phân tích tài chính công ty CP Vận Tải An Giang)

5.1.1. Giải pháp quản lí và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn

Tình hình chi phí của công ty qua các năm có xu hướng tăng nhanh, làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lợi của công ty, do đó cần phải có những biện để hạn chế đến mức thấp nhất tổng chi phí của công ty, như:

> Giảm tỷ trọng vốn vay, công ty cần lập kế hoạch nhu cầu bổ sung vốn một cách hợp lí, không nên vay thừa nhu cầu sử dụng vốn gây lãng phí nguồn vốn, tăng chi phí lãi vay, và bên canh đó công ty cần phải tăng cường nguồn vốn tự có của công ty để giảm chi phí nợ vay nợ vay.

>• Giảm các khoản phải thu ngắn hạn, công ty cần đàm phán với những đối tác cung cấp đầu vào của công ty để giảm khoản phải trả trước, để không bị chiếm dụng vốn, góp phần làm giảm chi phí sử dụng vốn (từ việc huy động vốn vay để lấp chi khoản này).

> Giảm lượng hàng tồn kho một cách họp lí, công ty cần có những kế hoạch tồn kho một cách hợp lí, để làm giảm chi phí tồn trữ, hao hụt, bên cạnh đó giảm nguồn vốn bị ứ động từ tồn kho góp phần làm giảm chi phí cho công ty.

> Giảm giá vốn hàng bán, công ty cần phải thường xuyên xem xét, đánh giá tình hình biến động nhiên, vật liệu để có những biện pháp tồn kho thích họp hoặc những họp đồng với nhà cung cấp để bình ổn giá. Tính toán lộ trình, tuyến, luồng một cách chi tiết để giảm chi phí vận chuyển thấp nhất. Rà soát những phương tiện đã lạc hậu, hiệu quả hoạt động kém để đưa vào những vị trí vận hành họp lí, hoặc thay thế bằng phương tiện mới, góp phần làm giảm chi phí cho công ty.

5.1.2 Giải pháp tăng doanh thu, tăng năng lực cạnh tranh.

Trong thời gian tới công ty cần phải có những biện pháp tăng doanh thu hơn nữa, như:

> Thứ nhất, cần nắm vững nhu cầu của khách hàng để tăng cường các tuyến, tăng số lượng chuyến liên tỉnh, khảo sát những khu vực mới trong tỉnh để tăng thêm tuyến xe buýt mới đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tăng cường hợp tác, tìm kiếm thêm những họp đồng mới từ những công ty lữ hành, có những chính sách ưu đãi thích họp để tăng số lượng hợp đồng vận tải ữong năm, tăng cường khai thác việc cho thuê kho bãi, bến xe để góp phần tăng thu nhập cho công ty.

> Thức hai, công ty cần xem xét điều chỉnh giá cước cho phù họp để vừa đáp ứng nhu cầu người dân, vừa tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành, tăng cường đầu tư phương tiện mới, nâng cấp phương tiện cũ để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ngày càng cao, góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

5.1.3. Tăng pháp tăng cường huy động vốn chủ sở hữu.

Trong thời gian tới công ty cần phải có những chính sách huy động vốn chủ hữu, như:

>• Thứ nhất, là huy động từ phát hành thêm cổ phần, đặc biệt là cho công nhân viên chức trong công ty bằng cách khen thưởng bằng cổ phần mói thay vì tiền mặt, bán cho những người trong công ty có nhu cầu mua mới, huy động từ việc bán thêm cổ phần ra bên ngoài, muốn được như vậy công ty cần phải minh bạch công khai báo cáo tài chính, tình hình tài chính của công ty một cách rộng rãi, thường xuyên, để thu hút thêm đầu tư mới.

> Thứ hai, huy động từ nguồn vốn góp liên doanh của các doanh nghiệp khác vào công ty, do đó công ty cần phải tăng cường đàm phán với những doanh nghiệp có nhu cầu góp vốn, đặc biệt quan tâm đến nhũng doanh nghiệp là khách hàng cung cấp đầu vào, và khách hàng ở đầu ra để tạo mối quan hệ tốt hơn.

> Thứ ba, là tăng cường các quỹ đầu tư, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận giữ lại từ lợi nhuận sau thuế của công ty để góp phần tăng cường vốn chủ sở hữu.

> Thứ tư, là công ty cần xem xét khả năng vận dụng hình thức bán và thuê lại phương tiện vận tải, để từ đó giảm nguồn vốn vay làm tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, đối với phương thức này công ty cần xem xét và đánh giá một cách chi tiết lợi ích đem nhận được trước khi áp dụng.

CHƯƠNG6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Những năm gần đây doanh thu của công ty không ngừng tăng lên càng chứng tỏ được vị thế của công ty trên thương trường. Bên cạnh những thành tựu to lớn thì công ty vẫn còn có một số tồn tại chưa khắc phục được. Tình hình tài chính của công ty có chiều hướng đi lên tuy nhiên khả năng làm chủ tài chính của công ty còn khá bị động. Nguồn vốn để hoạt động kinh doanh chủ yếu là vốn vay nợ của các tổ chức tín dụng và của khách hàng làm cho rủi ro về thanh toán của công ty là rất cao. Bên cạnh đó, công ty cần xem xét việc sử dụng chi phí một cách hợp lý và tiết kiệm để nâng cao lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Với xu hướng phát triển và mở rộng kinh doanh công ty cần quan tâm hơn đến quản lý tài chính, cần có một hệ thống quản lý tài chính, có như thế công ty mới dự đoán trước những rủi ro và tìm ra những biện pháp để khắc phục. Đặc biệt công ty muốn thu hút các nhà đầu tư tăng nguồn vốn chủ sở hữu thì công ty không những phải công khai tài chính còn phải quản lí tài chính một cách có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro thì mới phát triển bền vững và lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng đó ngay từ bây giờ công ty nên xây dựng cho mình một hệ thống quản lý tài chính có hiệu quả. Điều này không những giúp cho công ty tránh được

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vận tải an giang (Trang 62)